Với giá đắt gấp 2-3 lần cafe Việt, khách ngồi ở Starbucks chỉ dùng được wifi trong một giờ.

Quote:
Những điểm trừ “chết người” của Starbucks Việt Nam khiến cả khách Mỹ cũng phải kêu ca Starbucks-se-cung-cap-dich-vi-sac-khong-day-cho-khach-hang-77-1402628666-539a6a3a67d0d-1467802712201-crop-1467859668520_kpdq
Ảnh minh họa.
Một sáng ngày thường ở phố Tây Bùi Viện, khách đến Starbucks khá thưa thớt, đối lập với cảnh chen chúc xếp hàng của chuỗi cafe nội Phúc Long.

Buổi trưa, khách đến Starbucks có vẻ đông hơn, chủ yếu là người nước ngoài. Không gian quán màu trầm, tạo cảm giác yên bình cho những người đến đây.

Muốn dùng wifi, khách phải gọi món mới sau 1 tiếng

Adrienne Long,đang chat với người thân ở Mỹ, phàn nàn rằng cô phải xuống tầng 1 của quán Starbucks để mua thêm món mới vì wifi hết thời hạn 1 tiếng. Trong mỗi hóa đơn của thương hiệu cafe đến từ nước Mỹ quê hương cô, thông tin nêu rõ khách chỉ dùng được wifi trong 60 phút. "Ở Mỹ, tôi uống Starbucks và dùng wifi thoải mái, không bị hạn chế như ở đây", Adrienne nói.

Như vậy, nếu khách đến Starbucks muốn ngồi cả buổi, họ phải mua đến 3 hoặc 4 sản phẩm của Starbucks. Trong khi giá cà phê của Starbucks thuộc hàng đắt nhất ở Việt Nam. Cụ thể giá đồ uống cỡ nhỏ của Starbucks dao động từ 70.000 - 90.000 đồng. Loại rẻ nhất là Espresso 35.000 đồng. Trong khi đó, giá cafe của Phúc Long được nhiều người khen về chất lượng chỉ ở mức 30.000 - 40.000 đồng. Giá đồ uống ở Highlands vào khoảng 29.000 đồng - 49.000 đồng.

Andrienne, cô gái đã dạy tiếng Anh ở Bắc Giang được 1 năm, mang lên một ly cafe mới và trò chuyện với chúng tôi.
Quote:

Những điểm trừ “chết người” của Starbucks Việt Nam khiến cả khách Mỹ cũng phải kêu ca Nhungdiemtruchetnguoicuastarbucksvietnamkhiencakhachmycungphaikeuca_tfoo
Andrienne, giáo viên dạy tiếng Anh người Mỹ, đang sống và làm việc tại Việt Nam. Andrienne, giáo viên dạy tiếng Anh người Mỹ, đang sống và làm việc tại Việt Nam.
Andrienne kể rằng cô vừa chân ướt chân ráo vào Sài Gòn từ đầu tháng 7 này. Andrienne từng sống ở Bắc Giang và đi du lịch qua Hà Nội, Hạ Long (Quảng Ninh), Sapa, Huế, Hội An, Đà Nẵng, Đà Lạt. Cô đã uống nhiều loại cafe ở Việt Nam. Cô thấy cafe Việt mạnh hơn, đậm đà hơn Starbucks. Andrienne đặc biệt thích cafe vỉa hè vì vừa uống cafe vừa được ngắm nhìn cuộc sống sôi động.

"Starbucks đắt và không ngon bằng Trung Nguyên. Tôi thích Trung Nguyên hơn. Tôi cũng từng uống cafe Cộng và thấy cafe ở đó rất mạnh", Andrienne chia sẻ. Vị khách đến từ nước Mỹ cho rằng không gian ở Starbucks đẹp, phục vụ tốt. Hai điều cô phàn nàn là wifi và giá đồ uống của Starbucks cao hơn những chuỗi khác.

Anh Michael Eddy, một luật sư hiện sống cả ở California và thành phố Hồ Chí Minh, cũng phàn nàn về wifi bị giới hạn. Anh vừa nhâm nhi ly cafe vừa xem video về ngày Độc lập của Mỹ 4/7. "Tôi đã đến rất nhiều quán Starbucks ở Mỹ và ở đó wifi đều có thể truy cập cả ngày. Ở TP HCM, tôi thích đến Starbucks ở khách sạn Rex nhất vì ở đó tôi dùng wifi của khách sạn và có thể dùng cả ngày được", Michael chia sẻ với Cafebiz.

Người đàn ông đến từ Mỹ cho biết thêm cửa hàng ở Starbucks ở khách sạn New World thường rất đông khách nên anh không hay qua đó. Michael khen thiết kế của Starbucks vì giúp anh có cảm giác như ở nhà, như đang uống cafe trên chính đất Mỹ.

Anh Đinh Tự thuộc công ty bất động sản 2DH Real thì chọn Starbucks để tiếp đối tác. "Ở Starbucks, dịch vụ tốt, không gian yên tĩnh, thiết kế hiện đại nên tôi đến đây để gặp khách hoặc đối tác", anh Tự nói.

Anh Tự nhận xét rằng Starbucks hướng tới người nước ngoài, hoặc những người có thu nhập khá ở Việt Nam nên xây dựng biểu giá đắt hơn so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, anh vẫn thích ở Highlands hơn vì anh hay qua đó và cảm thấy thân thuộc. Nhân viên cũng thuộc luôn sở thích của vị khách quen.

Một nhóm sinh viên gồm Huy, An và Duy vào Starbucks vào buổi trưa. Một bạn cho chúng tôi hay, bạn đến Starbucks vì thương hiệu và đánh giá không gian tốt, thiết kế ổn. Tuy nhiên, giá cao hơn nhiều so với mặt bằng chung.

Một thành viên khác trong nhóm thì đánh giá không gian của Starbucks chưa xứng với thương hiệu và mức giá mà khách phải chi cho một ly cafe.

Nhóm cũng phàn nàn về sự bất tiện khi wifi bị cắt khi khách dùng một tiếng.

Bạn Ngọc Trân, nhân viên một công ty công nghệ ở TP HCM, thì cho biết: "Tôi không hợp khẩu vị của Starbucks. Đồ uống dở. Giá mắc nên em tạm biệt luôn sau khi uống 3 lần. Chắc hợp cho Tây".

Starbucks vào thị trường Việt Nam từ tháng 2/2013 với cửa hàng đầu tiên tại TP HCM. Hiện thương hiệu này có 20 cửa hàng trên toàn quốc.

Starbucks chỉ là chuỗi cafe có số lượng người ghé thăm thứ 4 tại Việt Nam

Trong khi "nàng tiên cá" giữ vị trí số 1 tại các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines thì tại Việt Nam, một trong những nước sản xuất cafe lớn nhất thế giới, thương hiệu này chỉ đứng thứ 4, theo khảo sát của Financial Times. Các thương hiệu dẫn Starbucks là Trung Nguyên, Highlands và The Coffee Bean.

Highlands, một thương hiệu Việt đã bán 49% cổ phần cho doanh nghiệp Philippines Jollibee, đã có tới 130 cửa hàng và được nhiều người Việt ưa chuộng. Còn Starbucks mới chỉ có 20 cửa hàng. Riêng ở quận 1, TP HCM, 17 cửa hàng của Highlands đã phủ sóng, gần bằng số lượng điểm bán của thương hiệu Mỹ trên toàn quốc.

Phúc Long, một chuỗi nội khác, có 16 cửa hàng và chỉ tập trung ở TP HCM, lúc nào khách cũng tấp nập. Phúc Long tập trung vào đối tượng bình dân hơn và chủ yếu là cafe take way.

"Tôi thấy thị trường Việt Nam rất sôi động và tiềm năng", bà Patricia Marques, CEO của Starbucks Việt Nam nói tại buổi khai trương cửa hàng thứ 5 tại Hà Nội hồi tháng trước.

Mới đây, bà Patricia trả lời phỏng vấn City Pass Guide rằng lượng khách nước ngoài tới Starbucks Việt Nam chỉ chiếm 5%, còn lại là người Việt. Trong khi đó, Starbucks mới chỉ có 2 món theo phong cách cafe Việt Nam là Asian Dolce Latte và Dolce Misto.

Hai đồ uống này do cafe sữa đá "khơi gợi cảm hứng". CEO thừa nhận nếu thay đổi hoàn toàn theo vị cafe Việt thì Starbucks sẽ mất đi bản sắc. Nhiều người nước ngoài đã uống Starbucks trên khắp thế giới. Khi họ đến Việt Nam, họ cũng muốn đến Starbucks.

Câu chuyện "nhập gia tùy tục" của Starbucks còn dài, trong khi các chuỗi cafe nội đang có độ phủ sóng ngày càng lớn.