Không chỉ có nhan sắc chim sa cá lặn, Hoàng hậu Nam Phương còn được lưu danh bởi tính cách hiền lành và chịu thương chịu khó đặc trưng của phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng, cuộc đời bà hoàng cuối cùng không được đẹp như nhan sắc của bà.

Cuộc đời nhung lụa thời niên thiếu

Hoàng hậu Nam Phương (tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thị Lan) vốn xuất thân từ vùng sông nước miền tây Gò Công, Tiền Giang, nơi nổi tiếng với những mỹ nữ đẹp mê hồn với làn da trắng ngần và nét mặt thanh tú. Gia thế bên ngoại nhà bà cũng nổi tiếng không kém khi ông ngoại Lê Phát Đạt là một trong 4 người giàu nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20.
Trong hồi ký, Bảo Đại viết rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông và Nam Phương diễn ra tại Đà Lạt vào mùa hè năm 1933 trong bữa tiệc của quan Đốc lý người Pháp. Mấy ngày sau, Bảo Đại về Huế và lập tức tuyên bố cưới Nguyễn Hữu Thị Lan. Các sử gia thì tin rằng, buổi dạ tiệc ấy không phải lần gặp gỡ đầu tiên mà chỉ là cuộc gặp “chốt” để Bảo Đại đưa ra quyết định dứt khoát, và sự thực là hai người đã biết nhau từ một năm trước (1932), từng ở bên nhau khá nhiều ngày trong chuyến hải trình từ Pháp về Việt Nam khi cả hai người đều hoàn thành chương trình học tại đây.

Hoàng hậu Nam Phương - Một tuổi thơ nhung lụa, một cuộc đời bão giông Nam
Một bức ảnh được chụp bên trời châu Âu của Hoàng hậu.

Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị Lan, ông viết lại: "Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê". Ít ai biết được rằng, người phụ nữ ấy đã từng 3 lần đoạt giải Hoa hậu Đông Dương đồng thời lọt vào danh sách những gương mặt hoàng gia xinh đẹp nhất mọi thời đại trên thế giới.

Hoàng hậu Nam Phương - Một tuổi thơ nhung lụa, một cuộc đời bão giông Nam_1
Hoàng hậu Nam Phương - Một tuổi thơ nhung lụa, một cuộc đời bão giông Nam_2
Nhan sắc chim sa cá lặn của Hoàng hậu Nam Phương. Nó vừa hiền lành nhưng cũng rất đỗi quyến rũ theo lời của vua Bảo Đại.

Hoàng hậu Nam Phương - Một tuổi thơ nhung lụa, một cuộc đời bão giông Nam_3
Hoàng hậu luôn là đề tài bất tận cho các nhiếp ảnh gia thời bấy giờ.

Cái chết trong cô độc của tuyệt sắc giai nhân một thời

Vua Bảo Đại sau đó có 3 người con với Hoàng hậu. Trong suốt khoảng thời gian sống trong cung, Hoàng hậu Nam Phương lo phần chăm sóc các con. Nhưng đến khi vua Bảo Đại thoái vị và thực dân Pháp quay trở lại chiếm đóng Huế thì bà cùng các con rời Việt Nam sang Pháp. Những năm cuối đời, bà sống lặng lẽ cùng các con tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp.

Hoàng hậu Nam Phương - Một tuổi thơ nhung lụa, một cuộc đời bão giông Nam_4
Vua Bảo Đại chụp ảnh cùng Hoàng hậu Nam Phương trong một buổi dạ tiệc.

Dân làng Chabrignac kể rằng, bà Nam Phương giàu có, nhưng sống thiếu hạnh phúc. Bao nhiêu năm chỉ thấy cựu hoàng Bảo Đại về thăm Hoàng hậu mấy lần. Buồn nản vì tình cảm của mình, bà Nam Phương chỉ sống âm thầm trong ngôi nhà vắng vẻ. Họa hoằn bà mới về thăm Paris vài ngày. Có lẽ vui nhất là dịp nghỉ hè, các con mới có dịp về thăm bà.

Hoàng hậu Nam Phương - Một tuổi thơ nhung lụa, một cuộc đời bão giông Nam_5
Khuôn mặt Hoàng hậu Nam Phương trên hai chiếc tem được phát hành những năm về trước.

Một lần, sau chuyến đi chơi về, bà cảm thấy khó thở nhưng do không có bác sĩ nên tim đã ngừng đập ở tuổi 49. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung. Khi đó các con bà đang đi học hoặc làm ở Paris, còn Bảo Đại sống ở miền Nam nước Pháp. Ngày đưa tang, cũng không có bà con nào ngoài những đứa con được bà sinh ra. Nấm mộ của bà cũng được cho là sơ sài hơn hết thảy những ngôi mộ xây đủ hình khối ở bên cạnh.

Hoàng hậu Nam Phương - Một tuổi thơ nhung lụa, một cuộc đời bão giông Nam_6
Hoàng hậu Nam Phương - Một tuổi thơ nhung lụa, một cuộc đời bão giông Nam_7
Hoàng hậu Nam Phương - Một tuổi thơ nhung lụa, một cuộc đời bão giông Nam_8

Đám tang của một hoàng hậu lưu vong diễn ra trong cảnh ảm đạm buồn thương không khách viếng. Dù bà có quốc tịch Pháp nhưng không một lần được trở về quê hương xứ sở, lại mất nơi trời Tây xa xôi nên cũng được coi chết nơi đất khách. Ngôi mộ đơn sơ của người phụ nữ nhan sắc và tài hoa một thời nằm hắt hiu trong nghĩa trang lạnh lẽo quê người thật khiến người đời sau thương cảm.
Trong lịch sử Việt Nam còn lưu lại, Nam Phương Hoàng hậu chẳng những là một giai nhân được người người yêu mến, bà còn là người tha thiết với nước Nam, với quê hương xứ sở.
Theo Anh Đào/ Trí thức trẻ

Nguồn