Theo TS Phạm Mạnh Hà, học sinh lớp 12 chọn sai ngành nghề có thể dẫn đến hậu quả trong 15 năm tới, thậm chí cả cuộc đời. Nhiều em đỗ đại học vẫn bỏ dở vì chọn ngành không phù hợp.
TS Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tâm lý học hướng nghiệp, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam ví von nếu thất tình, giới trẻ có thể bị dằn vặt trong một vài năm, nhưng gắn bó công việc không yêu thích thời gian dài, các em sẽ chán nản, bỏ bê, rồi lựa chọn ngành khác. Khi đó, sự lựa chọn mới cũng hết sức khó khăn. 

Ông nhắn nhủ đến học sinh thông điệp: Nếu chọn sai ngành nghề theo mong muốn của bố mẹ, phó mặc cho may rủi, không quan tâm đam mê, năng lực của bản thân, yêu cầu của công việc…, bạn có thể phải trả giá không phải cho hiện tại mà là 15 năm tới, thậm chí cả cuộc đời.


1:13

Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà tư vấn cho học sinh để không chọn sai ngành nghề.
“Nhà tuyển dụng sẽ không mời một người đã bước sang tuổi 35, lại không có kinh nghiệm. Con người chỉ tạo nên thành công vượt trội khi đam mê và làm việc đó đến hết cuộc đời”.

Học sinh Hà Nội chọn nghề lãng mạn, Sài Gòn thực tế

Phương Anh, học sinh lớp 12 tại Hà Nội đặt câu hỏi: “Em và bạn ấy chơi với nhau từ hồi cấp ba, giờ đây sắp tới ngưỡng cửa đại học nhưng hai người lại thích hai trường khác nhau. Bạn ấy muốn em theo trường bạn lựa chọn để có thể tiếp tục học cùng nhau. Em phải làm thế nào?”.

Lắng nghe tâm sự của nhiều học sinh đang chông chênh trước định hướng tương lai, TS Phạm Mạnh Hà nêu quan điểm khi chọn nghề, học sinh không nên theo sở thích cảm tính hay chuyện cá nhân: Ví dụ, thích chơi điện tử nên chọn Công nghệ Thông tin, thích đi chơi nên chọn ngành du lịch.

“Việc chọn trường, ngành học vì có lý do bạn trai hay bạn gái mình học ở đó chỉ phù hợp khi trường có ngành em yêu thích. Nếu học ngành không phù hợp khả năng sẽ khiến em tự làm khổ bản thân mình. Em hãy cân nhắc đến chuyện có thể chia tay khi đang học cùng nhau. Lúc đó, c

Chọn sai ngành nghề có thể phải trả giá cả cuộc đời Phammanhha

TS Phạm Mạnh Hà lắng nghe và tư vấn cho học sinh. Ảnh: Quyên Quyên.
Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cho rằng hiện nhiều học sinh chỉ biết tên nghề nói chung mà không tìm hiểu sâu từng lĩnh vực.

Cũng trong tour tư vấn cho các trường THPT từ Bắc vào Nam, ông đưa ra nhận định: “Trong khi học sinh Hà Nội còn mù mờ trong việc chọn nghề, phần lớn lãng mạn và mơ mộng, thì học sinh Sài Gòn đã chú tâm tìm hiểu thông tin nghề nghiệp, hiểu được chính bản thân mình để tìm hướng đi tốt nhất”.

Theo giảng viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, điều này có thể do phụ huynh còn quá chú tâm việc học với mục đích điểm số. Ở nhà trường, công tác hướng nghiệp chưa được chú trọng, thực hiện theo cách đối phó, hời hợt.

“Học giỏi hoàn toàn có thể thất nghiệp nếu gia đình và nhà trường không quan tâm công tác hướng nghiệp từ sớm”, TS Hà nhận xét.

Chọn sai ngành nghề có thể phải trả giá cả cuộc đời
07:50 17/03/2016 6169
169
6
 Theo TS Phạm Mạnh Hà, học sinh lớp 12 chọn sai ngành nghề có thể dẫn đến hậu quả trong 15 năm tới, thậm chí cả cuộc đời. Nhiều em đỗ đại học vẫn bỏ dở vì chọn ngành không phù hợp.
TS Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tâm lý học hướng nghiệp, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam ví von nếu thất tình, giới trẻ có thể bị dằn vặt trong một vài năm, nhưng gắn bó công việc không yêu thích thời gian dài, các em sẽ chán nản, bỏ bê, rồi lựa chọn ngành khác. Khi đó, sự lựa chọn mới cũng hết sức khó khăn. 

Ông nhắn nhủ đến học sinh thông điệp: Nếu chọn sai ngành nghề theo mong muốn của bố mẹ, phó mặc cho may rủi, không quan tâm đam mê, năng lực của bản thân, yêu cầu của công việc…, bạn có thể phải trả giá không phải cho hiện tại mà là 15 năm tới, thậm chí cả cuộc đời.


1:13

Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà tư vấn cho học sinh để không chọn sai ngành nghề.
“Nhà tuyển dụng sẽ không mời một người đã bước sang tuổi 35, lại không có kinh nghiệm. Con người chỉ tạo nên thành công vượt trội khi đam mê và làm việc đó đến hết cuộc đời”.

Học sinh Hà Nội chọn nghề lãng mạn, Sài Gòn thực tế

Phương Anh, học sinh lớp 12 tại Hà Nội đặt câu hỏi: “Em và bạn ấy chơi với nhau từ hồi cấp ba, giờ đây sắp tới ngưỡng cửa đại học nhưng hai người lại thích hai trường khác nhau. Bạn ấy muốn em theo trường bạn lựa chọn để có thể tiếp tục học cùng nhau. Em phải làm thế nào?”.

Lắng nghe tâm sự của nhiều học sinh đang chông chênh trước định hướng tương lai, TS Phạm Mạnh Hà nêu quan điểm khi chọn nghề, học sinh không nên theo sở thích cảm tính hay chuyện cá nhân: Ví dụ, thích chơi điện tử nên chọn Công nghệ Thông tin, thích đi chơi nên chọn ngành du lịch.

“Việc chọn trường, ngành học vì có lý do bạn trai hay bạn gái mình học ở đó chỉ phù hợp khi trường có ngành em yêu thích. Nếu học ngành không phù hợp khả năng sẽ khiến em tự làm khổ bản thân mình. Em hãy cân nhắc đến chuyện có thể chia tay khi đang học cùng nhau. Lúc đó, chuyển ngành hay chuyển trường hết sức tiêu cực”, TS Hà nhấn mạnh.

Chon sai nganh nghe co the phai tra gia ca cuoc doi   hinh anh
TS Phạm Mạnh Hà lắng nghe và tư vấn cho học sinh. Ảnh: Quyên Quyên.
Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp cho rằng hiện nhiều học sinh chỉ biết tên nghề nói chung mà không tìm hiểu sâu từng lĩnh vực.

Cũng trong tour tư vấn cho các trường THPT từ Bắc vào Nam, ông đưa ra nhận định: “Trong khi học sinh Hà Nội còn mù mờ trong việc chọn nghề, phần lớn lãng mạn và mơ mộng, thì học sinh Sài Gòn đã chú tâm tìm hiểu thông tin nghề nghiệp, hiểu được chính bản thân mình để tìm hướng đi tốt nhất”.

Theo giảng viên của Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, điều này có thể do phụ huynh còn quá chú tâm việc học với mục đích điểm số. Ở nhà trường, công tác hướng nghiệp chưa được chú trọng, thực hiện theo cách đối phó, hời hợt.

“Học giỏi hoàn toàn có thể thất nghiệp nếu gia đình và nhà trường không quan tâm công tác hướng nghiệp từ sớm”, TS Hà nhận xét.

Chọn ngành học qua số liệu... thất nghiệp
Tham khảo số liệu mới nhất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với 225.500 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, thí sinh nên cân nhắc kỹ để tránh những ngành học đang thừa nhân lực.

Chọn trường để không mắc sai lầm

Ông Hà đặt câu hỏi: Năm 2015, sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia ở Việt Nam đạt 3,4 tỷ lít. Vì sao lại có con số lớn như vậy?

"Vì người Việt thường xuyên cảm thấy chán. Kết thúc ngày làm việc, còn quá nhiều người không làm công việc mình yêu thích nên tìm niềm vui với cốc bia. Một người yêu công việc, khi kết thúc giờ làm, họ sẽ thấy thỏa mãn, muốn về ăn bữa cơm gia đình và nghỉ ngơi. Vì vậy, nếu không muốn tốn tiền và hại sức khỏe, các bạn hãy làm đúng công việc mình yêu thích", vị tiến sĩ khuyên.
Theo chuyên gia tư vấn tâm lý hướng nghiệp, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016, mỗi thí sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng 1 vào hai trường, mỗi trường hai ngành. Vì vậy, cơ hội đỗ đại học của các em sẽ tăng cao. Tuy nhiên, việc càng có nhiều lựa chọn lại dễ dẫn đến xác xuất sai lầm tăng.

TS Hà cho rằng, cần chọn nghề trước khi chọn trường, nên nộp 4 nguyện vọng tương đương vào các ngành mang tính chất công việc giống nhau.

“Ví dụ, ngành Quản trị Nhân lực và Quản trị Thông tin hoàn toàn khác biệt. Khối ngành xã hội, du lịch và triết học không liên quan nhau. Nếu chỉ chọn theo cách cốt sao trúng tuyển là sai lầm”, ông Hà chia sẻ.

Chuyên gia tư vấn gửi lời khuyên đến học sinh, hãy chọn theo sở trường của bản thân, bởi chỉ khi làm việc thành công, con người mới thấy hạnh phúc nhất. "Thích và làm được hoàn toàn khác nhau. Hãy chọn công việc bạn thích mà làm được".

Ông cũng chỉ ra thực tế, hiện nay, không ít trường mở nhiều ngành mới có tên “kêu” để thu hút thí sinh. Học sinh nên thường xuyên tham khảo các website tuyển dụng để biết về nghề nghiệp, sau đó đối chiếu việc đào tạo cụ thể của trường xem có “liên quan” hay không?

Khi chọn trường, học sinh cần đặt ra những cơ sở để so sánh như: Học phí có phù hợp điều kiện gia đình, cơ sở vật chất, truyền thống lâu năm của trường... Nếu không cân nhắc kỹ, các em có thể đánh mất tương lai của chính mình.

“Em đang học trường Bách khoa năm thứ ba nhưng chán học và muốn bỏ sang trường Sư phạm. Em phải làm thế nào?", một học sinh đặt câu hỏi.

TS Mạnh Hà gửi lời khuyên: Nếu đã thi đỗ và đang học dở chương trình đại học, sinh viên nhận thấy mình chọn nhầm nghề và muốn thay đổi, cần xem xét kỹ ngành cũ và ngành mới có liên quan hay không? Nếu có, hãy cố gắng học hết khóa học và thi thêm văn bằng hai hoặc chứng chỉ nghiệp vụ của ngành mới. Còn nếu trái ngược hoàn toàn, bạn hãy mạnh dạn bỏ để tìm công việc khác, càng sớm càng tốt.

“Trong trường hợp này, em nên học hết chương trình của ĐH Bách khoa, sau đó học thêm nghiệp vụ sự phạm, ra trường có thể làm thầy giáo dạy kỹ thuật. Theo cách này, em vừa không tốn quá nhiều thời gian, chi phí”, TS Hà tư vấn.

* Bạn đọc có câu hỏi về tuyển sinh cần tư vấn có thể gửi đến email toasoan@zing.vn.

http://news.zing.vn/Chon-sai-nganh-nghe-co-the-phai-tra-gia-ca-cuoc-doi-post634050.html