Trong một bài bình luận nhan đề “hội chứng Mourinho”, nhà báo Joan M Batlle, Phó Tổng biên tập tờ Sport nhận xét mặc dù đã rời Madrid và trở lại dẫn dắt Chelsea nhưng “Người đặc biệt” Jose Mourinho vẫn để lại những di chứng trong làng bóng đá Tây Ban Nha.
"Bóng ma" Mourinho "ám" cả Real lẫn Barca Josemourinho
HLV Mourinho ngày còn dẫn dắt Real
Bài báo viết:

Lo lắng hơn là chỉ trích.  Thời gian cầm quân của Mourinho ở bóng đá Tây Ban Nha gây sốc đến nỗi giờ đây không ai muốn gắn mình với cách nhìn và cách hiểu bóng đá của HLV này. Đầu tiên là Real Madrid, với việc từ bỏ lối chơi và di sản mà “The Special One” để lại, mặc dù tân HLV Carlo Ancelotti cũng chưa định hình được một  lối chơi rõ ràng cho đội bóng áo trắng. 

Hiện tại, các cuộc tranh luận ở thủ đô Madrid vẫn còn mang những dấu ấn của Mou: Iker Casillas hay Diego Lopez, và đề tài muôn thủa: theo chủ nghĩa kết quả hay theo lối chơi trình diễn. Bởi vì vừa hiệu quả và vừa đẹp mắt như Barca thời hoàng kim là một một thách thức mà chủ tịch Florentino Perez có tiêu cả núi tiền cũng khó có thể đạt được, do đặc điểm của những cầu thủ mà Real Madrid có trong tay, dù HLV là bất cứ ai đi chăng nữa. 

"Bóng ma" Mourinho "ám" cả Real lẫn Barca Mourinho_celsea1
Mặt khác, gần đây lại có những tiếng thì thầm rằng Barca đang bị “Madrid hóa”, thậm chí tệ hơn, đang bị :”Mourinho hóa”. Không có lý do gì để nghĩ tới điều này, nhưng những người cực đoan theo “chủ nghĩa Guardiola” đã lo lắng quá mức và báo động sớm, tạo nên một luồng dư luận  làm cho Tata Martino không cảm thấy thoải mái. Cách đây vài ngày, tôi có bày tỏ cảm tưởng rằng luồng ý kiến trên không phải là một cuộc tấn công vào Martino mà chỉ là lời cảnh báo chống lại một điều mà những người theo chủ nghĩa Barca không muốn xảy ra: đó là từ chỗ chơi hay tuyệt đỉnh sang khuynh hướng chạy theo chủ nghĩa kết quả. Tuy không có sự chỉ trích, nhưng đúng là có cuộc tranh luận về diễn biến của lối chơi hiện nay của Barca, phần nào gây ra sự lo lắng. Cá nhân mà nói, tôi nghĩ rằng những giải pháp mới của Tata là cần thiết để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại và nhất là cả với tương lai nữa.

Nếu nhìn “hội chứng Mourinho” theo cách này, người ta có thể hiểu rõ hơn thực chất của vấn đề. Gerardo Martino không phải là người theo học thuyết của Mourinho. Chỉ cần nhìn cách ông dẫn dắt Newells hay ĐTQG Paraguay trước đây, là các cule có thể yên tâm tân HLV có con đường riêng của mình.