Ở độ sâu từ 2.400 mét (1,5 dặm) đến 2.800 mét (1,7 dặm) dưới đáy  Ấn Độ Dương, các miệng núi lửa hoạt động ngầm khi các các mảng địa chất xê dịch làm cho magma phun trào khiến nước sôi, tạo thành cấu trúc như ống khói. Ngay chính tại miệng núi lửa này có một loài ốc sên sinh sống được gọi là Iron Snail (hay Volcano Snail)
Loài ốc sên này có thể sống được trong môi trường nước với nhiệt độ lên tới 750 độ F tương đương 399 độ C.

Loài ốc sên sinh sống ở độ sâu từ 2.400 mét trên các miệng núi lửa 146867462_3954823634569122_4240004044089054143_n.jpg_nc_cat107ccb3_nc_sidb9115d_nc_ohcQArgFjsqS0cAX9nBHlZ_nc_htscontent.fhan2-5


Vỏ và vảy chân của động vật chân bụng có ba lớp riêng biệt giúp bảo vệ ốc khỏi những kẻ săn mồi và môi trường khắc nghiệt mà nó sinh sống.
Lớp bên trong vỏ của chúng được làm bằng aragonit, một dạng canxi cacbonat thường được tìm thấy ở cả vỏ của động vật thân mềm và ở các loài san hô khác nhau. Lớp bên trong này giúp tản nhiệt, giúp ốc thoát khỏi tình trạng nước sôi do núi lửa gây ra.


Lớp giữa tương đương với lớp ngoài hữu cơ cũng được tìm thấy ở các loài động vật chân bụng khác, và cũng là lớp dày nhất trong ba lớp - khoảng 150 μm. Lớp này hoạt động như một lớp đệm hấp thụ sức căng cơ học và năng lượng làm cho vỏ cứng và khó vỡ hơn.

Loài ốc sên sinh sống ở độ sâu từ 2.400 mét trên các miệng núi lửa 146471342_3954823651235787_1101018016945717810_n.jpg_nc_cat102ccb3_nc_sidb9115d_nc_ohcvjcOCSKbCCAAX9qz7d__nc_htscontent.fhan2-1


Nhưng ấn tượng hơn cả là lớp bên ngoài. Nó dày khoảng 30 μm và được làm bằng sắt sunfua, đặc biệt là pyrit và greigit. Đây là loài động vật duy nhất có vỏ làm bằng thép như vậy. Các hạt nano greigite bao phủ bên ngoài chủ yếu đóng vai trò là chất hấp thụ xung kích, chấn động khi chịu áp suất cao, ngăn chặn các vết nứt lớn hình thành trên vỏ vốn có thể gây tử vong cho ốc sên.


Loài ốc sên sinh sống ở độ sâu từ 2.400 mét trên các miệng núi lửa 148077712_3954823714569114_7446472499481323537_n.jpg_nc_cat105ccb3_nc_sidb9115d_nc_ohcG6ank7ZRKF8AX-oHUnW_nc_htscontent.fhan2-4

Cấu tạo của vỏ ốc ấn tượng đến mức quân đội Hoa Kỳ hiện đang tài trợ cho một nghiên cứu về nó với hy vọng phát triển những hiểu biết sâu hơn để thiết kế áo giáp quân sự kiểu mới.






C5Z theo zmescience, wikipedia