Việc Man City tung ra sân toàn bộ 11 cầu thủ ngoại quốc trong trận đấu với Norwich City vào cuối tuần qua hoàn toàn không phải trường hợp cá biệt. Thực tế, nhiều CLB lớn khác tại giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù đều đã và đang bị “quốc tế hóa” thay vì sử dụng “hàng nội” theo truyền thống.
Man City & những đội bóng Anh… không dành cho người Anh Anhchuallforeignclubs
Người Pháp luôn có chỗ đứng tại Premier League
Arsenal
Tất nhiên, cái tên đầu tiên phải nhắc tới là Arsenal, đội bóng đã đi vào… kỉ lục Guinness vì lần đầu tiên trong lịch sử xuất phát với đội hình 11 cầu thủ toàn “hàng ngoại”, ở trận gặp Crystal Palace ngày 14/2/2005. 

Đội hình “Pháo thủ” khi ấy gồm Jens Lehman (Đức), Lauren (Cameroon), Kolo Toure (Bờ Biển Ngà), Pascal Cygan, Gael Clichy, Robert Pires, Patrick Vieira, Thierry Henr (Pháp), Edu (Brazil), Jose Reyes (TBN) và Dennis Bergkamp (Hà Lan).

Man City & những đội bóng Anh… không dành cho người Anh Henryallforeignarsenal
Bergkamp và Henry
Đoàn quân của Arsene Wenger lúc đó còn “vô đối” ở chỗ, ngay cả danh sách dự bị của họ cũng hoàn toàn nói không với người Anh: Manuel Almunia (TBN), Philippe Senderos (Thụy Sỹ), Cesc Fabregas (TBN), Mathieu Flamini (Pháp), Robin Van Persie (Hà Lan). Kết thúc trận đấu, Arsenal đã đánh bại đối phương với tỷ số 5-1.

Chelsea
Nếu như chỉ tính riêng 11 cầu thủ trong đội hình xuất phát, thì “The Blues” mới là đội “lĩnh ấn tiên phong”. Cụ thể là vào ngày Boxing day (Lễ tặng quà – 26/12) năm 1999, trong trận đấu tại Stamford Bridge với Southampton.

Man City & những đội bóng Anh… không dành cho người Anh Deschampsallforeignchelsea1
Didier Deschamps
Dẫn dắt Chelsea khi ấy là một HLV người Italia – Gianluca Vialli. Đội quân “ngoại quốc” của Vialli đã đánh bại Southampton (với 7 cầu thủ Anh trong đội hình) với tỉ số 2-1. Thực tế là đội hình xuất phát của “The Blues” năm ấy không phải là tối ưu, khi 3 cầu thủ Anh Le Saux, Wise và Sutton đã vắng mặt vì nhiều lý do. Trên băng ghế dự bị, họ sở hữu 3 tài năng trẻ nội địa là Jon Harley, Jody Morris và Mark Nicholls.

Sau đây là danh sách 11 cầu thủ “ngoại” của Chelsea năm 1999: Ed De Goey (Hà Lan), Albert Ferrer (TBN), Celestine Babayaro (Nigeria), Emerson Thome (Brazil), Franck Leboef (Pháp), Dan Petrescu (Romania), Didier Deschamps (Pháp), Gus Poyet (Uruguay), Roberto Di Matteo, Gabrielle Ambrosetti (Italia), Tore Andre Flo (Na Uy).

Newcastle
Chưa đến mức hoàn toàn không có lấy một cầu thủ Anh trong đội hình xuất phát như hai “đại gia” kể trên, nhưng “Chích chòe” dưới triều đại Alan Pardew cũng xứng đáng là một đại diện tiêu biểu của những đội bóng “ngoại” tại Premier League. Trong số 11 cầu thủ thường xuyên ra sân mỗi tuần của đội bóng vùng Đông Bắc, ngoại trừ Mike Williamson, một hậu vệ Anh chính hiệu, còn lại đều là “hàng ngoại nhập”.

Man City & những đội bóng Anh… không dành cho người Anh Allforeignnew1
Newcastle chỉ có duy nhất 1 cầu thủ Anh trong đội hình
Mùa giải năm ngoái và Hè năm nay, tổng cộng 7 cầu thủ Pháp đã được Pardew đưa về sân St James’ Park. Hệ quả là có khoảng già nửa đội hình chính của Newcastle lúc này là con dân của mảnh đất hình lục lăng, chưa kể một vài cái tên tới từ những nước nói tiếng Pháp, như Tiote (Bờ Biển Ngà), hay Papiss Demba Cisse (Senegal)…

Và sau đây là đội hình “bài nội” của Newcastle, tính riêng trận thắng Chelsea ở loạt đấu gần nhất: Tim Krul (Hà Lan), Mathieu Debuchy, Mbou Yanga-Mbiwa (Pháp), Mike Williamson (Anh), Davide Santon (Italia), Yohan Cabaye (Pháp), Cheikh Tiote (Bờ Biển Ngà), Moussa Sissoko (Pháp), Shola Ameobi (Nigeria), Loic Remy, Yoan Gouffran (Pháp); dự bị: Vurnon Anita (Hà Lan), Papiss Cisse (Senegal), Gabriel Obertan, Hatem Ben Arfa (Pháp), Rob Elliot (Anh), Sammy Ameobi (Anh-gốc Nigeria), James Tavernier (Anh).