Lumia 950 XL được xem là chiếc điện thoại thay thế cho tiền nhiệm Lumia 930 vốn đã hơn 2 năm tuổi. Mặc dù chạyWindows 10 Mobile không yêu cầu quá nhiều về sức mạnh phần cứng nhưng chúng ta cũng thử đặt lên bàn cân so hiệu năng của 2 chiếc máy này để xem những thay đổi về cấu hình ảnh hưởng như thế nào đến hiệu năng. Trong bài test dưới đây, mình dùng Basemark OS II và GFXBench để so sánh hiệu năng. Ngoài Lumia 950 XL và 930 thì mình cũng đưa HTC One M8 for Windows vào cho xôm tụ.

So sánh về cấu hình:

So điểm benchmark giữa Lumia 950 XL vs. Lumia 930 vs. One M8 for Windows 3575524_Cau_hinh ​

Basemark OS II:



Điểm số Basemark OS II cho thấy hiệu năng của Lumia 950 XL cao hơn hẳn so với Lumia 930 và One M8 for Windows. Basemark OS II đánh giá tổng thể hiệu năng hệ thống, về năng lực xử lý đơn/đa lõi, hiệu năng truy xuất bộ nhớ, hiệu năng đồ họa và duyệt web. Trong tất cả các bài test, Lumia 950 XL đều đạt điểm cao hơn, đặc biệt là điểm hiệu năng đồ họa Graphics và Memory. Điều này cũng dễ hiểu bởi Adreno 430 có xung nhịp tối đa đến 650 MHz, cao hơn 578 MHz của Adreno 330. Thêm nữa, thế hệ GPU này cũng đã hỗ trợ các tập lệnh OpenGL ES 3.1 trong hàm lập trình API đồ họa ứng dụng và thư viện lập trình OpenCL 1.2, nhờ đó tối ưu hóa khả năng xử lý đồ họa cho các ứng dụng điển hình là game. Ngoài ra, Snapdragon 810 còn hỗ trợ RAM LPDDR4-3200 với băng thông đến 25.6 GB/s, gấp đôi so với LPDDR3-1600 trên Snapdragon 800/801.

Còn về điểm số System (năng lực xử lý của CPU) thì không khó để có thể xác định phần thắng bởi Snapdragon 810 là con CPU mạnh thứ 2 hiện nay trong dòng Snapdragon (chỉ sau 820). Nó có 8 nhân ARM Cortex xung cao, hỗ trợ 64-bit trong khi Snapdragon 800/801 chỉ có 4 nhân và không hỗ trợ 64-bit.

GFXBench:



GFXBench cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về năng lực xử lý đồ họa của GPU Adreno 430 trên Snapdragon 810 so với Adreno 330 trên Snapdragon 800/801. Mình so điểm số Offscreen tức là các bài test đều được thực hiện ở độ phân giải chuẩn 1080p.

  • T-Rex: đánh giá khả năng đồ họa texture chi tiết, vật chất, đồ họa hình học phức tạp, texture họa hóa và hiệu năng vật lý;
  • ALU: đánh giá năng lực tính toán shader;
  • Driver Overhead: đánh giá hiệu năng CPU khi render một loạt các chủ thể đơn giản theo thứ tự từng chủ thể 1, thay đổi trạng thái của thiết bị đối với mỗi chủ thể. Tần số thay đổi trạng thái phản ánh hiệu năng sử dụng thực tế đối với các ứng dụng thông thường;
  • Alpha Blending: đánh giá hiệu năng trộn màu alpha bằng việc render nhiều ô màu bán trong suốt với độ phân giải cao, không nén;
  • Fill: đánh giá hiệu năng tổ texturing của GPU bằng việc cho render 4 lớp texture được nén, đây là yêu cầu xử lý phổ biến trong hầu hết các game;
  • Render Quality: đánh giá độ trung thực của hình ảnh khi chơi game.

Về kết quả khung hình cũng như điểm số theo các đơn vị khác, Adreno 430 đều cao hơn rất nhiều so với Adreno 330.

Như vậy những cải tiến về cấu hình đã mang lại cho Lumia 950 XL khả năng xử lý mạnh mẽ hơn cũng như khả năng đồ họa tốt hơn, chạy mượt hơn với các thể loại game và ứng dụng hiện có trên Windows Store.