Sau câu giới thiệu "dân tộc người Mông tức là người Mèo" của nhạc sĩ Lê Minh Sơn trong chương trình Sing my song, rất nhiều khán giả xem truyền hình đã phản ứng với cách gọi này.

Khán giả phản ứng khi Lê Minh Sơn gọi người Mông là người Mèo 148208468145895-vy-la-thanh-1

Thí sinh Vy La Thành người Mông đến từ Sơn La biểu diễn ca khúc tự mình sáng tác trong chương trình Sing my song

Trong chương trình Sing my song tập 5 được phát sóng trên VTV3 tối ngày 18.12, thí sinh Vy La Thành đã mang tới cho chương trình ca khúc với một màu sắc âm nhạc thú vị của núi rừng Tây Bắc, đó là ca khúc “Người Mông”.

Vy La Thành mặc trong bộ trang phục người Mông cách điệu và cô hát ca khúc mình tự sáng tác bằng tiếng Việt và tiếng Mông. Kết thúc bài hát, giới thiệu về mình, Vy La Thành cho biết mình đến từ Sơn La và là người Mông. Khán giả rất thích thú, và dù cả 4 vị huấn luyện viên đều không gạt cần nhưng rất thích giai điệu của bài hát. Bởi trong đó có nét văn hóa của người Mông.

Tuy nhiên điều gây bất ngờ cho khán giả trường quay cũng như cho khán giả xem truyền hình, sau phần giới thiệu của Vy La Thành, nhạc sĩ Lê Minh Sơn đã nhanh nhẩu giới thiệu với nhạc sĩ Đức Trí, người Mông tức là người Mèo.

Ngay sau đó, rất nhiều khán giả xem truyền hình đã phản ứng với cách gọi của vị nhạc sĩ này và cho rằng, anh đang thiếu sự tôn trọng đối với người Mông. Đặc biệt khán giả Hoàng Văn Nghĩa trú tại cầu Đông Tác, quận Đống Đa, Hà Nội thẳng thắn bày tỏ, cách gọi của nhạc sĩ Lê Minh Sơn là cách gọi không chính thống và có phần miệt thị đối với người Mông. 

Còn khán giả Nguyễn Hoa, trú tại ngõ Thổ Quan 1, quận Đống Đa, Hà Nội cho rằng: "Có thể nhạc sĩ Lê Minh Sơn không cố ý, hoặc không biết cách gọi đó là xách mé đối với người Mông. Nhưng là nhạc sĩ, lại ngồi ghế giám khảo thì cũng nên tìm hiểu hoặc cân nhắc cách nói, cách gọi như vậy trên sóng truyền hình".
Khán giả phản ứng khi Lê Minh Sơn gọi người Mông là người Mèo 148208488045367-minh-s--n

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn trong chương trình Sing my song tập 5 diễn ra tối 18.12 trên kênh VTV3

Khán giả Thanh Hậu, trú tại thôn Văn Mỹ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội nói: "Cách gọi tên người Mông cần sử dụng chính xác, không nên gọi một cách tùy tiện".

Theo chuyên gia Giang Lâm, người nghiên cứu văn hóa – lịch sử dân tộc Mông cho biết, đối với ngôn ngữ Mông, từ “Mông” có nghĩa là “người”, chỉ rõ ra sự tôn trọng đối với họ. Trong khi, nếu gọi theo cách gọi, người Mèo nghĩa là đang ám chỉ dùng để gọi một con vật nuôi thuần túy là con mèo mà không thể có ý nghĩa nào khác hơn. Hay gọi là Miêu, tức là thuật ngữ để chỉ những kẻ man di, mọi rợ. Và điều này lý giải vì sao lại có sự phản đối quyết liệt của người Mông khi bị gọi là người Mèo.

Tại Hội nghị cốt cán dân tộc Mông năm 1978 đã chính thức gọi tên dân tộc này là dân tộc Mông. Từ đó về sau các văn bản Nhà nước đều viết là “Mông”.