Mỹ, Nga có thể bắt tay nhau vì cuộc chiến chống IS?

Lần đầu tiên Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu có chung một kẻ thù là Nhà nước Hồi giáo (IS). Họ có thể khởi động một sự hợp tác giữa các bên để giảm mối đe dọa từ tổ chức cực đoan này.

Mỹ, Nga có thể bắt tay nhau vì cuộc chiến chống IS? Zing_khong_kich1
Khói bốc lên từ một cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu nhằm vào cơ sở của IS. Ảnh: popularresistance.org

Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nga liệu có thể hợp tác trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ngay cả khi mối quan hệ ngoại giao giữa các nước đang leo thang vì vấn đề Ukraine? Câu trả lời là có thể, song con đường hợp tác giữa các bên không hề dễ dàng.
Trong trường hợp, mối quan hệ giữa Mỹ, EU và Nga tiến triển tốt hơn, sự hợp tác chống khủng bố sẽ không thể phát triển mạnh mẽ như kỳ vọng của nhiều người, kể từ sau vụ khủng bố 11/9. Nguyên nhân xuất phát từ sự khác biệt trong cách nhìn nhận của từng quốc gia về bản chất của các mối đe dọa khủng bố, theo National Interest.
Đối với Mỹ, mối đe dọa xuất phát từ bên ngoài đã phá vỡ các tổ chức của xã hội tại nước này. Đó là bài học mà Washington rút ra từ vụ khủng bố tòa tháp đôi ngày 11/9/2001. Washington coi al-Qaeda là một trong số những tổ chức khủng bố đe dọa những giá trị dân chủ cốt lõi của phương Tây.
Trong khi đối với Nga, mối đe dọa khủng bố có liên hệ mật thiết với phong trào ly khai. Đó là bài học mà Nga rút ra từ Chechnya khi Moscow thực hiện các chính sách chống phong trào này. Dù những phần tử Hồi giáo cực đoan cũng thuộc danh sách những chiến binh Chechnya trong những năm 90, ban đầu Moscow chỉ xem đây là phong trào đòi tuyên bố về việc thành lập một nhà nước độc lập, chứ không xem là mối đe dọa có thể phá hủy xã hội Nga.
Trong những năm 2000, Mỹ quan tâm tới việc chia sẻ tin tức tình báo về al-Qaeda, trong khi Nga muốn thông tin về người Chechnya lưu vong vì nghi rằng họ hỗ trợ hoạt động ly khai. Tuy nhiên, cả hai bên chỉ tập trung vào việc giải quyết mối đe dọa của riêng họ mà không đưa ra tín hiệu trợ giúp các quốc gia khác.



Liên quân sắp hết mục tiêu để không kích IS

Các cuộc không kích của liên quân ngày một thưa thớt, có lúc ngưng hẳn trong nhiều tuần, vì các mục tiêu lớn của IS gần như đã bị xóa sổ và IS cũng có các chiến thuật đối phó mới.

[size=14]Kẻ thù chung

Tuy nhiên, không giống al-Qaeda, IS không tìm kiếm nơi trú ẩn trong một nhà nước độc lập hoặc vùng lãnh thổ không ai nắm quyền kiểm soát. Nhóm này đang đẩy mạnh hoạt động chiếm giữ đất đai để thành lập một nhà nước. IS tích cực tuyển mộ các chiến binh nước ngoài, đào tạo và sau đó trả chúng về quê hương để phá hoại.
Theo con số thống kê, khoảng 15.000 binh lính nước ngoài, gồm 3.000 người từ phương Tây và khoảng 1.000 chiến binh thánh chiến nói tiếng Nga, đang nằm trong hàng ngũ IS. Một số người đã quay trở về châu Âu và Nga để thực hiện các vụ tấn công. Những chiến binh khác vẫn phục vụ cho IS.
Kết quả, lần đầu tiên trong cuộc chiến chống khủng bố, Mỹ, EU và Nga có chung một kẻ thù. Họ không chấp nhận sự tồn tại của một tổ chức khủng bố chuyên đào tạo công dân của họ và hứng thú với việc trao đổi các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và rõ ràng, giới lãnh đạo Mỹ, EU và Nga đã không thể ngồi yên và chờ đợi tới khi IS liên tục thực hiện các vụ hành quyết công dân phương Tây rồi mới thực hiện chiến dịch chống khủng bố nhằm vào tổ chức này.
Có thể hợp tác chống IS
Mỹ, liên minh châu Âu và Nga có thể bắt đầu quá trình hợp tác chống lại nhóm Hồi giáo cực đoan thông qua các bước nhỏ, cụ thể và mang tính thực tế. Đó có thể là việc các bên chia sẻ thông tin tình báo về IS và phối hợp trong các hoạt động chung đặc biệt nhằm chống lại các mục tiêu của phiến quân Hồi giáo cực đoan.
Nga cũng có thể cung cấp những chuyên gia tư vấn, các chương trình đào tạo và gửi vũ khí chống lực lượng người Kurd đang phối hợp với phương Tây trong cuộc chiến tiêu diệt IS.
Theo National Interest, phương Tây không nên đánh giá thấp sự đóng góp mà Moscow có thể thực hiện trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Hội nghị sắp tới về Chống Chủ nghĩa cực đoan bạo lực diễn ra tại Washington sẽ tạo cơ hội để phương Tây và Nga khởi động một cuộc đối thoại cấp cao về hợp tác chống khủng bố.
Sự hợp tác này tuy không khiến cuộc khủng hoảng Ukraine được giải quyết dễ dàng hơn, nhưng nó có thể làm giảm các mối đe dọa từ IS và làm chậm sự suy thoái nguy hiểm trong quan hệ giữa Nga và phương Tây.



Vì sao chiến dịch không kích IS chưa hiệu quả?

Các chiến dịch không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo cần đến lực lượng mặt đất mới có thể ngăn chặn sự bành trướng của IS.




Cái giá Mỹ phải trả để tiêu diệt IS

Mỹ đang dẫn đầu liên minh không kích lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria nhưng Lầu Năm Góc cho rằng cần đào tạo 15.000 tay súng ở Syria để chống lại IS.
[/size]

Hải Anh