Căn bệnh quái ác cướp đi mạng sống của ca sĩ Wanbi Tuấn Anh khi anh mới 26 tuổi được xác định là u tuyến yên hiếm gặp trong não, với trung bình 1 triệu người thì chỉ 1 người mắc phải.
Trên thế giới, ước tính cứ năm người thì có một người có khối u tuyến yên. Tuy nhiên, chỉ một số ít trường hợp mắc u tuyến yên ác tính, còn lại đa phần đều là u lành tính. Dẫu vậy, nếu các u này không được chuẩn đoán sớm có thể dẫn đến tình trạng chèn ép não, làm suy giảm thị lực và chức năng tuyến yên.
Giải mã căn bệnh triệu người mắc một của Wanbi Tuấn Anh Yen
Tuyến yên có kích thước chỉ bằng hạt đậu.
Trên thực tế, tuyến yên còn có tên gọi khác là tuyến não thùy, là một trong những tuyến nội tiết tố của cơ thể, có kích thước chỉ tương đương một hạt đậu với trọng lượng chỉ từ 0,5 – 1g. Tuyến yên là nơi tiết hormone kích thích sinh trưởng, kích thích tuyến giáp, kích thích sinh dục…. Tuy nhỏ bé nhưng tuyến yên điều tiết gần như mọi hoạt động của cơ thể, từ sinh trưởng, phát triển tới sinh dục và tự vệ.
Tuy u tuyến yên có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với cuộc sống con người nhưng việc chuẩn đoán căn bệnh này hoàn toàn không dễ dàng. Trên thực tế, triệu trứng của bệnh u tuyến yên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Nếu các bác sĩ chuẩn đoán thiếu kinh nghiệm, việc phát hiện ra căn bệnh này sẽ rất tốn thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Không phải ngoại lệ, ca sĩ Wanbi Tuấn Anh cũng là một trong những người không được chuẩn đoán căn bệnh u tuyến yên từ sớm. Khi mắt anh không thể nhìn được bình thường, các bác sĩ bệnh viện mắt khám và cho rằng anh bị nhiễm virus. Khi các phương pháp chữa trị không đạt hiệu quả kéo theo bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn, căn bệnh u tuyến yên hiếm gặp của Wanbi Tuấn Anh mới được phát hiện.
Để phát hiện u tuyến yên, các bác sĩ không chỉ quan sát kĩ các triệu chứng bên ngoài mà còn phải dùng nhiều phương pháp hỗ trợ chuyên sâu, trong đó có việc chuẩn đoán hình ảnh thông qua phương pháp chụp CT và MRI. Tùy từng tình trạng bệnh lý, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hoặc chiếu tia phóng xạ để loại bỏ khối u.
Giải mã căn bệnh triệu người mắc một của Wanbi Tuấn Anh Yen-2
Vai trò của tuyến yên.
Việc phẫu thuật nội soi cắt bỏ u tuyến yên có thể được thực hiện thông qua đường mũi. Nhờ phương pháp nội soi, các bác sĩ có thể nhìn thấy rõ khối u và tuyến yên, giúp việc cắt bỏ được tiến hành chính xác hơn. Trong khi đó, nếu là u ác tính, các bác sĩ sẽ sử dụng dao Gamma để loại bỏ khối u. Các tia phóng xạ nhỏ sẽ được chiếu vào khối u từ nhiều hướng, giúp triệt tiêu các tế bào dị dạng. Ngoài ra, dao Gamma cũng dùng để phẫu thuật u lành tính không thể cắt bỏ bằng phương pháp nội soi.
Tuy các phương pháp điều trị u tuyến yên ngày càng phát triển nhưng nó cũng không thể đảm bảo khả năng thành công lên tới 100%. Đau xót cho gia đình, bạn bè và những người hâm mộ, Wanbi Tuấn Anh là một trong những trường hợp không thể được chữa khỏi, dù anh từng sang Singapore, một trong những quốc gia có nền y học hiện đại nhất nhì khu vực Đông Nam Á để tiến hành phẫu thuật.
Giải mã căn bệnh triệu người mắc một của Wanbi Tuấn Anh Yen-3
Do bệnh tình trở nên nghiêm trọng, tối ngày 20/7/2013, Wanbi Tuấn Anh được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Gần trưa ngày hôm sau, 21/7, não Wanbi đã không còn dấu hiệu hoạt động nhưng mạch vẫn đập và anh vẫn thở. Khoảng 16h, các bác sĩ rút ống truyền. Tới 16h23, Wanbi Tuấn Anh trút hơi thở cuối cùng và vĩnh viễn ra đi ở tuổi 26.
Trên thực tế, u tuyến yên là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kể độ tuổi nào. Các u tuyến yên phát triển chậm và ít di căn, ngoại trừ u ác tính. Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa thể xác định được nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này, ngoài yếu tố di truyền được phát hiện ở một số ít trường hợp. Rất có thể, Wanbi Tuấn Anh thừa hưởng căn bệnh quái ác từ cha, người qua đời hơn 4 năm trước vì căn bệnh tương tự.
Hồng Duy (tổng hợp)
Theo Infonet