Nhật Bản: Cường quốc công nghệ vẫn chuộng máy fax





3 giờ trước
-
Ictnews




Nhật Bản: Cường quốc công nghệ vẫn chuộng
máy fax. Nhật Bản rất nổi tiếng về những chú rô bốt thông minh và là
quốc gia có tốc độ Internet băng rộng thuộc hàng nhanh nhất thế giới.
Tuy nhiên, người dân Nhật vẫn gắn bó với một công nghệ của t











Nhật Bản: Cường quốc công nghệ vẫn chuộng máy fax Nhat_ban_cuong_quoc_cong_nghe_van_chuong_may_fax_0
Tại
Nhật, trừ những công ty Internet mới thành lập hoặc các công ty có tư
tưởng quốc tế, máy fax vẫn là một công cụ thiết yếu cho công việc.
Nhật Bản: Cường quốc công nghệ vẫn chuộng máy fax
ICTnews
- Nhật Bản rất nổi tiếng về những chú rô bốt thông minh và là quốc gia
có tốc độ Internet băng rộng thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên,
người dân Nhật vẫn gắn bó với một công nghệ của thời kỳ “tiền Internet”:
máy fax.
Máy fax ăn sâu vào đời sống xã hội
Riêng
năm 2012, các hộ gia đình Nhật đã mua 1,7 triệu máy fax kiểu cũ, loại
máy in tài liệu trên những tờ giấy trơn, bóng. Các nhà sử học nghiên cứu
về công nghệ cho biết là ở Mỹ, những cỗ máy kiểu này đã trở thành một
món đồ cổ mà Viện bảo tàng Smithsonian chuẩn bị đưa vào bộ sưu tập của
họ.
Jonathan Coopersmith, một nhà
nghiên cứu lịch sử công nghệ nói: “Nhật Bản có truyền thống duy trì
những thói quen khiến họ cảm thấy thoải mái. Máy fax vẫn phổ biến ở Nhật
dù ở nhiều nơi khác, chúng đã trở nên lỗi thời”. Theo Văn phòng nội các
của Chính phủ Nhật Bản, tính tới năm 2011, gần như 100% các văn phòng
và 40% hộ gia đình Nhật có máy fax.
Ông
Yuichiro Sugahara, một người Nhật 43 tuổi, đã thấm thía về sự gắn bó
của đất nước mình với máy fax. Ông điều hành một công ty nhận giao cơm
hộp buổi trưa. 10 năm trước, ông Sugahara muốn hiện đại hóa công ty bằng
cách nhận đơn đặt hàng qua mạng Internet nhưng doanh số không hề tăng
mà còn nhanh chóng sụt giảm. Ông chuyển sang dùng máy fax và cho tới
nay, mỗi sáng công ty nhận được hàng ngàn đơn hàng. Đa số các đơn hàng
được gửi qua máy fax, nhiều đơn đặt hàng còn đi kèm chữ viết tay miêu tả
tỉ mỉ về yêu cầu đối với món ăn. Ông Sugahara nói: “Có một thứ gì đó
trong văn hóa Nhật Bản đề cao cảm giác ấm cúng và riêng tư mà bạn nhận
được trong một bản fax viết tay”.
Từ
lâu, chữ viết tay đã trở thành một phần thiết yếu của xã hội Nhật, nơi
ngôn ngữ chữ viết rất phức tạp với hai bộ chữ khác nhau và hàng ngàn ký
tự vay mượn từ tiếng Trung Quốc.
Tại
Nhật, trừ những công ty Internet mới thành lập hoặc các công ty có tư
tưởng quốc tế, máy fax vẫn là một công cụ thiết yếu cho công việc. Theo
các chuyên gia, các văn phòng chính phủ Nhật thích máy fax hơn vì chúng
tạo ra các loại giấy tờ để các quan chức có thể đóng con dấu Hanko (dùng
thay cho chữ ký cá nhân) của họ. Các ngân hàng dựa vào máy fax vì theo
họ nói, khách hàng lo ngại về sự an toàn của thông tin cá nhân trên mạng
Internet.
Giới cảnh sát cho biết, thậm
chí tổ chức tội phạm lớn nhất Nhật Bản - Yamaguchi-gumi, cũng dùng máy
fax để gửi thông báo trục xuất tới các thành viên. Sau trận động đất và
sóng thần ở đông bắc Nhật Bản hồi năm 2011, rất nhiều máy fax mới đã
được đặt mua để thay thế những máy bị cuốn trôi.
Quyết không khai tử máy fax
"Tình
yêu" máy fax của Nhật Bản bắt đầu từ thời kỳ hoàng kim về kinh tế của
quốc gia này những năm 1980. Khi đó, máy fax là một loại thiết bị gia
dụng phổ biến. Nhật Bản nhanh chóng thống trị nền sản xuất máy fax toàn
cầu, chiếm 90% trong số hàng chục triệu máy fax được lắp ráp, theo Hiệp
hội Mạng thông tin và Liên lạc của Nhật Bản.
Chính
sự thành công lớn này đã biến máy fax trở thành một thói quen khó từ
bỏ. Đặc điểm dân số già của Nhật cũng đóng vai trò lớn, vì những thế hệ
này đã gắn bó phần lớn cuộc đời với máy fax. Họ thường cảm thấy không
thoải mái với bàn phím máy tính. Trong thực tế, cho tới năm 2009, số
lượng máy fax ở các hộ gia đình vẫn tăng lên.
Ông
Shigeyuki Miya, Phó chủ tịch của một tập đoàn truyền thông, nhận định:
“Các đặc điểm về nhân khẩu học khiến ở Nhật Bản chiếm đa số là những thế
hệ người có tuổi, những người có khả năng sở hữu máy fax hơn là địa chỉ
email”.
Theo ông Miya, năm 2009 là một
bước ngoặt vì sự ra đời của hai loại thiết bị mới: smartphone và máy
tính bảng. Những thiết bị này đã phổ biến nhanh và rộng hơn hẳn máy tính
để bàn.
Chính vì thế, Nhật Bản đang
phải đối mặt với khoảng cách ngày càng lớn giữa các thế hệ dùng máy fax
và thế hệ hậu máy fax. NTT - tập đoàn viễn thông lớn của Nhật, đã có
nhiều cố gắng để thu hẹp khoảng cách này. NTT cung cấp những dịch vụ cho
phép người trung niên và người già dùng máy fax để gửi tin nhắn tới
smartphone của con cháu, tại đó tin nhắn sẽ được đính kèm vào email.
Ông
Shibata, một quan chức của NTT nói: “Chúng tôi đã gắn bó với máy fax từ
lâu. Chúng tôi muốn đưa máy fax phát triển để nó không bị biến mất”.
Phạm Duyên
Theo The New York Times
Nội dung đã đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 22 ra ngày 20/02/2013