Pin điện tiền sử.

Tại I Rắc: Năm 1936, trong các cuộc khai quật một ngôi làng cổ 2000 năm tuổi ở phía Đông Ai Cập vài trăm km, ngày nay thuộc I Rắc, những người công nhân đã khám phá ra những bình gốm nhỏ kỳ lạ. Những bình này có chứa các trụ đồng được ngâm trong một loại dung dịch đã đông đặc, gắn vào bình bằng nhựa đường, được định niên vào khoảng từ năm 248 trước công nguyên đến 226 sau công nguyên. Trong số này có một bình bằng đất nung cao 6 inch, màu vàng sáng có chứa một trụ đồng kích thước 5 inch chiều dài x 1,5 inch đường kính tiết diện. Ở giữa các trụ bằng đồng là một lõi thép cũng được gắn vào bằng keo nhựa đường.Những điều bí ẩn về nền văn minh có trước nhân loại hiện nay Phần 2 Image001Những điều bí ẩn về nền văn minh có trước nhân loại hiện nay Phần 2 Image002Những điều bí ẩn về nền văn minh có trước nhân loại hiện nay Phần 2 Image003
Nhà khảo cổ học nổi tiếng người Đức Wilhelm Konig, đã kiểm tra mẫu vật và đưa ra một kết luận đáng ngạc nhiên : cái bình gốm này không có gì khác hơn chính là một pin điện thời tiền sử.
Pin điện tiền sử, được trưng bày tại Viện bảo tàng Baghdad
Pin điện tiền sử tại viện bảo tàng Bát Đa, cũng giống như những bình pin gốm khác được đào lên, tất cả đều được định niên từ năm 240 TCN đến năm 226 sau công nguyên trong thời chiếm đóng của đế chế Parthi. Tuy nhiên, tiến sĩ Konig còn phát hiện được những bình đồng mạ bạc khác trong viện bảo tàng Bát Đa, được khai quật từ những vùng đất cổ của người Sumer ở miền Nam I Rắc, qua giám định niên đại cho thấy ít nhất có từ 2500 năm trước công nguyên. Khi những cái bình này được dùi nhẹ vào, một lớp gỉ đồng tách ra từ bề mặt, có đặc điểm của một vật được mạ điện bạc lên một vật bằng đồng. Điều này làm ta không thể không nghĩ rằng những người Pathi đã thừa kế những Pin này từ nền văn minh Sumer, một trong những nền văn minh sớm nhất được biết đến.
Vào năm 1940, Willard F.M. Gray, một kỹ sư từ General Electric High Volatage Laboratory tại Pittsfield, Massachusetts, Mỹ, đã đọc những lý luận của Konig. Dùng những bản vẽ và các chi tiết được cung cấp bởi nhà khoa học hỏa tiễn người Đức Willy Ley, Gray đã làm ra một bản sao từ Pin này. Dùng dung dịch Đồng Sunphát, nó cho một dòng điện khoảng nửa vôn.
Vào thập kỷ 70 thế kỷ trước, Nhà Ai Cập học người Đức, Arne Eggebrecht đã làm ra một bản sao của Pin Bát Đa và dùng dung dịch nước nho ép nguyên chất mà ông phỏng đoán những nhà khoa học tiền sử đã dùng. Bản sao này đã sinh ra dòng điện 0,87V. Ông đã dùng dòng điện này để mạ vàng cho một bức tượng bằng bạc.
Thí nghiệm này đã chứng minh rằng những Pin điện đã được sử dụng khoảng 1800 năm trước khi viên Pin đầu tiên được phát minh bởi Alessandro Volta năm 1799.
Cũng dễ nhận thấy việc sử dụng những pin tương tự có thể đã được những người Ai Cập cổ đại biết đến, nơi mà vài mẫu vật với dấu vết mạ điện những kim loại quý được tìm thấy tại nhiều địa điểm khác
nhau. Có vài khám phá dị thường từ nhiều vùng khác nhau, cho phép khẳng định điện đã được sử dụng trong một quy mô lớn.
Đèn điện thời tiền sử

Một chi tiết chủ chốt của luận đề điện tiền sử này là quả thật một số thứ đang bị thất lạc. Đó là câu đố mà các sách khoa học thường thức phải đầu hàng. Bồ hóng. Hầu hết trong số nhiều ngàn ngôi mộ và kim tự tháp không có dấu vết nhỏ nào của bồ hóng trên tường, như cách giải thích của tác giả luận đề, mặc dù rất nhiều trong các ngôi mộ cổ này khắc đầy các bức họa tiết sinh động nhiều màu sắc. Nhưng những nguồn ánh sáng thô sơ của người Ai Cập cổ đã biết (nến, đèn dầu, vv…) đều gây ra nhiều bồ hóng và tiêu thụ ôxi. Như vậy, làm thế nào những người Ai Cập cổ lấy ánh sáng? mà người Ai Cập cổ đã dùng không thể dùng cho việc này được. Một vài nhà duy lý cho rằng họ đã dùng gương phản chiếu ánh mặt trời, nhưng chất lượng của những cái gương đồng.Một kỹ sư điện người Na Uy đã thông cáo rằng một mẫu vật có thể làm được chức năng này. Một đồng nghiệp người Áo đã có thể làm ra một mẫu, và 2 tác gia nổi tiếng tại AAS, Peter Krassa và Rainer Habeck, có thể còn xây dựng nên một thuyết thực sự dựa trên nó. Cái mà chúng ta nhìn thấy không cần hỏi nhiều đó chính là một loại bóng đèn, với 2 cánh tay ở một đầu to của bóng, và một loại dây cáp ở đầu bên kia, từ đó một sợi dây tóc kéo dài chạm vào mấy cánh tay ở đầu kia. Toàn bộ thực tế trông thấy là một bóng đèn.Những điều bí ẩn về nền văn minh có trước nhân loại hiện nay Phần 2 Image013


Những điều bí ẩn về nền văn minh có trước nhân loại hiện nay Phần 2 Image011
Hình ảnh trụ đỡ rất giống như loại chân sứ của các thiết bị điện ngày nay


Những điều bí ẩn về nền văn minh có trước nhân loại hiện nay Phần 2 Image015
Toán học và thiên văn học trình độ cao của người Maya

Người Maya sáng tạo được một nền toán học phát triển vượt bậc, để có thể ghi chép các sự kiện theo năm tháng nhằm quyết định thời gian gieo trồng và thu hoạch, tính toán một cách chính xác thời tiết và những ngày mưa nhiều nhất trong năm. Kỹ thuật toán học của họ trong các dân tộc thời cổ đại nguyên thủy khiến các nhà khảo cổ không khỏi kinh ngạc, nhất là việc họ rất thành thạo khái niệm về số "0". So với các nhà buôn Ả Rập vượt sa mạc đưa khái niệm số "0" truyền từ Ấn Độ sang châu Âu thì người Maya sớm hơn 1000 năm.
Người Maya tính ra mỗi tháng có 20 ngày, mỗi năm có 18 tháng cộng thêm mỗi năm có 5 ngày kiêng kỵ không đưa vào tháng nào. Nhờ vậy số ngày thực chất trong một năm là 365 ngày. Số đó vừa vặn trùng hợp với nhận thức quay về thời gian Trái đất tự quay và quay quanh Mặt trời hết một chu trình. Người Maya ngoài sự hiểu biết về lịch Trái đất chuẩn xác, họ còn rất am hiểu về lịch năm của sao Kim. Một năm của sao Kim, tức là thời gian để sao Kim quay quanh Mặt trời hết một chu trình, người Maya tính ra một năm sao Kim dài 584 ngày. Còn ngày nay tính ra một năm sao Kim dài 583,92 ngày. Đó là một con số chuẩn xác đến kinh ngạc mà người Maya đã có phương pháp tính lịch từ mấy ngàn năm trước.
Trong thực tiễn xã hội và sản xuất, phần đông các dân tộc căn cứ vào con số ngón tay để sáng tạo ra phép đếm cơ số 10. Còn người Maya lại căn cứ vào số ngón tay và ngón chân cộng lại để sáng tạo ra phép đếm cơ số 20. Ngoài ra họ còn sử dụng thêm cả phép đếm cơ số 18, phép đếm này gợi ý về cái gì? Lấy cái gì làm căn cứ? Người Maya còn là dân tộc đầu tiên trên thế giới nắm vững khái niệm cơ số "0", nhận thức và vận dụng số "0" trong toán học đánh dấu trình độ nhận thức của một dân tộc. Về vấn đề này, người Maya so với người Trung Quốc và người châu Âu đã sớm hơn được 3800 năm và 1000 năm.
Nền văn minh Maya có một kiến thức không thể tin được về thiên văn. “Bản chép tay Dresden” là một trong số vài sách chép tay còn sót lại trước sức tàn phá của những kẻ xâm lược Tây Ban Nha. Những bản chép tay này mô tả chính xác các dữ liệu quỹ đạo của tất cả các hành tinh trong Thái Dương Hệ chúng ta trong mối quan hệ tham chiếu lẫn nhau. Điều này chỉ được chứng minh bằng các kỹ thuật khoa học tối tân của chúng ta hiện nay!
Một chứng minh khác về hiểu biết cổ đại về các ngôi sao của họ là tri thức của họ về sự dịch chuyển của trục trái đất lặp lại theo chu kỳ cứ mỗi 25920 năm một lần, và vì vậy kéo theo sự dịch chuyển hằng năm của các chòm sao khoảng 14/1000 độ. Điều này nghĩa là mỗi năm các ngôi sao mọc sớm hơn 3,4 giây so với cùng thời điểm đó của năm trước. Những truyền thuyết cổ xưa kể lại rằng những kiến thức này được trao cho họ từ các “taskmasters" – “người giao việc” đến từ các ngôi sao khác!
Dải Ngân Hà (mà người Maya gọi là “zac beh” nghĩa là “Con đường trắng”) được họ tôn thờ vì họ cho rằng nơi đó là quê hương các vị Thần của họ
Kim tự tháp mà người Maya căn cứ vào lịch pháp của mình để xây dựng nên, thực chất là một đàn cúng tế thần linh kiêm đài quan trắc thiên văn. Cửa sổ đài thiên văn Chichén Itzá của họ không phải hướng về những vì sao sáng nhất mà họ hướng về nơi màn đêm trầm lặng bên ngoài dải Ngân Hà. Còn lịch pháp của họ thì có thể duy trì được đến 400 triệu năm sau, nó được dùng để làm gì? Ngoài ra họ tiếp thu kiến thức từ đâu mà tính ra được năm Mặt trời và năm sao Kim với độ chính xác chỉ sai ở những con số sau dấu phẩy?
Rất hiển nhiên, tất cả những kiến thức đó đã vượt ra ngoài nhu cầu thực tế của người Maya (theo như hiểu biết hạn chế của chúng ta về họ) đang sống trong thời kỳ xã hội nông nghiệp và khiến cho các nhà khảo cổ chưa thể giải thích được.


Thành phố 9500 năm tuổi được tìm thấy dưới đáy biển Ấn Độ

Discovery in Bay of Cambay Will Force
Western Archaeologists to Rewrite History

Hôm nay, một nền văn minh cổ đã được tìm thấy cũng cổ xưa như những chủ nhân của các Kim tự tháp Ai Cập.
Theo các nhà khoa học hàng hải Ấn Độ, các phần còn lại của thành phố này được khám phá ra tại độ sâu 36 m dưới mực nước biển tại vịnh Cambay ở vùng biển phía Tây Ấn Độ. Và các giám định niên đại bằng C14 cho thấy nó khoảng 9500 năm tuổi.
Thông tin này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của hầu hết các nhà sử học và khảo cổ học Châu Âu vốn luôn phủ định, lờ đi, hoặc lấp liếm các bằng chứng (do nó không phù hợp với các học thuyết của họ) của một cái nhìn sâu hơn về sự tồn tại của con người trên hành tinh Trái Đất. Nền văn minh con người là cổ xưa hơn nhiều so với những gì mà nhiều người vẫn luôn suy nghĩ.
Theo BBC's Tom Housden, tường trình trên sự kiện khám phá Cambay:
Thành phố rộng lớn – khoảng 5 dặm chiều dài và 2 dặm chiều rộng – tin rằng sẽ đẩy lui niên đại của các tàn tích đã biết tại tiểu lục địa Ấn Độ thêm hơn 5000 ngàn năm nữa.
Công trình đã được khám phá một cách tình cờ bởi các nhà hải dương học từ Học viện công nghệ đại dương quốc gia Ấn Độ, trong khi đang chỉ đạo các nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm môi trường. Dùng máy quét sonar, họ đã xác định được các cấu trúc hình học tại độ sâu 120 bộ. Các mảnh vụn được khám phá từ công trình – gồm các vật liệu xây dựng, đồ gốm, các dãy tường, các đường gân nổi hình chuỗi hạt, các trang trí điêu khắc, và xương cùng với răng người – đã được xác định niên đại bằng phương pháp C14 và chứng tỏ chúng khoảng 9500 tuổi.
The vast city — which is five miles long and two miles wide — is believed to predate the oldest known remains in the subcontinent by more than 5,000 years.
The site was discovered by chance last year by oceanographers from India's National Institute of Ocean Technology, who were conducting a survey of pollution. Using sidescan sonar, which sends a beam of sound waves down to the bottom of the ocean, they identified huge geometrical structures at a depth of 120 feet. Debris recovered from the site — including construction material, pottery, sections of walls, beads, sculpture, and human bones and teeth — has been carbon dated and found to be nearly 9,500 years old (BBC article).
Những điều bí ẩn về nền văn minh có trước nhân loại hiện nay Phần 2 Untitled
Nhiều bản tường trình khác cũng khẳng định lại đánh giá này. Housden cũng nói: “Toàn bộ các mô hình về nguồn gốc của nền văn minh hiện đại sẽ phải được xây dựng lại từ đầu”.
Tác gia đồng thời là nhà làm phim Graham Hancock, tác giả của các công trình điều tra nghiên cứu về các nền văn minh cổ xưa, đã báo cáo rằng bằng chứng này là rất thuyết phục. Ví dụ, ông nói các nhà hải dương học đã tìm thấy 2 tảng đá lớn lớn hơn bất kỳ thứ gì đã từng được khám phá. “Các thành phố theo quy mô này, là không được biết đến trong các ghi chép khảo cổ học cho đến khoảng 4500 năm trước khi các thành phố lớn đầu tiên bắt đầu xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà”.
“Vào giữa tháng giêng năm 2002, các nhà khoa học hàng hải tại Ấn Độ đã tuyên bố rằng họ đã có các bức ảnh sonar (phương pháp phản xạ âm học để định vị, đo đạc các vật thể và các cấu trúc nằm sâu dưới nước) của các vật thể hình vuông và hình chữ nhật khoảng 130 m dưới mặt nước tại vùng bờ biển Tây Bắc Ấn Độ ở vịnh Cambay… các vật thể có các góc vuông. Bộ trưởng bộ khoa học và kỹ thuật Ấn Độ đã ra lệnh khu vực sẽ được khoanh vùng bảo vệ. Những gì được khám phá đã làm ngạc nhiên các nhà khảo cổ học toàn cầu” (GrahamHancock.com/news).
Linda Moulton Howe, nhà nghiên cứu các sự kiện kiểu này trên khắp thế giới, đã phỏng vấn Michael Cremo về khám phá mới này. Cremo là nhà nghiên cứu và là tác giả của cuốn sách Forbidden Archaeology, đã đến thăm Ấn Độ và dự hội thảo về công trình Cambay.
“Trong vòng vài tháng trở lại đây, các kỹ sư đã bắt đầu tiến hành nạo vét tại đó và họ đã mang lên nhiều hóa thạch xương người, các hóa thạch của gỗ, các dụng cụ đá, các mảnh đồ gốm, và nhiều thứ khác khẳng định rằng đó thực sự là một khu vực định cư của con người. Họ đã có thể tiến hành nhiều hơn các công việc sonar ở đó và đã có thể xác định được nhiều cấu trúc. Chúng có vẻ đã nằm trên bờ một con sông chảy qua từ tiểu lục địa Ấn Độ ra ngoài biển”.
Theo Howe:
“Ngay cả nếu chúng ta không biết kiến thức văn hóa của họ là gì, nếu đó là một thành phố cổ 9500 năm tuổi, thì nó đã cổ xưa hơn nền văn minh Sumeria tới vài ngàn năm. Nó cổ hơn Ai Cập, cổ hơn Trung Hoa. Vì thế nó sẽ triệt để thay đổi bức tranh toàn thể của sự phát triển của các nền văn minh thành thị trên hành tinh này.
Giờ đây, nếu các nghiên cứu mở rộng có thể xác định được văn hóa của những người từng sống trong thành phố mà giờ đây đang nằm sâu dưới nước này – nếu đúng họ là những người Veda, thì tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng xác định vị trí của nó tại vùng duyên hải Ấn Độ - Tôi nghĩ điều đó sẽ triệt để thay đổi bức tranh toàn cảnh của lịch sử Ấn Độ mà đã được viết ra bởi các nhà khảo cổ phương Tây trước đây”.
Để đọc thêm thông tin và các khám phá cổ xưa nhất trước đây, tại Harappan, và quan hệ của nó với Truyền thuyết Veda, hãy tìm đọc bài báo của Linda Moulton Howe tại website của cô EarthFiles.com
Tất cả những khám phá gần đây chỉ rõ rằng thực tế có nhiều nền văn minh phát triển cao hơn những gì hiện nay chúng ta tin tưởng, ngay cả trong thời kỳ Băng Hà. Bên cạnh đó, còn có nhiều các cấu trúc đền đài được tìm thấy trại nhiều vùng biển khác nhau trên thế giới. Từ Nhật Bản đến Cuba, những khám phá gần đây chứng tỏ rằng đã từng tồn tại những nền văn minh, những xã hội cao cấp hơn 10000 năm trước đây. Tuy nhiên, những khám phá này cũng chứng minh rằng sự kết thúc bất ngờ của những nền văn minh này có thể được lặp lại.


Link phần 1 :


http://c5zone.forumvi.com/t1930-topic#2276