C5ZONE
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN C5Zone


Bạn nên đăng nhập hoặc đăng ký thì mới xem được những nội dung chính của DIỄN ĐÀN. Việc đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên không tốn phí gì đâu. bạn yên tâm.
Bạn cũng có thể cứ làm khách vẫn xem được một phần nội dung của Diễn đàn, nhưng bị nhiều hạn chế hạn chế ở các chuyên mục như: không xem được ảnh, không nhìn thấy link ...

< /form>< /div>< /div>
C5ZONE
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN C5Zone


Bạn nên đăng nhập hoặc đăng ký thì mới xem được những nội dung chính của DIỄN ĐÀN. Việc đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên không tốn phí gì đâu. bạn yên tâm.
Bạn cũng có thể cứ làm khách vẫn xem được một phần nội dung của Diễn đàn, nhưng bị nhiều hạn chế hạn chế ở các chuyên mục như: không xem được ảnh, không nhìn thấy link ...

< /form>< /div>< /div>
C5ZONE
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

C5ZONELog in

We Share


descriptionNhững câu chuyện cảm động ngày cuối năm ở Trung Quốc EmptyNhững câu chuyện cảm động ngày cuối năm ở Trung Quốc

more_horiz
 Con trai cõng mẹ để kịp chuyến tàu hồi huơng, nuốt lệ tiễn con về quê ăn Tết, thiệt mạng trên hành trình về gặp con là những chuyện cảm động trong "cuộc di dân" lớn nhất thế giới.
Mỗi khi Tết âm lịch tới gần, hàng triệu người Trung Quốc lên đường về quê để đoàn tụ gia đình. Đây được coi là "cuộc di cư" hàng năm lớn nhất thế giới khi nhiều người trong số hơn 1,3 tỷ dân Trung Quốc làm việc tại các thành phố lớn, cách nhà của họ hàng trăm km. "Tuần lễ vàng" dịp Tết âm lịch là khoảng thời gian hiếm hoi để họ đoàn tụ với gia đình. Đây cũng là thời điểm các dịch vụ vận tải công cộng quá tải.

Cõng mẹ chạy theo tàu để kịp về quê đón tết

Những câu chuyện cảm động ngày cuối năm ở Trung Quốc Hoihuong
Ông 
Lv Junrong, 59 tuổi, cõng mẹ chạy trên sân ga để kịp chuyến tàu hồi huơng đón tết. Ảnh: China Daily
[size]
Trong hành trình hồi huơng đón tết ngày 31/1, gia đình ông Lv Junrong, 59 tuổi, tới sân ga khi hành khách đã yên vị trên con tàu hồi huơng. Lo ngại việc lỡ chuyến, ông Lv đã cõng nguời mẹ 82 tuổi trên lưng để kịp giờ.
Hình ảnh một nguời đàn ông ngoại ngũ tuần cõng mẹ già trên vai, đi sau là nguời vợ mang lỉnh kỉnh đồ đạc khiến nhiều nguời cảm động.
Gia đình ông Lv sống ở thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy. Họ tới thành phố cách đó 500 km để sống cùng con trai và trông cháu nhỏ. Ngày cuối năm, họ phải về quê để thắp huơng gia tiên trong dịp năm mới.
Những nỗ lực của gia đình Lv Junrong giúp họ kịp lên tàu truớc khi nó chuyển bánh. Tuy nhiên, nhiều nguời không may mắn như họ trong hành trình về quê đón Tết. Rất nhiều truờng hợp bị kẹt lại nhà ga, bến xe khi hệ thống vận tải hành khách của Trung Quốc không đáp ứng được nhu cầu của mọi nguời trong cuộc di dân thường niên lớn nhất hành tinh.

Người mẹ trẻ nuốt lệ tiễn con nhỏ về quê ăn Tết

Trong mùa "di dân" khổng lồ dịp Tết, tại các nhà ga, ngoài những hình ảnh dòng người tấp nập là những cảnh chia tay người thân, như chuyện của cô Zhang Yu, 32 tuổi, phải tạm xa con gái Fan Jing Qi, 5 tuổi.
[/size]
Những câu chuyện cảm động ngày cuối năm ở Trung Quốc Zing_TQ__Tau_1
Khoảnh khắc Zhang chia tay cô con gái nhỏ về quê ăn tết. Ảnh: China News
[size]
Ngậm ngùi tiễn con rời nhà ga tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc, trước khi tàu chạy vào ngày 2/2, Zhang cố gắng trò chuyện thêm với cô con gái nhỏ.
Là một nhân viên bán thuốc, Zhang chia sẻ: "Công việc của tôi rất bận nên tôi không có thời gian nhiều để chơi với con. Do vậy, tôi thường gửi nó đến một lớp học đàn piano. Nhưng lớp học đã tạm nghỉ Tết cách đây vài ngày mà tôi vẫn phải làm việc nên không có thời gian chăm sóc con".
Việc gửi con về quê đón tết với ông bà là một quyết định khó khăn của nguời mẹ như Zhang. Tuy nhiên, cuộc sống mưu sinh khiến cô không có lựa chọn khác. Nuốt lệ nhìn đoàn tàu đưa con rời thành phố, Zhang tự an ủi mình rằng cô ráng kiếm thêm một chút tiền và có thể năm nay sẽ kiếm được nhiều hơn năm qua để chăm lo cho con tốt hơn.

Tử nạn trên đường về quê gặp con

Ngày 3/2, một vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại Ngô Châu, khu tự trị Choang Quảng Tây, Trung Quốc khiến một đôi vợ chồng trẻ thiệt mạng. Theo cảnh sát, các nạn nhân đang trên đường về quê ăn tết thì bị một chiếc xe tải đâm trúng làm họ tử vong tại chỗ.
Theo nhà chức trách Trung Quốc, cả 2 nạn nhân đều chưa buớc qua tuổi 25. Họ tử nạn khi đang trên đường về nhà để ăn tối với đứa con một năm tuổi. Điều kiện làm việc xa nhà khiến họ chưa đuợc gặp con nhỏ trong suốt 6 tháng qua.
Hình ảnh hai nguời trẻ tuổi nằm chết cách nhau khoảng hơn một mét giữa con đuờng tấp nập nguời hồi huơng đón tết khiến nhiều nguời không thể kìm nén nổi cảm xúc.
Trên mạng xã hội, nhiều nguời tỏ ra cảm thông với gia đình nạn nhân đồng thời bày tỏ nỗi thất vọng khi nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra ở Trung Quốc đúng dịp cuối năm, khi các gia đình về quê sum vầy.
18 năm không ăn Tết ở nhà
Yang Xiangbing đã gắn bó với ga Shamalada từ năm 1998. Đây là Tết thứ 18 tại ga nhỏ nằm trong vùng núi miền sâu miền xa ở dãy Daliang, thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Gần 2 thập kỷ, Yang mới chỉ ăn Tết cùng gia đình một lần.
"Khi tôi bắt đầu làm việc tại đây, con trai tôi mới chào đời. Giờ nó đã 18 tuổi", Yang kể.
[/size]
Những câu chuyện cảm động ngày cuối năm ở Trung Quốc B083fe9fe785181c026405
Yang Xiangbing và các đồng nghiệp ở lại trực Tết tại nhà ga. Ảnh: CFP
[size]
Ở độ cao gần 2.500 m, ga Shamalada cách Xichang, thủ phủ của châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, 120 km.
Mỗi ngày, chỉ một đoàn tàu dừng tại ga nằm trong thung lũng, nơi gió thổi mạnh quanh năm. Ga cũng chỉ có 6 nhân viên. Người gắn bó lâu dài nhất là 28 năm.
Do đường xa nên người dân quanh vùng thường bắt tàu đến các thị trấn lân cận. Thỉnh thoảng, tàu chỉ có vài hành khách nhưng vẫn chạy bình thường. Trong dịp đoàn tụ quan trọng nhất trong năm - Tết âm lịch, cả 6 nhân viên đều ở lại ga.
Trong khi đó, cơ trưởng Yu Zhenlong, 53 tuổi, không thể nhớ đã ăn Tết một mình trên máy bay bao nhiêu lần trong suốt 20 năm qua. "Tết là dịp bận rộn nhất năm. Ngành hàng không cũng không ngoại lệ. Trong dịp nghỉ lễ, chúng tôi vẫn làm việc bình thường", người phi công chia sẻ.
Pei Jiyang, 26 tuổi, là người rất thích đi tàu và từng mua 259 vé trong thời sinh viên. Anh từng di chuyển đến một số tỉnh xa xôi nhất của Trung Quốc. Kinh nghiệm đã giúp Pei trở thành chuyên gia mua vé tàu. Trong 3 năm, từ 2009 đến 2012, Pei mua hộ hơn 200.000 vé.
Sau khi tốt nghiệp, Pei tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm trên mạng. Tết này là năm thứ 7 anh giúp đỡ tình nguyện để mọi người có được tấm vé để đoàn viên với những người thân.
[/size]



Cuộc di cư lớn nhất thế giới dịp Tết ở Trung Quốc


Mỗi khi Tết âm lịch tới gần, hàng triệu người Trung Quốc lên đường về quê để đoàn tụ gia đình. Đây được coi là "cuộc di cư" hàng năm lớn nhất thế giới.




Trung Quốc cấm ăn mì, mang gà lên tàu cao tốc dịp Tết


Để tránh gây phiền toái và khó chịu cho các hành khách, giới chức Trung Quốc quyết định cấm người dân mang mì ăn liền và gia cầm lên các đoàn tàu cao tốc trong dịp Tết âm.

Hồng Duy - Đỗ Quyên - Minh Anh
privacy_tip Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
power_settings_newLogin to reply