Đây là một nền tảng rất thú vị nếu bạn muốn chơi bóng theo phong cách đội bóng mà bạn yêu thích. Vậy nên tôi sẽ cố gắng kéo dài chuyên mục này lâu nhất có thể. Hi vọng sớm có cơ hội nhắc đến đội bóng yêu thích mà bạn muốn mô phỏng trong FO3.
Tìm hiểu sơ đồ chiến thuật của các CLB ngoài đời (P5): Atletico Madrid 1680-1
Bạn đọc có thể theo dõi các bài viết trước của serie này tại đây:
- Tìm hiểu sơ đồ chiến thuật của các CLB ngoài đời (P1): Barcelona
- Tìm hiểu sơ đồ chiến thuật của các CLB ngoài đời (P2): Real Madrid
- Tìm hiểu sơ đồ chiến thuật của các CLB ngoài đời (P3) Man United
- Tìm hiểu sơ đồ chiến thuật của các CLB ngoài đời (P4) Bayern Munich
Tìm hiểu sơ đồ chiến thuật của các CLB ngoài đời (P5): Atletico Madrid 1680-5
Thật khó tin là trong thời đại ngày nay, vào những năm cuối thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, vẫn còn một CLB có thể giành được những thành công to lớn như cạnh tranh trực tiếp với Barcelona và Real Madrid ở La Liga, 2 lần vào chung kết Champions League và hủy diệt tổng cộng 6 nhà ĐKVĐ ở giải đấu lớn nhất châu Âu năm nay, chỉ bằng một sơ đồ được giới chuyên môn đánh giá là "đã hoàn toàn lỗi thời" như 4-4-2 và Atletico Madrid.
Tìm hiểu sơ đồ chiến thuật của các CLB ngoài đời (P5): Atletico Madrid 1680-2
Tất nhiên, sơ đồ thi đấu không phải là tất cả của hệ thống chiến thuật. Thế nhưng tất cả các hệ thống đều phải được một sơ đồ thi đấu vận hành. Nếu bạn chỉ có 2 hậu vệ, bạn không thể phòng thủ 1 kèm 1 với các đối thủ dùng 3 tiền đạo, hoặc dĩ, nếu bạn chỉ có 1 trung phong mà không có bất kỳ một tiền đạo lùi, hay tiền vệ công nào, vậy thì làm thế nào để sử dụng chiến thuật hải đăng đây?
Trong bóng đá hiện đại, việc sử dụng đến 2 trung phong, thậm chí là 2 trung phong đều ở dạng nhanh nhẹn như Atletico Madrid (Grezmann và Torres) là điều tối kỵ.
Tìm hiểu sơ đồ chiến thuật của các CLB ngoài đời (P5): Atletico Madrid 1680-3
 
Lý do chủ yếu là, ngày nay, hầu hết các đội bóng đều dùng 3 tiền vệ ở trung tâm (như 4-3-3 và 4-2-3-1), nếu bạn sử dụng 4-4-2, bạn thiếu hẳn một tiền vệ ở trung tâm để phá thế kiểm soát bóng của đối thủ, đồng nghĩa với việc bạn chẳng có bóng ở trung tâm, bạn lại thừa mất một trung phong chỉ biết đứng chờ bóng và không có mấy tác dụng trong xây dựng lối chơi. Đó là chưa kể, ngay cả trong thời đại trước, trong sơ đồ 4-4-2 truyền thống, người ta chỉ dùng đúng 1 trung phong thực thụ, còn tiền đạo kia thường đóng vai trò trợ công. Đây là lý do mà trong suốt mùa giải vừa qua ở La Liga cũng như Champions League, rất hiếm khi Atletico chiếm được phần lớn thời lượng kiểm soát bóng, bất chấp đối thủ của họ có là ông trùm kiểm soát như Barcelona, hay một đội bóng... trụ hạng ở La Liga.
Tìm hiểu sơ đồ chiến thuật của các CLB ngoài đời (P5): Atletico Madrid 1680-6
Cách giải quyết, về cơ bản, của Simeone là, Atletico tập trung tấn công mạnh vào 2 cánh, đồng thời, 2 tiền vệ trung tâm của họ (thường là Tiago và Gabi) đều phải là các tiền vệ cực kỳ giỏi đánh chặn. Các thống kê cho thấy, 76% các tình huống tấn công của đội bóng này nằm ở 2 bên cánh, trong khi số lần tắc bóng trung bình mỗi trận lên đến 24.6 lần, số lần cắt đường chuyền trung bình là 20.4 lần mỗi trận. Một đội bóng thi đấu phòng ngự chắc chắn, nhưng cực kỳ phiêu lưu.
Tìm hiểu sơ đồ chiến thuật của các CLB ngoài đời (P5): Atletico Madrid 1680-4
Nhưng chính sự phiêu lưu đó, kết hợp với lối phòng ngự khu vực vô cùng khôn ngoan, Simeone và Atletico, có thể nói, là đã hoàn toàn định nghĩa lại nghệ thuật phòng ngự trong bóng đá. Chưa bao giờ người ta lại nhìn thấy một đội bóng chơi phòng ngự phản công nào lại khiến các cổ động viên phải hài lòng say đắm như Atletico. Lý do chủ yếu là, khác với lối phòng ngự tiêu cực kiểu Mourinho, Simeone buộc các cầu thủ phải lao lên đoạt bóng nhiều hơn là cố gắng ngăn cản đối phương dứt điểm. Họ cũng luôn sẵn sàng phản công tốc độ bất kỳ lúc nào dựa vào những 2 tiền đạo có khả năng chọn vị trí phá bẫy việt vị cực kỳ xuât sắc là Griezmann và Torres.
Cuối cùng, như thường lệ, bảng chiến thuật cho ai cần: