Tạo layer từ vùng chọn
Mở hình ảnh đầu tiên ra: ảnh này có hai phần, khung tranh và hình của
mấy chiếc vỏ ốc bên trong khung tranh. Chúng ta sẽ tìm cách tách khung
tranh từ hình này ra một layer mới.
.gHép ảnh vào khung hình Frame
Đây là một hình ảnh khá dễ tách, cả về hình dạng và màu sắc. Đơn giản
nhất là sử dụng Marquee để tạo vùng chọn quanh bức tranh mấy chiếc vỏ
ốc. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng bất cứ công cụ tạo vùng chọn nào ưa
thích của mình:
.gHép ảnh vào khung hình Frame2
Nếu vùng chọn lấn vào khung tranh một chút cũng không sao, khi đã hài
lòng, Ctrl Shift I để đảo vùng chọn. Lúc này bạn
đã có một vùng chọn quanh tất cả mọi thứ, trừ bức tranh vỏ ốc. Ấn
Ctrl
J
để tạo layer mới dựa trên vùng chọn. Nếu lúc này bạn tạm
giấu hình nền đi, layer mới của chúng ta sẽ nhìn như sau:
gHép ảnh vào khung hình Frame4
Tạm thời cứ để khung tranh tại đó, bây giờ hãy dùng Ctrl N
tạo một văn bản ảnh mới với diện tích 800 x 600 px. Chúng ta sẽ dùng
hình ảnh này để làm nền cho khung tranh. Bây giờ hãy thử fill nền với
một màu bất kì:
gHép ảnh vào khung hình Framebg0
Nhìn cũng ổn, nhưng thiếu thiếu cái gì đó. Sử dụng độc một mảng màu
lớn không thay đổi thường dẫn đến hình ảnh rất phẳng và thiếu chiều sâu.
Dĩ nhiên còn tùy mục đích thiết kế của bạn, trong trường hợp này tôi
không hài lòng với màu nền quá đơn điệu thế này. Hãy ấn
Alt
Ctrl Z
để quay trở lại trước khi fill màu.
Giới thiệu: Gradient tool
Ấn vào biểu tượng
gHép ảnh vào khung hình Gradient-tool hoặc phím tắt G để
chọn gradient tool. Công cụ này cho phép tạo những dải màu mượt theo
hướng và hình dạng tùy chọn. Trong trường hợp này chúng ta sẽ chọn
radial gradient, hãy ẩn vào icon
gHép ảnh vào khung hình Radial-gradient2 ở phía trên bảng tùy chọn.
Mặc định của công cụ gradient là chuyển màu từ foreground sang
background. Để đổi màu hãy click vào
gHép ảnh vào khung hình Gradient trên bảng tùy chọn. Tại đây bạn có
thể lựa chọn từ các bộ gradient có sẵn, hoặc tự tạo gradient với màu sắc
và độ mượt riêng.
gHép ảnh vào khung hình Gradient-option
Bạn có thể thấy ở mỗi đầu của dải màu trong bảng này có 2 biểu tượng gHép ảnh vào khung hình Gradient-point1, một ở phía trên, một ở phía dưới.
Click vào icon này ở phía dưới sẽ hiện ra bảng màu cho bạn lựa chọn. Ở
đây chúng ta sẽ dùng màu #830506 cho đầu trái và màu
#370000
cho đầu phải.
Khi đã chọn màu xong, ấn OK.
Bây giờ, hãy click chuột và kéo từ góc trên của văn bản ảnh xuống góc
dưới, bạn sẽ thấy dải màu xuất hiện như hình dưới:
gHép ảnh vào khung hình Framebg1
Sử dụng công cụ gradient làm màu nền của chúng ta có chiều sâu và ấm
hơn rất nhiều.
Quay trở lại với khung ảnh bạn vừa tách ra lúc nãy, dùng công cụ move
tool (V) kéo layer khung ảnh đó vào ảnh nền chúng ta
mới tạo ra này, rồi cùng free transform (Ctrl T) thu
nhỏ khung ảnh xuống một chút. Đặt tên cho layer này là “Khung ảnh”
.gHép ảnh vào khung hình Framebg3
Bây giờ hãy mở ảnh thứ hai của bài học này ra, và làm tương tự: dùng
move tool (V) kéo vào, rồi free transform (
Ctrl
T
) cho nhỏ lại chút. Đặt tên là cho layer này là “Ảnh”.
gHép ảnh vào khung hình Framebg4
Hiện giờ nhìn bức ảnh có vẻ như đang nổi trên không trung chứ không
nằm trong khung ảnh. Hãy nhớ lại bài 3 của chúng ta về thứ tự layer,
layer nào nằm trên sẽ che khuất layer nằm dưới. Vì thế hãy dùng chuột
kéo layer “Ảnh” xuống bên dưới layer “Khung ảnh” trong bảng layer:
gHép ảnh vào khung hình Layer1
Bây giờ ảnh của chúng ta mới nhìn giống như nó đang nằm trong khung:
gHép ảnh vào khung hình Framebg5
Layer style
Layer style là các hiệu ứng đặc biệt để áp dụng cho layer. Đây là một
công cục cực kì mạnh (và tìm hiểu nó cũng khá vui), đặc biệt trong áp
dụng cho các hiệu ứng text. Chúng ta sẽ áp dụng một trong những phổ biến
nhất cho layer “Khung ảnh”: drop shadow
Chọn layer “Khung ảnh”, ấn vào icon
gHép ảnh vào khung hình Layerstyle ở hàng dưới cùng của bảng layer,
chọn drop shadows. Bạn sẽ thấy bảng layer style xuất hiện. Có nhiều cách
để vào bảng này, bạn có thể click chuột vào phải layer cần áp dụng chọn
blending options, hoặc vào
Layer -> Layer
style -> Blending options
.
gHép ảnh vào khung hình Layer2
Ở cột phía bên trái là các hiệu ứng có thể áp dụng cho layer, ở đây
chúng ta chỉ cần chọn Drop Shadow. Cột bên phải là tùy chọn riêng cho
từng hiệu ứng. Các bạn có thể sẽ bị choáng ngợp bởi quá nhiều tùy chọn.
Nhưng đừng lo, =), với bài này tùy chọn mặc định không cần thay đổi.
Drop shadow là hiệu ứng thả bóng cho layer
Nếu bạn đang ở trong bảng tùy chọn của drop shadow, bạn có thể trỏ
chuột vào văn bản ảnh và kéo, các bạn sẽ thấy bóng của layer xuất hiện
theo con trỏ. Nếu bạn không thích dùng chuột có thể chỉnh vị trí của
bóng bằng tùy chọn angle và distance. Chỉnh vị trí cho bóng khung ảnh
hiện ra ở mép phải và mép dưới của layer cho phù hợp với hướng nguồn
sáng.
gHép ảnh vào khung hình Framebg6
Giờ hãy giữ phím Ctrl và chọn cả hai layer “Ảnh” và
“Khung ảnh” trong bảng layer. Dùng free transform (Ctrl T)
lật nghiêng hình sang trái một chút:
gHép ảnh vào khung hình Framebg7
Thêm một chút text và bạn đã hòan thành [color:e3a8=#006400! important]sản phẩm ghép ảnh của mình!