Truyền hình Bắc Mỹ đang vào kỷ nguyên phát triển rực rỡ nhờ các loạt phim dài tập gây sốt không kém phim rạp như loạt 18+ "Game of Thrones", "Daredevil"...

Sau hai cột mốc tăng trưởng 1950 và 1980, truyền hình Bắc Mỹ đang bước vào thời kỳ hưng thịnh thứ ba với hàng loạt sản phẩm chất lượng cao. Điều này từng được diễn viên Kevin Spacey khẳng định trong một phát biểu tại Edinburgh Television Festival năm 2013. Tài tử hai lần đoạt giải Oscar lấy series Game of Thrones, Breaking Bad hay Mad Men làm ví dụ cho những sản phẩm tốt, thu hút người xem màn ảnh nhỏ. 

Đồng quan điểm với Spacey, giới chuyên môn nhận định nhiều series truyền hình Bắc Mỹ như The Walking Dead, American Horror Story, The flash, Spartacus, True Blood hay Shameless vượt trội hoặc ngang hàng phim màn ảnh rộng về mức độ gây sốt, ngân sách đầu tư và khả năng xác lập danh tiếng cho diễn viên.

Series truyền hình Mỹ bùng nổ lấn át điện ảnh 4-Hollywood-Th-i-hoang-8546-1468565405
Kevin Spacey trong phim truyền hình đình đám - "House of Cards".

Ra mắt vào năm 2011, Game of Thrones trở thành dấu son của phim truyền hình hiện nay khi mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem toàn cầu. Riêng tập cuối của mùa sáu vừa qua đạt gần chín triệu lượt trong ngày 26/6, lập kỷ lục mới cho toàn series. Phim dài tập 18+ cũng trở thành một hiện tượng văn hóa đại chúng và tạo ra làn sóng hâm mộ cuồng nhiệt các nhân vật trong phim. Trên các mạng xã hội, mỗi ngày các fan đều bình luận về phim với độ sôi nổi khó có thương hiệu điện ảnh nào so sánh được.

Game of Thrones là một ví dụ cho thấy giới sản xuất truyền hình ngày càng mạnh tay đầu tư bom tấn màn ảnh nhỏ. Tập chín củaGame of Thrones mùa sáu - Battle of the Bastards - ngốn hơn 10 triệu USD cho riêng trường đoạn trận chiến với quy mô hoành tráng. Cảnh này được ví ngang phân cảnh chiến trận trong bom tấn màn ảnh rộng - The Lord of the Rings

Series truyền hình Mỹ bùng nổ lấn át điện ảnh AVATAR-Hollywood-Th-i-h-9565-1468565405
Dàn diễn viên nổi danh của "Game of Thrones".


Nhờ đóng truyền hình, nhiều diễn viên nổi lên và được khán giả toàn cầu biết đến. Emilia Clarke là một minh chứng. Vai diễn mẹ rồng Daenerys trong Game of Thrones giúp cô trở thành một trong những nghệ sĩ được quan tâm nhất trên IMDb trong nhiều năm liền. Sau loạt phim 18+, Clarke có chỗ đứng trên màn ảnh rộng với Terminator Genisys năm ngoái hay phim lãng mạn ăn khách năm nay -Me Before You

Tương tự Emilia Clarke, Benedict Cumberbatch là trường hợp nổi tiếng nhờ vai diễn ấn tượng trong Sherlock. Sau phim này, anh đến với những bom tấn như Star Trek Into Darkness, phim giành Oscar "Kịch bản hay nhất" The Imitation Game -và sắp tới là Dr. Strange. Cả Clarke và Cumberbatch đều có lợi thế so với không ít diễn viên điện ảnh khi đã phô bày được khả năng diễn xuất qua những câu chuyện dài hơi công phu và chiếu trong vài năm liên tiếp trên truyền hình.

Nếu như một thập kỷ trước, các diễn viên tài ba rời bỏ màn ảnh nhỏ để bước lên màn bạc thì nay, họ lại tích cực tham gia mảng truyền hình để nâng cao tài năng diễn xuất. Danh sách này có thể kể đến Kevin Spacey (House of Cards), Matthew McConaughey, Rachel McAdams, Colin Farrell (True Detective), Viola Davis (How to Get Away with Murder) hay Tom Hiddleston (The Night Manager). Đặc biệt, màn ảnh nhỏ còn là nơi tỏa sáng của những diễn viên đến từ đảo quốc sương mù như Laura Fraser (Breaking Bad), Idris Elba, Dominic West (The Wire) hay Hugh Laurie (House).
Series truyền hình Mỹ bùng nổ lấn át điện ảnh 2-Hollywood-Th-i-hoang-8397-1468565405
"Breaking Bad" có cốt truyện lắt léo hơn hẳn điện ảnh.

Theo Telegraph, một trong những lý do khiến truyền hình ngày càng áp đảo điện ảnh là phim màn ảnh rộng Hollywood gần đây khan hiếm cốt truyện mới. Vài năm nay, giới sản xuất phim một tập chủ yếu ăn vào các siêu anh hùng, bom tấn làm lại hay các phần phim tiếp theo. Nội dung không có đột phá, trong khi đó những nhà biên kịch truyền hình ngày càng làm được các sử thi đồ sộ - điều mà một câu chuyện trên màn ảnh rộng khó bao quát hết.

Breaking Bad mô tả sự chuyển đổi tính cách nhân vật trong hai năm cuộc đời - điều khó truyền tải ở phim điện ảnh. Series The Killingdành đến 20 tiếng cho một vụ án mạng. Tương tự, một phim điện ảnh chuyển thể từ tập sách A Song of Ice and Fire của George R.R. Martin chắc chắn sẽ phải lược bỏ không ít nhân vật thú vị mà Game of Thrones kể.

Việc các thương hiệu điện ảnh liên tiếp ra mắt các phần tiếp theo hay ăn theo cũng khiến chúng đánh mất sự bất ngờ. Trong Captain America: Civil Warcác nhân vật Người Sắt hay Captain America chắc chắn không mất mạng vì Robert Downey Jr. hay Chris Evans còn hợp đồng nhiều phim nữa. Cũng tương tự với Batman v Superman, cái chết của Người Đàn Ông Thép chẳng tạo được xúc động mấy vì ai cũng biết anh sẽ hồi sinh cho hai phần Justice League.

Ngược lại, với Game of Thrones, người hâm mộ phập phồng mỗi tập vì lo sợ nhân vật mình yêu thích ra đi. Vào cuối mùa năm, cái chết của nhân vật chính Jon Snow thậm chí gây ra một "cơn bão" bàn tán suốt một thời gian dài về việc anh đã chết thật hay chưa.
Series truyền hình Mỹ bùng nổ lấn át điện ảnh Netflix-screen-2x-874ce2814-9383-1468565405
Các dịch vụ cung cấp phim trực tuyến thúc đẩy truyền hình phát triển.


Phim truyền hình Bắc Mỹ càn quét khán giả toàn cầu không kém phim điện ảnh còn nhờ được hậu thuẫn bởi những đột phá công nghệ cung cấp dịch vụ xem trực tuyến.

Dưới sự lãnh đạo của ông trùm lập dị Reed Hastings, Netflix tạo ra đột phá trong mảng phim truyền hình nhờ dịch vụ cung cấp trực tuyến. Cụ thể, các series của đài này tự sản xuất được công chiếu cùng một ngày trên website của họ. Cách phát hành này có ưu thế là khán giả có thể xem cùng lúc cả mùa, thay vì phải chờ đợi hàng tuần. Nó biến một series thành một phim điện ảnh chỉn chu kéo dài 13 tiếng, đủ thời lượng cho các nhà làm phim thỏa sức thể hiện các ý tưởng mà không phải chạy theo rating mỗi tuần.
Trong tương lai gần, mô hình của Netflix chưa thể thay thế truyền hình chính thống nhưng chính sự cạnh tranh đó trở thành động lực để các nhà sản xuất cho ra đời ngày càng nhiều các sản phẩm chất lượng.