Không ít người đã hy vọng về việc Nhật Bản và Hàn Quốc
có thể tạo nên một cơn địa chấn khi phủ bóng Châu Á trong trận chung kết
vào ngày 11/8 tới











. Nhưng đó chỉ
đúng nghĩa là hy vọng, bởi thực lực của Olympic Brazil và Olympic Mexico
vẫn quá nổi trội. Thế nên, dù có tiếc cho một giấc mơ dang dở, nhưng
hai đội bóng Đông Á vẫn xứng đáng nhận được những lời khen ngợi.




Cả Olympic Nhật
Bản lẫn Hàn Quốc ở Olympic đều đã vượt qua được những chướng ngại vật
cực lớn trong hành trình đến với bán kết. Không ai tưởng tượng được kịch
bản các học trò HLV Sekizuka lại quật ngã Olympic Tây Ban Nha, vốn được
coi là bản sao hoàn hảo của ĐTQG. Cũng hiếm người kỳ vọng Olympic Hàn
Quốc có thể làm bẽ mặt Olympic Vương quốc Anh, nhất là khi đội chủ nhà
khát khao để lại dấu ấn sau hơn nửa thế kỉ vắng bóng. Điều đó khiến
những người sống ở châu lục đông dân nhất thế giới hoàn toàn có quyền tự
hào.






Bóng đá châu Á chưa thể vươn tầm thế giới Anhcotphainhatban



Nhật Bản và Hàn Quốc đều dừng chân ở bán kết - Ảnh : Getty




Nhưng khi bất ngờ,
thứ yếu tố không bền vững qua đi, thì người ta buộc phải thừa nhận một
yếu tố bền vững: đó là trình độ bóng đá và đẳng cấp. Về điểm này, rõ
ràng hai đội bóng của Châu Á chưa hội tụ đầy đủ để tạo nên những cú lật
đổ ngoạn mục trước hai đại diện châu Mỹ.






Với Olympic Nhật
Bản, đó là sự ổn định, tập trung, bản lĩnh ở những trận cầu lớn. Khi các
cầu thủ Olympic Mexico liên tục bắn phá khung thành thủ môn Gonda, hàng
phòng ngự, chỗ dựa vững chắc với thành tích không để lọt lưới bàn nào
trong suốt 4 trận vừa qua, đã để lộ những sai sót đáng trách. Thật không
may, đây lại là một Olympic Mexico rất biết cách tận dụng triệt để
những cơ hội ít ỏi để có thể tạo nên sự khác biệt giữa hai đội.






Trong khi đó, dù
cho Otsu đã lập công với một siêu phẩm tuyệt đẹp ở đầu hiệp 1, nhưng
không thể nói cách tấn công của Olympic Nhật Bản đã thực sự hoàn hảo. Ưu
điểm nói chung khi chúng ta nhắc đến Nhật Bản, đó là những pha phối hợp
bài bản, có tổ chức và chất kỹ thuật đậm đà. Nhưng mặt trái của nó cũng
có thể nhận ra, đó là thiếu đi sự tốc độ, biến hóa và khả năng dứt điểm
hạn chế của các chân sút. Bóng đá Nhật Bản rất giỏi trong việc đào tạo
ra những “đạo diễn sân cỏ tài ba” như Nakata, Nakamura trước đây hay bây
giờ là Nagai. Nhưng họ chỉ tạo ảnh hưởng bằng khả năng sáng tạo với
những đường chuyền sắc sảo. Cái mà Olympic Nhật Bản thiếu là một chân
sút cừ khôi, người có thể chuyển hóa công đoạn mà đạo diễn trận đấu dàn
dựng thành sản phẩm cụ thể, đó là bàn thắng. Otsu là một chân sút có
triển vọng, nhưng anh vẫn còn cách người đồng nghiệp Neymar bên phía
Olympic Brazil một khoảng cách khá xa.






Còn với Olympic
Hàn Quốc, việc giáp mặt Olympic Brazil là một thử thách khác hẳn so với
Olympic Vương quốc Anh. Đại diện Nam Mỹ không chỉ vững vàng về tinh
thần, mà còn sở hữu những ngôi sao đẳng cấp như bộ ba Neymar – Oscar –
Sandro. Vẫn lối chơi thường thấy như ở vòng tứ kết, nhưng lần này các
trò HLV Hong Myung-Bo đành bất lực nhìn các vũ công samba ở một trong
những trận đấu hay nhất của mình kể từ đầu giải.






Tương lai tương sáng cho Nhật– Hàn?





Dù sao đi nữa, cả
Olympic Nhật Bản và Olympic Hàn Quốc cũng không có gì phải thất vọng cả.
Chiếc HCĐ dù sao cũng là phần thưởng danh giá dành cho cả hai đội, nhất
là khi Châu Á chưa bao giờ giành được bất kỳ huy chương bóng đá nam nào
kể từ năm 1968. Năm đó, đội giành huy chương... chính là Nhật Bản, với
chiến thắng 2-0 trước Mexico ở trận tranh giải ba.






Xa hơn nữa, chúng
ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng bóng đá Châu Á nói chung và bóng đá
của Nhật Bản – Hàn Quốc nói riêng hoàn toàn đủ sức tạo tiếng nói ở các
giải đấu lớn Olympic hay World Cup. Còn nhớ, cách đây 2 năm trên đất Nam
Phi, ĐTQG Hàn Quốc và Nhật Bản đã xuất sắc vượt qua vòng bảng. Cái thời
mà người ta nói rằng các đại diện của Châu Á đến ngày hội bóng đá thế
giới chỉ để làm “rổ đựng bóng” đã không còn đúng nữa.



Nhìn
vào đội hình Olympic của cả hai đội, chúng ta thấy không ít cầu thủ trẻ
đang chơi bóng ở nước ngoài như Otsu, Kiyotake, Usami, Hiroki Sakai,
Gotoku Sakai, Yoshida (O.Nhật Bản) hay Ki Sung-Young, Koo Ja-Cheol, Ji
Dong-Won, Park Chu-Young (O.Hàn Quốc). Việc các cầu thủ Châu Á tìm được
cơ hội sang trời Âu khi còn khá trẻ là một điều đáng để chờ đợi. Họ
không chỉ đơn thuần giúp cho các đội bóng Châu Âu đạt được thành công về
kinh tế, mà còn thu thập những tinh hoa của lục địa già, góp phần nâng
tầm hình ảnh bóng đá Châu Á ở những giải đấu sắp tới.









Đức Hùng





Nguồn: thethaovanhoa.vn