Từ xưa đến nay, việc các nhà sản xuất Trung Quốc sao chép thiết kế từ phần cứng đến phần mềm của Apple đã trở thành chuyện không mấy gì xa lạ. Thậm chí, một số cái tên còn đi từ con số 0 lên top nhà sản xuất phần cứng di động lớn nhất thế giới bằng cách học tập "Quả táo khuyết" như Xiaomi, Huawei hay Oppo. Tuy vậy, mới đây, một hãng sản xuất điện thoại không mấy tên tuổi mang tên 100C ở Trung Quốc đã đâm đơn kiện Apple vi phạm bản quyền thiết kế trên các thiết bị của họ.
(Chuyện lạ có thật) Apple bị chính một hãng phần cứng Trung Quốc đệ đơn kiện sao chép thiết kế XErRAym
Dấn thân vào thị trường Trung Quốc, Apple đang có một khoảng thời gian đầy khó khăn.
Thị trường đông dân màu mỡ và đầy béo bở như Trung Quốc luôn là đích nhắm của rất nhiều hãng smartphone khác nhau. Tuy vậy, do đặc trưng cực kỳ chuộng hàng nội địa nên đây vẫn luôn là thâch thức lớn đối với các bên phần cứng xuất phát từ nước ngoài. Mới đây, chúng ta đã chứng kiến vụ việc Apple chính thức bị cấm hai dịch vụ chủ chốt của hãng là iTunes Movie và iBooks Store trong tháng 4 vừa qua. Khó khăn mà "Quả táo khuyết" gặp phải vẫn chưa dừng lại khi hãng còn dính vào một vụ kiện tụng với hãng smartphone mang tên 100C khi đại diện bên này cáo buộc iPhone 6 của Apple đã sao chép thiết kế sản phẩm 100+ của họ.
(Chuyện lạ có thật) Apple bị chính một hãng phần cứng Trung Quốc đệ đơn kiện sao chép thiết kế RCr2Law
Nguyên mẫu thiết kế của chiếc smartphone 100+.
Và đáng ngạc nhiên hơn, Cục Sở hữu trí tuệ tại Bắc Kinh đã chính thức yêu cầu Apple phải ngừng kinh doanh bộ đôi iPhone 6 và iPhone 6 Plus với lý do người dùng không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các sản phẩm này. Nếu các bạn còn nhớ, Apple đã từng thua rất nhiều vụ kiện trước đây ở Trung Quốc nên nhiều khả năng, may mắn sẽ lại không mỉm cười với "Táo Mỹ".
(Chuyện lạ có thật) Apple bị chính một hãng phần cứng Trung Quốc đệ đơn kiện sao chép thiết kế Jjdj9jz
Tương lai của Apple tại Trung Quốc sẽ đi đâu về đâu?
Tất nhiên Apple cũng như các đối tác phân phối đã bác bỏ hoàn toàn cáo buộc này cũng như trình lên một đơn kiện yêu cầu bác bỏ lệnh cấm nói trên. Trong thời gian chờ đợi phán quyết cuối cùng của toà án, hai sản phẩm trên hiện vẫn tạm thời được phép bày bán ở thị trường Trung Quốc. Review Dạo sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về vụ việc đáng chú ý này tới các bạn.
Nguồn tin
koolmode - 17/06/2016 11:45