“Những từ mà tôi cũng đã được nghe trên truyền hình về các chương trình thể thao như: “Bóp chết”, “đập nát”, “khai tử”...ban đầu nghe cảm thấy có vẻ bình thường, nhưng nếu ngẫm nghĩ một chút thì rõ ràng đó là những ngôn từ không đẹp và thiếu tính nhân văn”.

Đó là chia sẻ của PGS. TS Phạm Văn Tình – Viện từ điển học và Bách khoa Việt Nam với Dân Việt xung quanh những lỗi, sai sót trong các chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam - VTV thời gian gần đây.

Thưa anh, thời gian gần đây, dư luận đang rất bức xúc với những lỗi sai có thể nói là ngớ ngẩn của Đài Truyền hình Việt Nam. Họ tỏ ra thất vọng, bởi là một đài truyền hình quốc gia nhưng lại để xảy ra tình trạng sai những lỗi cơ bản như: “chì” lại viết là “trì”; “bỏ trốn” lại viết là “bỏ chốn”; “lý trí” thành “lý chí”; “Chung kết” thành “trung kết”... Vậy là chuyên gia về ngôn ngữ, anh đánh giá như thế nào về tình trạng này?


- Thực ra ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng sai chính tả và trong văn tự hiện tượng sai chính tả là liên quan tới từ, tới cách viết. Tuy nhiên tiếng Việt là ghi âm, nên thường người ta ghi âm và đọc là phải tương đương nhau.

Đối với người viết chính tả, là người sử dụng ngôn ngữ một cách thuần thục, nên nếu như người viết chính tả đó mà lại tạo ra những lỗi sai như bạn nêu ở trên thì sẽ tạo ra sự ngây ngô và buồn cười. Như vậy, thể hiện năng lực ngôn ngữ, ứng xử văn hóa ngôn từ của người đó bị hạn chế.

Chuyên gia ngôn ngữ: Năng lực biên tập viên VTV có vấn đề 1457589214-sai-sot-vtv1
Chuyên gia ngôn ngữ: Năng lực biên tập viên VTV có vấn đề 1457589214-sai-sot-vtv

Đài Truyền hình Việt Nam là một kênh truyền hình quốc gia, một cơ quan ngôn luận lớn, nên mỗi chương trình, mỗi lời của các BTV nói ra đều có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng lớn tới cả nước, vì vậy nếu như BTV nói sai, hay chương trình họ viết sai chính tả thì khán giả sẽ nhận biết ngay và gây nên sự khó chịu và bức xúc cũng là điều dễ hiểu.

Nhiều người đặt câu hỏi, vậy phải chăng chuẩn mực về chính tả, cũng như năng lực ngôn ngữ của các BTV nhà đài cần phải xem xét lại và theo anh nguyên nhân vì sao?


- Tôi biết với nhiều người có học thức hay dùng nhầm những từ ví dự như muốn nói lời cảm ơn chân thành, thì nhiều người không dùng “ch” mà lại dùng “tr”. Tức là “trân thành”. Hay “trân trọng” thì lại viết là “chân trọng”... Hay với những lỗi thông dụng như bạn nêu ở trên mà vẫn nhầm lẫn, đó sẽ là những điều tối kỵ cho những người làm văn hóa.

Để phân tích về nguyên nhân, thì theo tôi, có thể lúc đó do vội vã phải làm tin nhanh, thời sự, hoặc là là do năng lực của BTV, phóng viên đó có vấn đề. Cảm quan ngôn ngữ của người đó chưa tốt. Họ không chịu theo dõi, học hỏi, trau dồi vì thế nên không tạo ra thói quen viết, vì vậy mà lỗi chính tả đó xảy ra nhiều hơn.

Nói đến năng lực, cảm quan ngôn ngữ chưa tốt, vừa qua cũng trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, một BTV đã dùng cụm từ “con số ấn tượng” để nói về số người thương vong tại động đất Nepal khiến dư luận bức xúc và cho rằng cô BTV này thiếu nhạy cảm. Hoặc tại bản tin dự báo thời tiết, BTV đã dùng những từ “ mấp mé”, “quanh quẩn”, “đối tượng” để nói về thời tiết. Anh đánh giá như thế nào về cách dùng từ như vậy?

- Tôi nghĩ ngôn ngữ báo chí có cách thể hiện luôn sinh động, tươi mới và thường phải lạ, quyền sáng tạo là của mỗi BTV, nhà báo được quyền làm, tuy nhiên tất cả đều phải tuân thủ theo cách nói chung của cộng đồng.

Mà để nói theo tinh thần nói chung của cộng đồng, thì điều đầu tiên người BTV đó phải nói chính xác. Điều thứ hai phải nói theo tinh thần văn hóa, thể hiện nét nghĩa của ngôn ngữ.

Cách dùng từ của cô BTV “con số ấn tượng” tôi nghĩ cô ấy muốn tạo sự ấn tượng tới khán giả. Chuyên gia ngôn ngữ: Năng lực biên tập viên VTV có vấn đề Byebye

Nhưng cô BTV này quên một việc là người ta sẽ không dùng từ “ấn tượng” trong tình huống nhạy cảm. Khi nói về nỗi đau, thảm họa thì dùng từ "ấn tượng" là không phù hợp. Nếu chúng ta không khéo léo sẽ rất dễ đẩy mình vào tình huống ngô nghê, buồn cười, thậm chí để lộ năng lực, kiến thức dùng ngôn ngữ của chính mình. Tôi cho đấy chính là nét văn hóa ứng xử ngôn từ, sự mẫn cảm mà BTV đó cần học hỏi hơn nữa.
Chuyên gia ngôn ngữ: Năng lực biên tập viên VTV có vấn đề Sexy_girl

Như anh nói, Đài Truyền hình Việt Nam là một cơ quan ngôn luận lớn, mỗi chương trình phát sóng, mỗi lời nói của BTV có sức lan tỏa rất lớn tới khán giả xem truyền hình. Vậy việc dùng từ sai này sẽ tác động thế nào đến khán giả?



- Với những hiện tượng dùng từ tôi cho là có sự ảnh hưởng rất lớn tới khán giả, đặc biệt với trẻ em. Những từ mà tôi cũng đã được nghe trên truyền hình về các chương trình thể thao như: “Bóp chết”, “đập nát”, “khai tử”...ban đầu nghe cảm thấy có vẻ bình thường, nhưng nếu ngẫm nghĩ một chút thì rõ ràng đó là những ngôn từ không đẹp và thiếu tính nhân văn.

Bởi khi nói về thể thao, là hướng tới cái đẹp, đến sức khỏe, tôn vinh thể thao, tôn vinh fair play (cách chơi đẹp) thế nhưng Đài truyền hình Việt Nam lại có cách miêu tả, hay cách dùng từ mang tính bạo lực, kiểu giết nhau, một mất, một còn. Điều đó cũng sẽ gây tác động rất lớn tới trẻ em. Với những ngôn ngữ đó đối với trẻ em sẽ dễ bị lây nhiễm và ảnh hưởng tới việc phát triển ngôn ngữ, thậm chí là nhận thức của các em.

Xin cám ơn anh!