C5ZONE
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN C5Zone


Bạn nên đăng nhập hoặc đăng ký thì mới xem được những nội dung chính của DIỄN ĐÀN. Việc đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên không tốn phí gì đâu. bạn yên tâm.
Bạn cũng có thể cứ làm khách vẫn xem được một phần nội dung của Diễn đàn, nhưng bị nhiều hạn chế hạn chế ở các chuyên mục như: không xem được ảnh, không nhìn thấy link ...

< /form>< /div>< /div>
C5ZONE
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN C5Zone


Bạn nên đăng nhập hoặc đăng ký thì mới xem được những nội dung chính của DIỄN ĐÀN. Việc đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên không tốn phí gì đâu. bạn yên tâm.
Bạn cũng có thể cứ làm khách vẫn xem được một phần nội dung của Diễn đàn, nhưng bị nhiều hạn chế hạn chế ở các chuyên mục như: không xem được ảnh, không nhìn thấy link ...

< /form>< /div>< /div>
C5ZONE
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

C5ZONELog in

We Share


descriptionVì sao Sterling có giá “siêu đắt”? EmptyVì sao Sterling có giá “siêu đắt”?

more_horiz

 Sterling đã cập bến Man City với mức phí 49 triệu bảng. Tiền đạo này (cũng như nhiều cầu thủ Anh khác) luôn có giá đắt hơn rất nhiều so với tài năng thực sự. Hãy cùng tờ BBC giải thích vì sao có hiện tượng này?
 >> Man City mang chân sút đắt kỷ lục Sterling sang Việt Nam
 >> Lịch trình ba ngày tại Hà Nội của Man City

Luật “cây nhà lá vườn” ở Premier League
Nhiều chuyên gia cho rằng đây là yếu tố chính, khiến cho giá cầu thủ người Anh luôn bị đẩy lên cao. Vậy luật Home-grown (cây nhà lá vườn) ở Premier League quy định ra sao? Theo đó, mỗi CLB phải đăng ký ít nhất 8 cầu thủ thuộc diện “cây nhà lá vườn” mới đủ điều kiện thi đấu ở Premier League (có nghĩa rằng chỉ có tối đa 18 cầu thủ nước ngoài được chọn).

Vì sao Sterling có giá “siêu đắt”? Ste1-84723
Sterling hội tụ đủ nhiều yếu tố "quý", "hiếm" và có tiềm năng phát triển


Trong đó, những cầu thủ “cây nhà lá vườn” phải hội tụ đủ các yếu tố như tập luyện tối thiểu 3 năm trong độ tuổi dưới 21, ở các CLB thuộc LĐBĐ Anh hoặc xứ Wales. Do đó, để tồn tại, các CLB phải săn đón các cầu thủ nằm trong diện này.
Có thể ví họ như “báu vật” luôn được chào đón, đặc biệt ở những CLB có sở thích vung tiền như Man City. Do đó, đương nhiên các cầu thủ dán mác “home-grown” đắt hơn rất nhiều so với tài năng thực sự.
Trong quá khứ, Man City từng trả cho Aston Villa 26 triệu bảng để chiêu mộ James Milner, 22 triệu bảng mua Lescott (12 triệu bảng mua Jack Rodwell). MU phải mất 27 triệu bảng để có được chữ ký của Luke Shaw, trong khi Marcos Rojo (cầu thủ thi đấu ở vị trí tương tự, ở độ chín hơn) lại có giá 16 triệu bảng.
Tương tự, Arsenal từng chi 16 triệu bảng chiêu mộ Calum Chambers nhưng chỉ mất 12 triệu bảng để có được chữ ký của Mathieu Debuchy. Ai cũng biết, hậu vệ người Pháp được đánh giá cao hơn sao trẻ nước Anh về mọi mặt.
Không có nhiều cầu thủ “home-grown” chất lượng
Như đã trên, những cầu thủ “cây nhà lá vườn” rất quý bởi luật đăng ký cầu thủ của Premier League. Tuy nhiên, để tìm được người chất lượng lại rất hiếm. Đó là lý do Sterling, tài năng trẻ đầy triển vọng của nước Anh, đã được mua với giá 49 triệu bảng.

Vì sao Sterling có giá “siêu đắt”? Ste2-84723
Những cầu thủ "cây nhà lá vườn" như Gerrard thuộc diện vô giá


Trong khi đó, Tottenham cũng chỉ bán Harry Kane với mức phí 50 triệu bảng, mặc dù cầu thủ này vừa tỏa sáng được một mùa giải. Luke Shaw, hậu vệ cánh trái hàng đầu của nước Anh, được bán với giá 27 triệu bảng. Trong quá khứ, Wayne Rooney gia nhập M.U ở tuổi 19 với giá 27 triệu bảng. Ngay cả cầu thủ “cây nhà lá vườn” ở mức trung bình như James Milner từng cập bến Man City với giá... 26 triệu bảng.
Nói qua cũng phải nói lại, giới truyền thông Anh đã đẩy giá cầu thủ lên rất nhiều bởi sự tâng bốc thái quá dành cho những cầu thủ xứ Sương mù. “Cao thủ” nhất vẫn là trường hợp Andy Carroll. Cầu thủ này được dán mác thần đồng và gia nhập Liverpool với mức phí kỷ lục 35 triệu bảng. Sau đó, “sát thủ” cao kều này đã tắt ngóm ở Anfield (và không bao giờ thể hiện tài năng như báo chí ca ngợi”.
Tất nhiên, cũng phải kể đến những cầu thủ “cây nhà lá vườn” vô giá như John Terry, Steven Gerrard, Wayne Rooney, Frank Lamprd, Rio Ferdinand. Ít nhất, các CLB chủ quản sẽ không bao giờ bán những cầu thủ này trong thời kỳ đỉnh cao bởi họ sẽ không bao giờ kiếm được những người thay thế (thuộc dạng “cây nhà lá vườn”).
Đắt trước, rẻ sau
Ngoài thuộc diện “cây nhá lá vườn”, sở hữu tài năng, Sterling còn có tiềm năng phát triển. Yếu tố ấy đã góp phần đẩy giá cầu thủ này. Thử lấy ví dụ trường hợp của Wayne Rooney. Năm 2004, M.U chiêu mộ “gã Shrek” ở tuổi 19 với mức phí 27 triệu bảng. Tuy nhiên, ai cũng thấy, nếu mua Wayne Rooney ở thời gian sau này (khi ở độ chín sự nghiệp), có lẽ, dù M.U có chi hàng núi tiền cũng chưa chắc có được.

Vì sao Sterling có giá “siêu đắt”? Ste3-84723
Nếu Sterling phát triển được như Wayne Rooney, Man City vẫn hời to


Một trường hợp khác là Jordan Henderson, người gia nhập Liverpool từ Sunderland với mức phí 20 triệu bảng. Nếu căn cứ thời điểm này, có lẽ The Kop mất 3 lần số tiền ấy may ra mới sở hữu được tiền vệ này.
Do đó, Premier League đang rộ lên “phong trào” mua cầu thủ “cây nhà lá vườn” thuộc dạng tiềm năng như Luke Shaw, Calum Chambers, Harry Kane và cả Sterling... Đặt giả sử Sterling chơi ấn tượng trong vòng 5 năm nữa, coi như Man City vẫn quá hời khi sở hữu cầu thủ này với mức phí 49 triệu bảng.
H.Long
privacy_tip Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
power_settings_newLogin to reply