Qua các nghiên cứu này, bạn sẽ có cái nhìn rất mới về "độ lười biếng" của mỗi chúng ta…




Ngày 1/5 hàng năm là ngày Quốc tế Lao Động. Tuy nhiên, có một sự thật là xã hội ngày nay càng phát triển và tiến bộ thì số lượng những người trở nên lười biếng cũng ngày một gia tăng.


Với
một số người lười lao động, làm việc 1 giờ đồng hồ mỗi ngày cũng còn là
nhiều huống chi là 8 giờ/ngày. Vậy nguyên nhân là do đâu? Cùng tìm hiểu
độ "lười lao động" qua các nghiên cứu khoa học dưới đây.

1. Lười lao động có tính di truyền bẩm sinh

Hầu hết mọi người cho rằng, lười biếng là do bản tính và tính cách
được hình thành trong quá trình sống giữa những môi trường khác nhau.


Thế nhưng, các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa hơn, đó là con người có gene “lười lao động” di truyền.

Khám phá "ngã ngửa" về sự lười biếng của con người  Kham-pha-nga-ngua-ve-su-luoi-bieng-cua-con-nguoi

Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Missouri (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm
với loài chuột để chứng minh nhận định trên. Họ cho chuột chạy trong
vòng tròn bánh xe, sau đó phân loại ra thành 2 nhóm: những con chạy chăm
nhất và những con lười biếng nhất.


Tiếp theo,
phối giống các con trong cùng một nhóm với nhau rồi lặp lại thí nghiệm
tập chạy với tất cả. Liền tiếp qua 10 thế hệ, các chuyên gia thu được
kết quả đáng kinh ngạc.


Những
con thuộc dòng dõi chăm chỉ thì duy trì khả năng chạy rất tốt, trong
khi những con mang gene “lười biếng” thì vẫn không thay đổi, thậm chí
còn lười biếng hơn.


Tiến hành phân tích ở người, giáo sư Michael Robert cho biết: trong
số hơn 17.000 gene của não bộ, có tới 36 gen quy định khuynh hướng thúc
đẩy hoạt động thể chất.


Khám phá "ngã ngửa" về sự lười biếng của con người  Kham-pha-nga-ngua-ve-su-luoi-bieng-cua-con-nguoi


Sự
phát triển của các gene này ở mỗi cá nhân là khác nhau. Điều này lý
giải cho việc tại sao có người ham hoạt động, có người lại không bao giờ
muốn tập thể dục, thể thao.


2. Não bộ con người vốn “lười lao động”

Não là trung ương thần kinh, điều khiển, quyết định mọi hành vi của mỗi cá nhân và khi não “lười” thì ít ai muốn vận động.


Khám phá "ngã ngửa" về sự lười biếng của con người  Kham-pha-nga-ngua-ve-su-luoi-bieng-cua-con-nguoi

Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Psychonomic Bulletin and
Review tháng 2/2013 đã chỉ ra rằng, não người chỉ thích “lao động” những
công việc nhẹ nhàng và ghét mọi thứ phức tạp.


Hãy
thử nghiệm một ví dụ đơn giản mà các nhà khoa học đã đưa ra và nhớ trả
lời câu hỏi này trong 1 giây. Một quả bóng và một cây gậy giá 1.100
đồng, quả bóng đắt hơn cây gậy 1.000 đồng, vậy cây gậy giá bao nhiêu
tiền?


Khám phá "ngã ngửa" về sự lười biếng của con người  Kham-pha-nga-ngua-ve-su-luoi-bieng-cua-con-nguoi

Chắc hẳn, con số đầu tiên hiện lên trong đầu bạn là 100 đồng. Tất
nhiên đây không phải là câu trả lời đúng. Giá trị thực của cây gậy là 50
đồng.


Các chuyên gia đã kết luận rằng, thử
nghiệm trên chứng tỏ não bạn có xu hướng luôn tìm những câu trả lời dễ
dàng cho vấn đề khó khăn, dù cho biết rằng cách làm đó chưa hẳn đúng.


Khám phá "ngã ngửa" về sự lười biếng của con người  Kham-pha-nga-ngua-ve-su-luoi-bieng-cua-con-nguoi

Sở dĩ có nguyên nhân như vậy bởi hoạt động phức tạp gây tốn rất
nhiều năng lượng, do vậy não bộ sẽ lựa chọn những cách làm đơn giản, dễ
dàng nhất có thể, thậm chí chấp nhận bỏ qua không làm nữa. Đây chính là
một biểu hiện của việc lười lao động.

3. Thiếu hormone khiến con người lười biếng hơn

Một nghiên cứu năm 2012 của ĐH Vanderbilt (Mỹ) chỉ ra kết quả,
thiếu hụt hormone dopamine (có tác dụng kích thích con người hành động
vì mục tiêu nào đó) chính là một tác nhân khiến người ta lười hơn.


Khám phá "ngã ngửa" về sự lười biếng của con người  Kham-pha-nga-ngua-ve-su-luoi-bieng-cua-con-nguoi

Trên tạp chí Neuroscience, các chuyên gia đưa ra một thử nghiệm với
25 người (từ 18 - 29 tuổi) và phần thưởng là tiền mặt. Trong quá trình
tiến hành, các tình nguyện viên sẽ được quét não để nghiên cứu.


Khám phá "ngã ngửa" về sự lười biếng của con người  Kham-pha-nga-ngua-ve-su-luoi-bieng-cua-con-nguoi

Kết quả cho thấy, những người nỗ lực, chăm chỉ và năng động có nồng
độ dopamine trong não cao hơn rất nhiều so với người thiếu động lực,
thực hiện công việc một cách hời hợt.


Các
chuyên gia tâm lý cho hay, dopamine chính là hormone tạo động lực trong
lao động. Do vậy, nếu thiếu hụt nó, con người ta có xu hướng trở nên
lười biếng, bê tha hơn.

4. Càng lớn, con người càng trở nên lười vận động

Một cuộc khảo sát quy mô lớn tiến hành ở Mỹ đã cho kết quả đáng
ngạc nhiên: 90% trẻ em 9 tuổi tập thể dục thể thao hàng ngày trong khi
con số này ở trẻ 15 tuổi thấp hơn 3%.


Khám phá "ngã ngửa" về sự lười biếng của con người  Kham-pha-nga-ngua-ve-su-luoi-bieng-cua-con-nguoi


Số
giờ làm việc nặng ở hai lứa tuổi này cũng chênh lệch đáng kể: 3
giờ/ngày với trẻ 9 tuổi và 1 giờ/ngày với trẻ 15 tuổi. Trong khi đó, vị
thành niên là lứa tuổi được nhà trường, xã hội, truyền thông khuyến
khích tập vận động nhiều nhất.

Khám phá "ngã ngửa" về sự lười biếng của con người  Kham-pha-nga-ngua-ve-su-luoi-bieng-cua-con-nguoi

Tiến sĩ Philip Nader, ĐH California (Mỹ) gọi đây là một “cuộc khủng
hoảng”. Sự sụt giảm đáng nghiêm trọng này làm dấy lên những lo ngại về
những căn bệnh như béo phì, tiểu đường… Đặc biệt, việc ít vận động ở
tuổi vị thành niên sẽ tạo ra xu hướng vận động ít hơn nữa ở các lứa tuổi
cao hơn, tức là con người sẽ ngày một lười lao động hơn.


* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Science Daily, Redorbit, Livescience, Science Mag, Fox news...