VUa Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát. Tùy theo từng người, từng trường hợp mà vua quyết định tha hay phạt... Vậy gốc rễ khiến vua ra tay cực kỳ tàn bạo với nhà Tây Sơn bắt nguồn từ đâu?

Mối "thâm thù" Gia Long - Tây Sơn: Gậy ông đập lưng ông? 1313884782.img
Mối "thâm thù" Gia Long - Tây Sơn: Gậy ông đập lưng ông? 1313884782.imgMối "thâm thù" Gia Long - Tây Sơn: Gậy ông đập lưng ông? Gia-long-nguyen-hue
Mối "thâm thù" Gia Long - Tây Sơn: Gậy ông đập lưng ông? 1313884782.imgMối "thâm thù" Gia Long - Tây Sơn: Gậy ông đập lưng ông? 1313884782.img
Tại sao vua Gia Long 'quá hiếu sát' nhà Tây Sơn?

Nhiều nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, cuộc báo thù này có hai mục đích: thứ nhất, để trả thù cho những việc Tây Sơn gây ra với gia tộc và bản thân Nguyễn Ánh trước kia, vua cho phá lăng mộ các chúa nhà Nguyễn, giết chết người thân...; và thứ hai, dùng cuộc trả thù để tỏ rõ uy thế, làm khiếp sợ và buộc những người chống đối, chủ yếu là các cựu thần Lê -Trịnh, phải quy thuận trước vương triều mới.

Theo Việt sử đại cương, không kể cá nhân Nguyễn Ánh bị quân đội Tây Sơn truy đuổi nhiều lần suýt chết, vua Gia Long thâm thù nhà Tây Sơn vì: năm 1777, Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (chú ruột vua Gia Long), Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương (em chú bác ruột) và Nguyễn Phúc Đồng (anh ruột) bị quân Tây Sơn bắt giết ở Gia Định. Tiếp đó, vào năm 1783, hai người em ruột của Gia Long là Nguyễn Phúc Mân và Nguyễn Phúc Thiển bị chết về tay quân Tây Sơn. Và thêm nữa, hoàng đế Quang Trung cho quật mộ của Nguyễn Phúc Côn (phụ thân của Gia Long), đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790".

Một số tài liệu cũng ghi rằng, hoàng đế Quang Trung đã đào hết lăng tẩm của 8 đời chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, gồm: chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613); chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635); chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648); chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687); chúa Ngãi Nguyễn Phúc Thái (1687-1691); chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725); chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ (1725-1738); và Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765); sau đó, lấy hài cốt ném xuống sông. Trong đó, phụ thân của vua Gia Long là con của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát.

Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả cho biết: Theo truyền thuyết, khi Tây Sơn khai quật hài cốt Nguyễn Phúc Côn ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi, đi tìm lại hài cốt của thân phụ, nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những giọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người).

Như vậy, từ mối thâm tù cá nhân, vua Gia Long đã tận pháp trừng trị nhà Tây Sơn, mà không hề tìm cách che đậy sự tàn bạo của mình, khi tuyên bố: "Trẫm vì chín đời mà trả thù". Tuy nhiên, hậu thế rất lên án hành động này, khiến vua mang tiếng "tội nhiều hơn công"... "Sự tàn bạo của hoàng đế Gia Long khi áp dụng các hình phạt thời Trung cổ, trả thù Tây Sơn khiến hậu thế nhiều khi có định kiến nặng nề về ông đến nỗi xóa nhòa hết công lao nhất định của ông đối với sự thống nhất đất nước. Và đó là điều đáng tiếc đối với vị quân vương quá nặng về khôi phục vương nghiệp, cố đạt được mục đích bằng bất cứ giá nào", theo Wikipedia.

Tuy nhiên, trong Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim vừa khen vừa phê Gia Long: "Vua Thể tổ có tài trí, rất khôn ngoan, trong 25 năm trời, chống nhau với Tây Sơn, trải bao nhiêu lần hoạn nạn, thế mà không bao giờ ngã lòng, cứ một niềm lo sợ khôi phục. Ngài lại có cái đức tính rất tốt của những kẻ lập nghiệp lớn, là cái đức tính biết chọn người mà dùng, khiến cho những kẻ hào kiệt ai cũng nức lòng mà theo giúp. Bởi vậy cho nên không những là ngài khôi phục được nghiệp cũ, mà lại thống nhất được sơn hà, và sửa sang được mọi việc, làm cho nước ta lúc bấy giờ thành một nước cường đại, từ xưa đến nay, chưa bao giờ từng thấy.

Công nghiệp của ngài thì to thật, tài trí của ngài thì cao thật, nhưng chỉ hiềm có một điều là khi công việc xong rồi, ngài không bảo toàn cho những công thần, mà lại lấy những chuyện nhỏ nhặt đem giết hại nhiều người, khiến cho hậu thế ai xem đến những chuyện ấy, cũng nhớ đến vua Hán Cao, và lại thở dài mà thương tiếc cho những người ham mê hai chữ công danh về đời áp chế ngày xưa".



Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, vua Gia Long sau khi có những hành động tận pháp trừng trị lên hài cốt của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và thân xác của Nguyễn Quang Toản…, đã chừa lại ba đầu lâu bỏ vào 3 cái vò, đậy nắp kỹ, niêm khằng, quấn xích sắt, chú bùa để giam vĩnh viễn trong Nhà Đồ ngoại (sau đổi thành Vũ Khố) vào tháng 11 năm Nhâm Tuất (1802).

Đến năm 1822, vua Minh Mệnh ra lệnh đưa 3 cái vò vào giam ở Khám đường. Đêm 22 rạng 23 tháng năm Ất Dậu (1885), phòng thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi cùng hoàng gia phải rời khỏi phòng thành, quân Pháp vào thành…Lúc đó, có người mang 3 vò chạy trốn. Riêng một vò (sọ vua Quang Trung) được một ông họ Phan, người ở gần Cầu Ngói đã theo hào, lạch, sông đưa về Cầu Ngói Thanh Toàn…