C5ZONE
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN C5Zone


Bạn nên đăng nhập hoặc đăng ký thì mới xem được những nội dung chính của DIỄN ĐÀN. Việc đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên không tốn phí gì đâu. bạn yên tâm.
Bạn cũng có thể cứ làm khách vẫn xem được một phần nội dung của Diễn đàn, nhưng bị nhiều hạn chế hạn chế ở các chuyên mục như: không xem được ảnh, không nhìn thấy link ...

< /form>< /div>< /div>
C5ZONE
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN C5Zone


Bạn nên đăng nhập hoặc đăng ký thì mới xem được những nội dung chính của DIỄN ĐÀN. Việc đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên không tốn phí gì đâu. bạn yên tâm.
Bạn cũng có thể cứ làm khách vẫn xem được một phần nội dung của Diễn đàn, nhưng bị nhiều hạn chế hạn chế ở các chuyên mục như: không xem được ảnh, không nhìn thấy link ...

< /form>< /div>< /div>
C5ZONE
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

C5ZONELog in

We Share


descriptionHiệp phụ có còn phù hợp trong bóng đá hiện đại? EmptyHiệp phụ có còn phù hợp trong bóng đá hiện đại?

more_horiz
Sau giai đoạn vòng bảng, EURO 2016 sẽ tiến tới vòng đấu loại trực tiếp, nơi mà nhiều khả năng một vài trận đấu sẽ có hiệp phụ. Câu hỏi đặt ra: liệu thể thức này có còn phù hợp?

SỰ BẤT CẬP THẤY RÕ


Đầu tiên cần xác định rõ mục đích của hiệp phụ là gì? Theo lý lẽ thông thường, đó là khoảng thời gian bổ sung để 2 đội phân định thắng thua, tức là thời gian gần như buộc phải có bàn thắng. Tuy nhiên, thay vì phục vụ nhiệm vụ tối cao này, các hiệp phụ đang cho thấy sự phản tác dụng.
Cụ thể, 10 trên 15 trận đấu gần nhất tại World Cup hay EURO diễn ra hiệp phụ vẫn phải giải quyết bằng loạt luân lưu. Đây không phải là câu chuyện hi hữu khi 10 trên 12 trận chung kết Cúp châu Âu (Champions League và Europa League) gần nhất đều không có bàn thắng ở hiệp phụ.
Khi mà tỷ lệ số bàn thắng cũng như số trận được giải quyết ngay trong hiệp phụ ít như thế, người ta buộc phải đặt dấu hỏi cho sự khả thi của quãng thời gian này. Thay vì tận hiến để tấn công, thể lực ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý sợ thủng lưới của các cầu thủ. Không ngạc nhiên khi số hậu vệ được tăng gấp bội so với thời gian thi đấu chính thức để bảo vệ khung gỗ trong hiệp phụ.
Như vậy, chẳng phải hiệp phụ đã mất đi giá trị của mình hay sao? Không cần đợi đến thực tại, quá khứ đã có câu trả lời cho vấn đề này. Ở thời kỳ sơ khai, người ta đã nghĩ ra các cách thức để giải quyết trận đấu khi có tỷ số hòa.
Trận chung kết cúp quốc gia Đức năm 1922, Hamburg và Nuremburg đã hòa 2-2 trong 90 phút. BTC quyết định cho trận đấu được tiếp nối luôn để tìm “bàn thắng kế tiếp”. Rốt cuộc, trận đấu kéo dài đến phút 99 và chỉ kết thúc khi… trời quá tối. Trận đá lại được diễn ra 7 tuần sau đó.
Tại Olympic 1936 tại Berlin, Peru đã thắng Áo 4-2 sau thời gian hiệp phụ. Tuy nhiên, khi trận đấu kết thúc muộn trong hỗn loạn, một CĐV không rõ danh tính đã trà trộn vào đám đông và nổ súng. LĐBĐ Áo khởi kiện và Peru bị phạt dù thanh minh nhiều, qua đó để lại một vết đen không thể xóa nhòa trong lịch sử của mình.
Hiệp phụ có còn phù hợp trong bóng đá hiện đại? Fachetti-1
Fachetti (phải) mang về chiến thắng cho Italia nhờ tung đồng xu
Dần dà sau đó, 30 phút hiệp phụ được thể thức hóa. Dẫu vậy, vai trò của nó cũng mờ nhạt nếu đặt cạnh… tung đồng xu hoặc sau này là loạt luân lưu. Sự kiện nổi tiếng nhất có lẽ là bán kết EURO 1968 khi Giacinto Facchetti giúp Italia chiến thắng trong trò đỏ đen trước Liên Xô. 
Năm 1993, để cổ vũ cho “bóng đá tấn công”, FIFA thông qua luật “Bàn thắng vàng”. Khi đó, một bàn thắng trong 30 phút hiệp phụ có thể chấm dứt tất cả. Dẫu vậy, nó cũng để lại nhiều ấm ức để đời hơn là sự sảng khoái cần có của một môn thể thao.
Thủ môn Petr Kouba của CH Czech không bao giờ có thể quên sai lầm ngớ ngẩn của mình, tạo điều kiện cho Oliver Bierhoff ghi bàn thắng vàng phút 95 mang về danh hiệu EURO thứ 3 cho người Đức. 

NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG TƯƠNG LAI


Một thể thức mà bóng đá thế giới có thể học theo Copa America và Copa Libertadores là ngoài trận chung kết, những trận đấu loại trực tiếp kết thúc 90 phút chính thức bằng tỷ số hòa sẽ đá luân lưu ngay. Hoặc đơn giản hơn, Copa America 2016 cho phép có thêm sự thay đổi người thứ 4 trong 30 phút cộng thêm này.
Một ý tưởng có vẻ điên rồ nhưng đã được thực hiện trong môn khúc côn cầu trên băng: mỗi bên loại 1 cầu thủ trong thời gian hiệp phụ, qua đó tạo ra nhiều khoảng trống cho bóng đá tấn công. Thậm chí Petr Kouba còn tham gia đóng góp ý tưởng: “Theo bạn thì ai sẽ phải thay ra. Tôi là người cổ điển và nghĩ rằng đó là một ý tưởng không hợp lý. Hiệp phụ là xác đáng nhưng có lẽ nên giảm từ 30 xuống 20 phút”.
privacy_tip Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
power_settings_newLogin to reply