Đề văn: Thầy nhân văn ngược thầy báo chí Logo - Từng theo sát đề thi ĐH nhiều năm, giảng viên Nguyễn Hùng Vĩ của Trường ĐH Khoa học và Xã hội Nhân văn Hà Nội nhận xét đề thi khối C 'rất cơ bản', khó phân loại; còn PGS.TS Hoàng Minh Lường ở Học viện Báo chí - Tuyên truyền khẳng định đề hay và phân loại tốt.

Thí sinh có thể tra cứu điểm thi TẠI ĐÂY



Đề văn: Thầy nhân văn ngược thầy báo chí 20110707165308_LAD_7654
Thí sinh làm bài thi tại Trường ĐH Công đoàn. Ảnh: Lê Anh Dũng





Nói về khả năng phân loại, đề này chỉ gọi là tạm được chứ chưa thể gọi là tốt - ông Vỹ cho biết thêm.


Đồng quan điểm, ông Trần Hinh, giảng viên cùng trường, cho rằng: Đề chuẩn nhưng không có gì đặc biệt, chủ yếu đều là kiến thức trong SGK.


"Nếu gọi là hay thì rất khó".Phân tích sâu hơn, ông Vỹ nói, đề có thể phân loại nhưng chênh lệch điểm sẽ không rõ ràng. Các em có thể đạt nhiều điểm ở mức trung bình nhỉnh hơn 5.
Tương tự,giảng viên Trần Hinh cũng nhận thấy, đề thi môn Ngữ văn không khó hơn đề thi tốt nghiệp bao nhiêu.


Cụ thể, hai câu 5 điểm, kể cả câu ở phần nâng cao về bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm đều nằm trong chương trình chuẩn chứ không hẳn là nâng cao. Học sinh chỉ cần học phần chuẩn cũng có thể làm được. Đề của câu 5 điểm cũng không đòi hỏi tư duy tổng hợp như những năm trước.


"Năm nay, điểm văn có thể nhỉnh hơn năm ngoái đôi chút", thầy Hinh phỏng đoán.


Quan sát từ phòng thi, thầy Hinh thấy các thí sinh làm bài khá nhanh. Chuông báo hết giờ làm bài vừa xong thì cũng là lúc các giám thị thu xong bài.




Thí sinh có thể tra cứu điểm thi TẠI ĐÂY


Trong khi đó, PGS.TS Hoàng Minh Lường (Phó Chủ nhiệm môn Ngữ văn - Khoa Kiến thức cơ bản – Học viện Báo chí Tuyên truyền) cho biết:

“Đề khối C năm nay hay vì kết hợp giữa việc kiểm tra kiến thức cơ bản vừa đánh giá được năng lực tiếp thu và cảm thụ văn học của thí sinh".


Theo thầy Lường, điểm khác biệt của đề năm nay so với mọi năm là đối với câu 1, học sinh không chỉ trình bày kiến thức thuần túy mà còn phải lý giải phân tích cặn kẽ để làm rõ yêu cầu đề bài.


Câu 2 của đề thi có ý nghĩa xã hội lớn và rất thiết thực với thí sinh trước khi bước vào cánh cửa ĐH, còn câu tự luận về tình huống truyện trong Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân thí sinh phải nắm vững kiến thức thì mới xác định đúng tình huống truyện và phân tích một cách thấu đáo.


Còn đoạn thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điểm thì chủ ý nghệ thuật của ông hoàn toàn là hàm ngôn. Bởi vậy thí sinh phải thực sự tinh tế mới “chạm” tới chiều sâu của vấn đề”.


Câu hỏi về tác phẩm "Chữ người tử tù" có khó hơn một chút vì không hỏi thông thường theo lối học thuộc như hình tượng nhân vật mà hỏi về tình huống truyện. Với câu này, có thể thí sinh sẽ lan man sang phân tích nhân vật nếu theo thói quen học thuộc. Tuy nhiên, câu này cũng đã ra vào năm 2006 cho khối D.

"Nhìn chung, đề thi có tính phân loại cao và đánh giá được năng lực cảm thụ của học sinh" - thầy Lường nhận định.

Đề thi ĐH môn Ngữ văn khối C

Đề văn: Thầy nhân văn ngược thầy báo chí 20110709113507_dekhoiCsua



  • Nguyễn Hường



Hết giờ làm bài, các thí sinh ra khỏi phòng thi với gương mặt rạng rỡ, tươi tỉnh vì đa phần các em cho rằng đề thi khá dễ, và vừa sức.
Nguyễn Thu Mai (Hàm Yên, Tuyên Quang) chia sẻ: Em làm được hết, so với năm ngoái thì đề thi năm nay nhẹ nhàng hơn, em làm được khoảng 70%”.



Em Đỗ Thị Phương Thảo (Phù Yên, Sơn La) tự tin làm bài khá tốt vì hầu như kiến thức mà đề yêu cầu đều đã ôn rất kĩ, nhất là câu tự luận. Em nghĩ em được tầm 7 điểm trở lên”.


Em Nguyễn Trọng Thành (Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết: “Em học Văn không được tốt lắm nhưng cũng làm được bài, đề thi vừa thời gian và không quá khó. Ở câu hỏi về Tuyên ngôn độc lập nếu bạn nào học kĩ thì sẽ nhớ văn bản để trích dẫn và tìm ra ý nghĩa, câu nghị luận (3 điểm) rất gần gũi trong cuộc sống nên em làm khá tốt”.


Tại điểm thi trường tiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội), các thí sinh ra khỏi phòng thi khá sớm và hầu hết các em được hỏi đều trả lời đề thi dễ, và vừa tầm.

Tuy nhiên để làm được bài thi một cách trọn vẹn, phân tích thấu đáo các chi tiết, các dụng ý nghệ thuật và cảm thụ một cách sâu sắc những yêu cầu mà đề bài đưa ra không phải chuyện dễ đối với các thí sinh.

Bạn Trịnh Thị Phương Nhài (Krông Ana-Đắc Lắc) dự thi vào Khoa Báo chí-Truyền thông của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho rằng, đề thi năm nay nhẹ nhàng nhưng hay và có tính thời sự, các bạn có niềm đam mệ văn học, tinh tế một chút là có thể làm tốt. Bạn cũng tự tin với điểm 7 của mình.
Bạn Nguyễn Thị Thúy (Quảng Trị) thi khoa Công nghệ phần mềm (Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM) niềm nở, với đề Văn này, số bạn đạt được 5- 6 sẽ nhiều. Điểm 8 trở lên dành các bạn thật sự yêu Văn học và siêng đọc sách báo để nắm bắt thời sự...


  • Thu Thảo - V.Ký





Đề thi ĐH khối C năm 2011 môn Ngữ Văn:

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (05 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?

Câu 2 (3 điểm):

Biết tự hảo về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600) từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

PHẦN RIÊNG (5 điểm):

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IIIa và câu IIIb):

Câu IIIa. Theo chương trình chuẩn (05 điểm):

Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Câu IIIb: Theo chương trình nâng cao (05 điểm):

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta

(Đất Nước- Trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục 2009, tr.117-118)

Phân tích đoạn thơ trên để làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.