(Bình luận quân sự) - Căng thẳng Nga-NATO gia tăng, hàng trăm cuộc diễn tập quy mô lớn và các kế hoạch sản xuất vũ khí mới, Nga không ngán Thế chiến thứ 3?

Quân đội Nga: Cuộc diễn tập gây “lạnh sống lưng”

Tờ “Bưu điện hàng ngày” (Daily mail) của Anh vừa qua đã có bài viết cho rằng, Nga đang chuẩn bị cho “Thế chiến thứ 3”. Tin cho hay, đã có hàng trăm xe quân sự trong đó có xe tên lửa liên lục địa (ICBM) cơ động đang tham gia diễn tập tiêu diệt các mục tiêu mô phỏng trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, diễn tập mùa hè này sẽ huấn luyện các thao tác bắn tên lửa cơ động với các mục tiêu mô phỏng.

Bản tin của truyền thông Nga phát đi những bức ảnh cho thấy đã có hơn 400 xe quân sự tham gia vào diễn tập ở các khu vực thuộc Viễn Đông, trong đó có sự tham gia của tên lửa liên lục địa “Topol”, “Topol-M” và “Yard”.

Cuộc diễn tập lần này kéo dài trong một tháng, với sự tham gia của 30 đơn vị tên lửa chiến lược và 25 đơn vị bảo vệ và bảo đảm khác. Tờ “The Sun” của Anh bình luận, “Nga đã triển một cuộc diễn tập quân sự khiến người ta chẳng rét mà run”.

Trang tin “Nước Nga ngày nay” bình luận, quân nhân Nga đã từng trải qua huấn luyệt rất tốt về những thao tác phóng tên lửa, trọng điểm huấn luyện giờ đây là tập trung vào khoa mục chống bị phá huỷ. Những trang bị phóng sẽ được các đơn vị đặc chủng bảo vệ. Các đơn vị này thực hiện việc trinh sát, dự báo và mai phục, loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ đe dọa từ phía địch.

Tờ “Báo độc lập” Nga đưa tin, mục đích chính của cuộc diễn tập là huấn luyện khả năng sinh tồn của các đơn vị tên lửa chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ tác chiến, bảo đảm khả năng đáp trả của lực lượng tên lửa chiến lược Nga trong tình hình bị vũ khí thông thường của địch tấn công.
Nga tập trận hạt nhân, NATO ''lạnh sống lưng'' 2016eb4e2ee9-e0f0-4425-9423-9370a190e12e
Tên lửa chiến lược liên lục địa của Nga - “ác mộng của Phương Tây”

Moscow lo ngại việc NATO không ngừng tập kết lực lượng đến sát biên giới nước mình, với số lượng vũ khí thông thường nhiều hơn nhiều lần so với Nga. Vì vậy, bắt buộc quân đội nước này phải nâng cao khả năng sinh tồn và năng lực tấn công hạt nhân của mình.

Nga và NATO: Kẻ tuốt kiếm, người giương cung

Tờ “The Sun” của Anh bình luận, mặc dù Điện Kremli hình dung đây là cuộc diễn tập chống bị phá hoại, nhưng trong tình hình quan hệ Nga và NATO căng thẳng như hiện nay, các quốc gia trên toàn thế giới nhìn nhận cuộc diễn tập quân sự lần này của Nga xem ra giống với một sự chuẩn bị cho kịch bản xấu của một cuộc chiến tranh hạt nhân hơn.

Với khả năng phá huỷ cả một thành phố của mỗi quả đạn tên lửa chiến lược Nga, trong khi NATO lại rất khó khăn trong việc phát hiện và tấn công phá hủy những tên lửa này, những “cỗ xe chết chóc” của Putin đủ khả năng huỷ diệt hoàn toàn cả một thành phố lớn nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Đồng thời chúng có khả năng ẩn mình trên cả lục địa rộng lớn nước Nga, đối thủ sẽ rất khó phát hiện được chúng. Nếu có chiến tranh, phối hợp với máy bay không người lái và người máy quân sự, radar trên máy bay và thiết bị quang học sẽ hỗ trợ cho những cỗ xe này loại bỏ hoàn toàn các mối đe doạ từ phía đối phương.

Sự phối hợp này sẽ nâng cao sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hạt nhân Nga.

Quân đội Nga có kế hoạch tổ chức 16 cuộc diễn tập hạt nhân và 120 cuộc diễn tập quân sự khác trong năm nay, con số này tăng gấp đôi so với năm trước. Hồi tháng 1 năm nay, tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga đại tướng Sergei Karakayev cảnh báo, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ không đủ sức ngăn chặn các tên lửa hạt nhân của Nga.

Tờ “Bưu điện hàng ngày” đưa tin, diễn tập lần này của quân đội Nga đúng vào dịp diễn ra hội đàm lần đầu tiên giữa Nga và NATO, sau khi Hội nghị thượng đỉnh của khối này thông qua nghị quyết tăng cường sự hiện diện của quân đội khối này tại Đông Âu.

Hội đàm này có sự tham gia của đại sứ 28 nước NATO và đại sứ Nga, và là lần hội đàm thứ 2 kể từ sau khi xảy ra khủng hoảng Ukraine năm 2014 đến nay.

Phía NATO cho biết mục đích của hội đàm là nhằm thông báo cho Moscow về việc NATO triển khai 4000 quân đến đóng tại Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic. Moscow kịch liệt lên án hành động này của NATO và cảnh báo sẽ triển khai quân đội tại các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ.

Một kế hoạch khiến NATO lo ngại hơn

Một chuyên gia quân sự thuộc Viện Khoa học quân sự Nga ngày mới đây tiết lộ thông tin khiến các nước Phương Tây càng lo lắng hơn là nước này đang nghiên cứu chế tạo một loại máy bay ném bom chiến lược siêu âm có khả năng tấn công hạt nhân từ không gian.

Loại máy bay ném bom này sẽ cất cánh từ một sân bay bình thường, thực hiện tuần tra trên không trung và theo mệnh lệnh sẽ bay vào vũ trụ, hoàn thành nhiệm vụ được giao và trở về sân bay.
Nga tập trận hạt nhân, NATO ''lạnh sống lưng'' 2016d2c694c2-2dc2-4dbc-a84e-69434b0722e0
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M (SS-27) của Nga

Sau khi xâm nhập vào không gian nó có thể bay đến bất kỳ địa điểm nào trên trái đất trong thời gian 1 đến 2 giờ, thực hiện đòn tấn công địch từ không gian trong đó gồm cả tấn công hạt nhân.

Trọng lượng cất cánh của loại máy bay này từ 20 đến 25 tấn, bay với vận tốc siêu âm và có khả năng đột kích cao.

Khi nói về động cơ của loại máy bay này, Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev cho biết, cần phải có một hệ thống đẩy dạng tổ hợp lắp đặt cho máy bay để làm cho máy bay có thể chuyển sang hoạt động được ở môi trường không gian.

Chủ trì dự án này là Viện nghiên cứu Động lực học khí lưu Trung ương Nga. Dự kiến vào năm 2018, các cơ cấu công nghiệp quốc phòng Nga bắt đầu chế tạo phần động cơ. Loại động cơ này đã được giới thiệu tại Diễn đàn kỹ thuật quân sự quôc tế “Quân đội-2016”.

Tuy các quan chức quân sự Nga cho rằng, nước này sẽ cho ra mắt loại máy bay có khả năng tấn công hạt nhân từ không gian trước năm 2020 nhưng theo đánh giá của nhà phân tích quân sự Nga Ivan Mikhail thì máy bay ném bom không gian của Nga sớm nhất là năm 2040 mới hoàn thiện.

Trưởng phòng nghiên cứu chính sách hàng không vũ trụ Nga Ivan Moiseyev cũng cho rằng, việc chế tạo máy bay ném bom này có thể phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong đó nan giải nhất là luật pháp quốc tế nghiêm cấm mọi quốc gia thực hiện việc tấn công hạt nhân từ không gian.