Ngọc Minh | 10/05/2016 19:11

Ở Triều Tiên, phải gọi Kim Jong Un thế nào mới đúng? Photo1462864102737-1462864102998-28-0-365-660-crop-1462864140335

Triều Tiên có những nguyên tắc khá nghiêm ngặt để gọi các nhà lãnh đạo nước này cũng như gọi chính tên quốc gia họ.
Ít nhất 130 phóng viên nước ngoài đã tới Bình Nhưỡng đưa tin về đại hội đảng Lao động Triều Tiên - lần đầu tiên được tổ chức sau 36 năm.
Bên cạnh họ lúc nào cũng "kè kè" giám sát viên. Những người này vừa làm phiên dịch, vừa thông báo cho các phóng viên biết, nơi nào có thể tới, nơi nào không, cũng là người truyền đạt cho các vị khách đường lối chính thức của Triều Tiên - từ quan hệ với Mỹ ra sao, tới gọi các nhà lãnh đạo của họ thế nào cho đúng.
Thế nhưng, bản thân họ dường như hoàn toàn không muốn "làm to" mọi chuyện: "Tôi không giám sát các vị. Tôi là hướng dẫn viên của các vị. Xin hãy gọi tôi là hướng dẫn viên".
Dù sao thì, cũng chính các giám sát viên này đã cho cánh phóng viên nước ngoài lần này biết nhiều thông tin thú vị liên quan tới các nguyên tắc nghiêm ngặt ở Triều Tiên.

Phải gọi Triều Tiên là gì thì hợp ý dân?
Truyền thông thường gọi Triều Tiên là Triều Tiên, hoặc Bắc Triều Tiên (North Korea). Tuy nhiên, người dân nước này hoàn toàn không thích như vậy. Họ muốn thế giới gọi bằng tên đầy đủ là CHDCND Triều Tiên (DPR Korea và DPRK).
Còn cụm từ "vương quốc ẩn dật" - cách mà nước ngoài thường hay sử dụng để mô tả sự bí ẩn, rất kín tiếng của nước này, theo các giám sát viên, là một sự xúc phạm sâu sắc đối với họ.

Ở Triều Tiên, phải gọi Kim Jong Un thế nào mới đúng? O-trieu-tien-phai-goi-kim-ong-un-the-nao-moi-dung
Một "hướng dẫn viên" Triều Tiên

Phải gọi lãnh đạo thế nào mới đúng?
Ở Triều Tiên, chỉ có 3 nhân vật thực sự quan trọng, đó là 3 nhà lãnh đạo nước này - mỗi người lại được người dân ca tụng bằng các danh xưng khác nhau.
"Vị chủ tịch muôn đời" hay "vị tướng vĩ đại" là cách người dân tỏ lòng ngượng vọng với cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, người sáng lập quốc gia này. Trong khi đó, trong khi Kim Jong Il phải được gọi là "chủ tịch" hay "lãnh đạo kính yêu", còn Kim Jong Un thì được gọi là "lãnh đạo tối cao" hoặc "lãnh đạo kính mến".
Một phóng viên, khi chỉ gọi tên mà quên không nhắc kèm danh hiệu của người đứng đầu Triều Tiên, đã ngay lập tức được giám sát viên nghiêm khắc nhắc nhở: "Xin hãy nhớ từ "lãnh đạo". Hãy luôn nhớ từ "lãnh đạo"".

Cài áo không phải là "cài áo"
Những chiếc cài áo in hình lãnh đạo Triều Tiên - phổ biển nhất là hình chân dung 2 nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong Il trên nền đỏ, là vật thường xuyên xuất hiện trên ngực áo trái của người dân nước này. Người nước ngoài không thể mua, cũng không được đeo chúng.
Tuy nhiên, sau khi tra cứu phần mềm dịch thuật trên điện thoại cá nhân, một giám sát viên đã đính chính, cần phải gọi chúng là "huy hiệu", bởi từ "cài áo" đã làm giảm sự quan trọng của chúng.

Ở Triều Tiên, phải gọi Kim Jong Un thế nào mới đúng? O-trieu-tien-phai-goi-kim-ong-un-the-nao-moi-dung
Một chiếc "huy hiệu" trên ngực áo người Triều Tiên

"Câu hỏi khó"


Theo phóng viên Mỹ Bloomberg, điều mà giám sát viên của họ hay nói nhất khi gặp phải một câu hỏi nào đó là: "Đây là một câu hỏi khó".
Một trong số đó là: "Vì sao tôi không được phép đi ra ngoài khách sạn một mình?" - "Ác cảm của người dân về Mỹ đang dâng cao và tôi không thể bảo vệ ông được", giám sát viên đáp.
Như một sự chứng thực cho sự giải thích này, Bloomberg dẫn lời ông Om Myong Chin, một công dân bản địa làm việc trong nhà máy pin phát biểu: "Nếu chính phủ Mỹ dừng chính sách thù địch đối với quốc gia của chúng tôi, thì mối quan hệ sẽ được cải thiện".
Một câu khác là "Vì sao tỉ giá chính thức là 100 won đổi 1 USD, còn tỉ giá thị trường lại là 8.000 won đổi 1 USD?". Thay vì bàn tiếp câu chuyện, giám sát viên chỉ nói ngắn gọn: "Tôi sẽ quay lại gặp ông vào ngày mai".
Dù trên thực tế là làm những công việc này, song bản thân họ đính chính: "Tôi không giám sát ông. Tôi là hướng dẫn viên của ông. Xin hãy gọi tôi là hướng dẫn viên".

http://soha.vn/o-trieu-tien-phai-goi-kim-jong-un-the-nao-moi-dung-20160510143334202.htm