Liên Hợp Quốc: Mỗi năm con người vứt đi cỡ 10 tỷ USD kim loại quý trong rác thải điện tử 5067003_Cover_Rac


Đó là số liệu trong báo cáo mới nhất của hội đồng giám sát rác thải điện tử thuộc Liên Hợp Quốc về vấn đề môi trường. Mỗi năm trong hàng triệu tấn rác thải điện tử và rác công nghệ, những bảng mạch và chân tiếp xúc của những món đồ vứt đi ấy chứa lượng kim loại quý như vàng, bạch kim, bạc… với giá trị cỡ khoảng 10 tỷ USD. Theo ước tính trong báo cáo của hội đồng này, năm 2019, con người thải ra môi trường con số kỷ lục 54 triệu tấn thiết bị công nghệ và đồ điện tử không còn giá trị sử dụng, tăng 21% chỉ trong vòng 5 năm, và tương đương với việc mỗi cá nhân trên trái đất thải ra môi trường trung bình 7,3 kg.

Liên Hợp Quốc: Mỗi năm con người vứt đi cỡ 10 tỷ USD kim loại quý trong rác thải điện tử 5066999_Tinhte_Rac1
[size]

Bản báo cáo này đổ lỗi cho quá trình quản lý của chính phủ các quốc gia, và đổ lỗi cho các hãng sản xuất thiết bị, tạo ra những món đồ công nghệ và điện tử với vòng đời ngắn, một số thậm chí còn không thể sửa chữa, hỏng là sẽ trở thành rác điện tử. Các chuyên gia của ủy ban giám sát rác thải điện tử cho rằng, tình hình này là “một scandal hoàn toàn có thể phòng ngừa từ trước.”

Theo báo cáo này, những người sống ở Bắc Âu thải ra nhiều rác công nghệ nhất, trung bình 22,4 kg mỗi đầu người. Kế đến là Úc và New Zealand, trung bình 21,3 kg mỗi người. Con số này ở Mỹ và Canada là 20,9 kg. Tính trung bình ở châu Á và châu Phi, chúng ta xả thải đồ công nghệ hỏng hóc ra môi trường với tần suất thấp hơn nhiều, lần lượt là 5,6 kg và 2,5 kg mỗi đầu người trong năm 2019 vừa rồi.

Rác thải điện tử và công nghệ chứa rất nhiều nguyên liệu quý giá hoàn toàn có thể tái chế được, như đồng, thép, bạc, vàng, bạch kim, với giá trị ước tính sơ sơ khoảng 57 tỷ USD trong toàn bộ 54 triệu tấn rác công nghệ mà con người vứt bỏ trong năm vừa rồi. Nếu chỉ tính riêng kim loại quý, ước tính giá trị của chúng rơi vào khoảng 14 tỷ USD, nhưng chỉ tái chế được có 4 tỷ USD giá trị vàng, bạc hay bạch kim mà thôi. Còn lại phần lớn rác thải công nghệ hoặc bị đốt, hoặc bị chôn dưới lòng đất thay vì được tái chế.

[/size]
Liên Hợp Quốc: Mỗi năm con người vứt đi cỡ 10 tỷ USD kim loại quý trong rác thải điện tử 5067000_Tinhte_Rac2
[size]

Dù xả thải rác điện tử nhiều nhất, nhưng châu Âu cũng có tỷ lệ tái chế rác điện tử cao nhất ở mức 42%, kế đến là châu Á nhưng chỉ ở mức 12%. Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Đại Dương chỉ có tỷ lệ 9%, còn ở châu Phi, con số này là 0.9%. Ở những quốc gia thu nhập trung bình và thấp, rác điện tử cũng được tái chế nhưng quy trình rất không an toàn, như đốt bo mạch điện tử để lấy lại đồng chẳng hạn. Quy trình này tạo ra khí độc chứa những kim loại nặng như chì, thủy ngân và cadmium, “từ đó gây ra tác động rất xấu tới sức khỏe công nhân cũng như trẻ em sống gần nơi xử lý rác thải công nghệ,” theo báo cáo của Liên Hợp Quốc.

Chưa dừng lại ở đó, ước tính mỗi năm lượng thủy ngân trong màn hình, TV, đèn tiết kiệm điện và những món đồ điện tử khác bị chôn xuống đất đạt mức 50 tấn. Còn lượng khí nhà kính từ những chiếc tủ lạnh và tủ đông, điều hòa nhiệt độ bị hỏng tương đương với 98 triệu tấn carbon dioxide xả vào bầu khí quyển.

Kees Baldé thuộc trường đại học Liên Hợp Quốc tại Bonn, đồng tác giả bản báo cáo nói trên cho biết: “Rác thải công nghệ là một vấn đề đau đầu vì khối lượng rác thải đang tăng với tốc độ đáng báo động mỗi năm, và tốc độ tái chế không bắt kịp được với tốc độ con người xả thải. Điều quan trọng nhất là muốn xả rác thải điện tử, mọi người đều phải đóng một khoản phí tái chế, còn ở thời điểm bây giờ xả rác gần như tự do, miễn phí.”

[/size]
Liên Hợp Quốc: Mỗi năm con người vứt đi cỡ 10 tỷ USD kim loại quý trong rác thải điện tử 5067001_Tinhte_Rac3
[size]

Mijke Hertoghs của Liên minh Viễn thông Quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc cho rằng: “Vấn đề lớn nhất hiện giờ là ở nhiều quốc gia, gần như không có hệ thống thu gom rác điện tử. Những công ty tạo ra các sản phẩm để người dùng vứt đi sau vài năm hiện giờ không có nghĩa vụ phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với những món đồ trở thành rác thải do họ sản xuất ra, sau khi vòng đời sản phẩm kết thúc.”Tuy nhiên ông cũng ghi nhận giá trị tiềm năng của hàng triệu tấn kim loại quý còn sót lại trong hàng chục triệu tấn rác thải công nghệ. Ông Baldé cũng đồng ý với nhận định đó: “Nếu việc thu gom và tái chế được diễn ra với quy mô và tổ chức tốt hơn, quy mô kinh tế cũng sẽ tăng mạnh và đó sẽ là cơ hội cho cả một ngành kinh tế mới, hỗ trợ việc làm mới. Quỹ lương cho ngành kinh tế mới này cũng sẽ rất cao, và việc tái chế cũng sẽ giảm mạnh tác động của ngành khai mỏ đối với môi trường: “Một gram vàng khai thác để lại rất nhiều hậu quả cho môi trường sống.”

Maria Neira thuộc WHO cho biết: “Xử lý rác thải công nghệ không đúng cách đang tạo ra nguy cơ độc hại cho con người ở mức đáng báo động, chúng âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe của các công nhân môi trường và cả thế hệ sau nữa.” Theo cô, cứ 4 đứa trẻ tử vong trước tuổi 18 thì có 1 trường hợp là hệ quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ ô nhiễm môi trường.

[/size]
Theo Guardian