C5ZONE
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN C5Zone


Bạn nên đăng nhập hoặc đăng ký thì mới xem được những nội dung chính của DIỄN ĐÀN. Việc đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên không tốn phí gì đâu. bạn yên tâm.
Bạn cũng có thể cứ làm khách vẫn xem được một phần nội dung của Diễn đàn, nhưng bị nhiều hạn chế hạn chế ở các chuyên mục như: không xem được ảnh, không nhìn thấy link ...

< /form>< /div>< /div>
C5ZONE
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN C5Zone


Bạn nên đăng nhập hoặc đăng ký thì mới xem được những nội dung chính của DIỄN ĐÀN. Việc đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên không tốn phí gì đâu. bạn yên tâm.
Bạn cũng có thể cứ làm khách vẫn xem được một phần nội dung của Diễn đàn, nhưng bị nhiều hạn chế hạn chế ở các chuyên mục như: không xem được ảnh, không nhìn thấy link ...

< /form>< /div>< /div>
C5ZONE
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

C5ZONELog in

We Share


descriptionCác kiểu đi rừng khác nhau (P.2): Phong cách khi đi rừng EmptyCác kiểu đi rừng khác nhau (P.2): Phong cách khi đi rừng

more_horiz

Phong cách đi rừng

Đi rừng xoay quanh ba lối chơi chính, đó là chú trọng vào gank, farm, hoặc đấu tay đôi. Gank là khi người đi rừng giúp đỡ đồng đội có điểm hạ gục hoặc đè đường đối phương. Những người chơi chú trọng vào gank hoặc phản gank được gọi là người đi rừng hỗ trợ. Lối chơi này xoay quanh việc hạ gục tướng địch, vì thế nên người Hàn Quốc còn gọi đây là kiểu đi rừng ăn thịt. Người đi rừng chú trọng vào farm sẽ giết quái rừng để nhanh có tiền lên trang bị. Cũng vì lý do này mà họ sẽ hạn chế giúp đỡ đồng đội để có thời gian làm giàu cho bản thân. Những người đi rừng có xu hướng farm nhiều thường được gọi là người đi rừng chủ lực. Vì lối chơi này xoay quanh việc farm tài nguyên rừng hơn là hạ gục đối phương nên người Hàn Quốc gọi đây là kiểu đi rừng ăn cỏ. Đấu tay đôi là tìm và đấu với tướng đi rừng đối phương. Lối chơi này cũng tạo điều kiện để cướp tài nguyên rừng của đối phương, hay còn gọi là xâm lược(counter-jungle). Người chơi không chỉ chú trọng chơi một lối chơi duy nhất, nhưng mỗi người sẽ có một kiểu đi rừng mà họ ưa thích nhất. Điều này đúng với cả những người đi rừng kỳ cựu như Dandy với lối chơi tay đôi, hay KaKAO, người chú trọng kiểu đi rừng ăn cỏ.
Các kiểu đi rừng khác nhau (P.2): Phong cách khi đi rừng 001
Kiểu đi rừng hỗ trợ nhắm nhiều đến việc đi gank, hoặc giúp đỡ đồng đội có điểm hạ gục hay đơn giản gây áp lực lên các đường đối phương. Gank là thứ làm nên thương hiệu của kiểu đi rừng hỗ trợ, nhưng khả năng gây sức ép toàn bản đồ là yếu tố cốt lõi của vai trò đi rừng. Ngay cả những người đi rừng ăn cỏ cũng dành thời gian đi gank giúp đồng đội. TheOddOne của TSM và Cyanide của Fnatic là những gương mặt điển hình cho kiểu đi rừng hỗ trợ. Đa số người đi rừng khác chỉ gank khi chắc chắn sẽ có điểm hạ gục, còn TheOddOne thường gank để giảm bớt sức ép cho đồng đội. TheOddOne và Reginald có thể coi là một cặp bài trùng. Sự xuất hiện liên tục của TheOddOne ở khu vực đường giữa khiến đối phương luôn phải dè chừng và tạo điều kiện cho Reginald tấn công mạnh mẽ hơn. Cũng nhờ nổi tiếng với việc “cắm trại” ở đường giữa, TheOddOne có thể gây sức ép ngay cả khi đang ở một nơi khác trên bản đồ. Tuy nhiên, việc liên tục xuất hiện ở đường giữa làm hạn chế chỉ số farm khiến anh không thể chủ động dẫn dắt trận đấu.
Qua trường hợp của TheOddOne, ta có thể thấy người đi rừng hỗ trợ thường farm rất ít và thay vào đó là gây sức ép nhiều hơn. Cách để người đi rừng hỗ trợ tỏa sáng là nhờ vào khả năng tạo đột biến. Dù chỉ số lính thấp và không thể gây được nhiều sát thương, những người chơi này vẫn có thể dẫn dắt trận đấu thông qua việc đi gank và chủ động mở giao tranh.
Sức mạnh của người đi rừng hỗ trợ với khả năng tạo đột biến cao có thể thấy rõ trong đội hình ROCCAT năm 2014, những pha gank của Jankos đã giúp một đội bán chuyên leo lên vị trí thứ tư tại châu Âu. Jankos không có chỉ số lính cao, nhưng khả năng nắm bắt cơ hội đầu trận đã khiến anh cùng đồng đội có được lợi thế lớn bù đắp cho những yếu kém của các thành viên ROCCAT. Jankos có khả năng gank ở tất cả các đường, và đồng đội đều nhất trí nghe theo quyết định của anh, chính vì vậy mà Jankos còn được gọi là “Ông vua Chiến Công Đầu”.
Các kiểu đi rừng khác nhau (P.2): Phong cách khi đi rừng 002
Một người đi rừng hỗ trợ khác cũng khá nổi tiếng, Xmithie, đã có màn thể hiện khá ấn tượng trong đội hình tham dự Chung kết Thế giới Mùa 3 của Vulcun. Xmithie dành phần lớn giai đoạn đi đường để trợ giúp cho mandatorycloud, nhưng ở giữa và cuối trận đấu, đồng đội sẽ luôn nghe theo quyết định của anh với vị tướng yêu thích Lee Sin và Vi. Tuy nhiên, lối chơi cùng với khả năng tạo đột biến của Xmithie đã xuống dốc nghiêm trọng kể từ thời hoàng kim của anh ở Mùa 3.
Người đi rừng hỗ trợ có khả năng là người chơi hàng đầu, nhưng đại đa số người chơi lại ít có khả năng tạo đột biến và thường chú trọng vào bảo kê đồng đội hoặc cung cấp khả năng mở giao tranh phụ. Dù là cha đẻ của kiểu đi rừng hỗ trợ, trong phần lớn sự nghiệp, nhưng TheOddOne lại nhận được rất ít sự ưu tiên từ đồng đội. TheOddOne thường bảo kê Chaox hay WildTurtle trong giao tranh hoặc hỗ trợ những pha băng trụ thương hiệu của đội trưởng Reginald. Hình tượng kinh điển của TSM Mùa 2 là Maokai của TheOddOne lao vào đối phương sau Khóa Bóng Tối hay Bức Tường Đau Đớn của Reginald. Những ví dụ khác về người đi rừng nhận được ít sự ưu tiên bao gồm bengi vàCyanide.
Mặc dù cái tên “người đi rừng hỗ trợ” nhấn mạnh việc cắm mắt kiểm soát tầm nhìn, nhưng với bản chất đảo khắp bản đồ của người đi rừng, kể cả những người chơi chú trọng farm hoặc tay đôi đều phải dành sự quan tâm vào việc cắm mắt. Thật vậy, có những người đi rừng xu hướng chủ lực, như KaKAO, kiểm soát bản đồ rất thành thục trong khi những người đi rừng khác không có được đầy đủ tầm nhìn.
Trong một khía cạnh khác, cha đẻ của kiểu đi rừng chủ lực không thể là ai khác ngoài Saintvicious. Lối chơi hạn chế gank để farm tăng sức mạnh chuẩn bị cho giai đoạn giao tranh ở giữa và cuối trận của Saint ở Mùa 2 và 3 không được đánh giá cao như việc đi gank thường xuyên đang nổi. Một nguyên nhân khiến lối chơi này không được ưa chuộng là do nguồn tài nguyên quá hạn chế. Số lượng tài nguyên trên bản đồ là có hạn, và sẽ không hiệu quả nếu người đi rừng chỉ biết ăn đi ăn lại những bãi quái rừng. Như đã đề cập trước đó, farm sẽ giúp tăng tiến sức mạnh rất nhanh và cách tốt nhất là tập trung tài nguyên cho một số người chơi nhất định. Vì lính đi đường cung cấp lượng vàng nhiều hơn so với quái rừng nên chú trọng farm ở các đường sẽ hiệu quả hơn. Với lý do tương tự, người đi rừng chủ lực sẽ thường xuyên đảo ra đường, ăn khá nhiều đợt lính và khiến người đồng đội trở thành một vị trí phụ trợ với chỉ số lính thấp. Vị trí đi rừng chủ lực thường được sử dụng khi người đi rừng của đội có kỹ năng và khả năng giao tranh tốt.
Các kiểu đi rừng khác nhau (P.2): Phong cách khi đi rừng 003
Nhìn sơ qua thì rất dễ nhận thấy những điểm trừ của kiểu đi rừng chủ lực. Đồng đội không chỉ nhận được ít hỗ trợ mà còn có thể thọt hơn khi người đi rừng đảo ra đường để ăn lính. Tuy nhiên, kiểu đi rừng hỗ trợ lại có hiệu quả rất đáng kể đối với những người đi đường có thể thích nghi được với lối chơi này. Cụ thể là các đội có người đi đường trên thụ động không muốn mạo hiểm trong những pha gank hoặc những người thành viên đảo đường có khả năng bù lại những bất lợi từ việc thiếu hỗ trợ trong giai đoạn đầu game. Một trong những ví dụ điển hình là Team WE giai đoạn Mùa 2-3, những pha gank của Misaya với Twisted Fate đã gây ra sức ép thay cho ClearLove để người đi rừng có cơ hội farm.
Nhìn chung, người đi rừng chủ lực sẽ phải chú trọng nhiều vào khả năng tạo đột biến vì các đội tuyển phải thay đổi lối chơi để tương thích với kiểu đi rừng này, đồng thời gặt hái thành quả khi vị trí mở giao tranh chính có chỉ số lính cao. Do đó, thông thường người chơi đi rừng farm nhiều sẽ chú trọng hơn vào khả năng tạo đột biến.
Được coi là người đỡ đầu của lối chơi này, Saintvicious là ví dụ hoàn hảo cho người đi rừng chủ lực chú trọng vào khả năng tạo đột biến khi chơi cho CLG và Curse ở Mùa 2. Truyền nhân của anh, người đi rừng chủ lực của Mỹ,Meteos, cũng có khả năng tạo đột biến cao ở đội hình Cloud9 Mùa 3, và là người mở giao tranh chủ chốt của đội với Zac và Norturne.
Các kiểu đi rừng khác nhau (P.2): Phong cách khi đi rừng 004
CloudTemplar của Azubu Frost là vị trí tạo đột biến thứ yếu trong đội, xếp sau “thánh kéo” MadLife. Mặc dù nhiệm vụ của anh là hỗ trợ cho những lượt chọn của Madlife, rất nhiều pha giao tranh bắt đầu bằng khả năng mở giao tranh cự ly dài của Amumu trong tay CloudTemplar.
Cuối cùng, người đi rừng của World Elite ClearLove có lối chơi chú trọng vào farm nhưng lại có rất ít sự quan tâm trong đội nếu so sánh với các động đội Misaya và WeiXiao. Một trong những điểm thú vị của WE là khả năng tạo bước ngoặt của Misaya mặc dù chênh lệch tiền là rất lớn. Trong những trường hợp hiếm thấy này, người tạo đột biến là vị trí có chỉ số lính thấp, và người đi rừng có xu hướng farm lại trở thành một vai trò thứ yếu giống như người đi đường trên.
Một trong những người đi rừng chủ lực đình đám nhất là KaKAO. Mặc dù lối đi rừng chủ lực sẽ rất khó thực hiện những hoạt động hỗ trợ như kiểm soát tầm nhìn hay gank, nhưng KaKAO lại rất thành thục vị trí đi rừng và hiểu được lối di chuyển tốt nhất trong rừng để có thể luôn farm hơn đối phương, đồng thời vẫn có thể gây sức ép lên các đường đang gặp bất lợi của kT Arrow. Một trong những điểm chủ chốt trong lối chơi của KaKAO là khả năng ép gank. Theo như lời của MonteCristo, KaKAO sẽ “gank ở đường nào tiện nhất trong mỗi game”. Chính vì điều này, KaKAO đã tạo cho mình một thương hiệu đi rừng chủ lực riêng, kết hợp với cả farm và tay đôi, vừa khác lạ vừa vượt trội hơn so với những huyền thoại đi rừng chủ lực như Saintvicious hay ClearLove. Nổi tiếng với Lee Sin, Rengar, và Nocturne khi ở KT Arrows, khả năng biến hóa lối chơi đi rừng chủ lực khiến KaKAO áp đảo đối phương với vị tướng ngoài meta Nidalee tại LPL. Một người chơi khác đã học tập phong cách cuả KaKAO là người đồng hương Spirit, người đã sử dụng Rek’Sai và Nidalee dẫn dắt World Elite đả bại GE Tigers một cách ngoạn mục.
Các kiểu đi rừng khác nhau (P.2): Phong cách khi đi rừng 005
Lối đi rừng cuối cùng, xâm lược, bao gồm việc cướp những bãi quái rừng của đối phương, bằng cách tay đôi hạ gục kẻ địch hay đi xâm lăng rừng với sự trợ giúp của đồng đội. Lối chơi này nở rộ vào Mùa 2, nhiều năm sau khi hai lối chơi trước ra đời.
Người đi rừng huyền thoại Diamondprox, thuộc đội Moscow 5, là người tiên phong với lối chơi tay đôi hổ báo sử dụng những vị tướng đấu sĩ như Shyvana hay Lee Sin, những vị tướng có thể đánh bại những sự lựa chọn chống chịu ở thời điểm ấy. Phong cách xâm lượng này sẽ vô hiệu hóa khả năng hỗ trợ nhau của đội đối thủ, có nghĩa là đội tuyển có một người đi rừng xâm lược và các vị trí chủ lực giỏi sẽ có nhiều cơ hội làm chủ trận đấu.
Mặc dù đã được Moscow 5 áp dụng cực kỳ thành công, đây là kiểu đi rừng ít phổ biến cũng như khó thực hiện nhất trong đấu trường chuyên nghiệp của LMHT bởi những yêu cầu của nó. Do người đi rừng tay đôi phải thâm nhập vào lãnh địa của đối phương, họ cần có sự trợ giúp của đồng đội. Điều này dẫn đến việc người đi đường phải đi “gank” trong rừng, thay vì ngược lại. Ngoài ra, những người đi rừng kiểu này cần phải farm đủ hoặc dùng những vị tướng ít đa dụng để có thể tay đôi thắng đối thủ. Khả năng trói chân của Maokai hay dải băng của Amumu không có nhiều tác dụng trong những pha tay đôi, vì trong những pha 1v1 những kỹ năng này không nhận thêm sát thương từ đồng đội. Một ngoại lệ trong trường hợp này là Nunu, một vị tướng có thể xâm lược rất tốt nhờ khả năng đa dụng – Nuốt Chửng cướp quái rừng và Cầu Tuyết làm giảm tốc độ đánh của đối phương.
Các kiểu đi rừng khác nhau (P.2): Phong cách khi đi rừng 006
Vì độ mạo hiểm tương đối cao, ngay cả những cao thủ xâm lược như Diamondprox hay DanDy luôn rất cân nhắc khi sử dụng lối chơi này. Mặc dù cả 3 (đi rừng hỗ trợ, đi rừng chủ lực, đi rừng xâm lược) đều yêu cầu sự hợp tác của cả đội, kiểu đi rừng xâm lược đòi hỏi nhiều sự quan tâm của cả đội nhất. Người đi rừng hỗ trợ chú trọng trợ giúp cho đồng đội nhờ những pha gank, người đi rừng chủ lực khiến cho các thành viên đi đường phải chơi an toàn. Trong khi đó, có thể có rất nhiều kiểu xâm lược tùy vào phản ứng của đối phương.
Một số đội tuyển rất thành công trong việc sử dụng kiểu đi rừng xâm lược làm trung tâm bao gồm Moscow 5 và Samsung White. Diamondprox và DanDy gây rất nhiều sức ép vào đầu game bằng cách không cho đối phương ăn bùa lợi và vô hiệu hóa các pha gank. Chiến thuật xâm lược sớm cũng tạo điều kiện cho người chơi đẩy lẻ (Darien và PawN) có khả năng tạo đột biến sớm hơn.
Các kiểu đi rừng khác nhau (P.2): Phong cách khi đi rừng 007
SK Gaming trong giai đoạn Mùa 4 và 5 đã sử dụng lối đi rừng xâm lược làm một chiến thuật phụ. Việc đẩy đường nhanh để có thể trợ giúp cho Svenskeren tạo điều kiện cho người đi đường trên và dưới có khoảng trống để farm, đồng thời đưa họ vào thế thuận lợi để hỗ trợ người đi rừng xâm lược.
Tuy nhiên, thi triển chiến thuật xâm lược cũng tiềm ẩn một số nguy hiểm. Vì người đi rừng xâm lược sẽ phải chú trọng khá nhiều vào việc tạo đột biến nên vị trí xâm lăng này thường phải là người chơi tốt nhất đội. Một ví dụ cho người chơi không thành công với chiến thuật tay đôi là Amazing của TSM. Hai vấn đề của TSM được nhắc đến nhiều nhất trong giải Mùa Hè của Mùa 4 là thành tích khá bết bát với các đội tuyển hàng đầu cùng với màn thể hiện tương đối tồi của Amazing với những tướng đi rừng ngoài Lee Sin và Elise. Amazing có kỹ năng cá nhân tốt, nhưng vì quá ham muốn tay đôi khiến anh phải farm vào đầu trận để có thể xâm lược đối thủ. Khi đối đầu với những đội có người đi đường mạnh, việc Amazing ít gây sức ép vào đầu game sẽ khiến các đồng đội bị thua thiệt. Điều này sẽ gây bất lợi trong giai đoạn giữa game vì những tình huống xâm lăng của anh thường bị chặn đứng khi anh không sử dụng những vị tướng có khả năng tiêu diệt nhanh đối thủ.
Các kiểu đi rừng khác nhau (P.2): Phong cách khi đi rừng 008
Sau khi Locodoco trở thành huấn luyện viên của TSM, anh nhận ra Bjergsen là người chơi có tố chất hơn, và hướng Amazing đến lối đi rừng hỗ trợ. Điều này góp phần không nhỏ trong thành công của đội ở vòng playoff. Sau khi chiêu mộ một người chuyên đi rừng hỗ trợ là Santorin, TSM lại tiếp tục có được những bước tiến xa hơn. Nếu không có sự trợ giúp của cả đội hoặc người đi đường mạnh thì người đi rừng theo xu hướng tay đôi rất khó có đất sống.

Kết luận

Cùng với các vị trí khác, người đi rừng phân bổ farm, những pha gank, và sự quan tâm ở tất cả các đường. Bên cạnh đó, người đi rừng có thể được chia theo ba lối chơi chính, là gank, farm và đấu tay đôi. Khi đã biết rõ hơn về những khái niệm này và cách để những người chơi có sự lựa chọn phù hợp với lối chơi của cả đội, mong rằng chúng ta sẽ thấy được thêm nhiều đội hình mới mẻ và thú vị đến từ những đội tuyển LMHT chuyên nghiệp.

Theo Thể thao điện tử
privacy_tip Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
power_settings_newLogin to reply