Các nhân vật như Bill Gates, Steve Jobs, Larry Ellison... đã có những bước đột phá, xây dựng nên những công ty lớn với khả năng thay đổi cả thị trường công nghệ.
1. Bill Gates - Microsoft (Nhiệm kỳ: 1975 – 2000)
Bill Gates là người đồng sáng lập Microsoft vào giữa thập niên 70 và là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty này.
8 CEO hàng đầu của làng công nghệ thế giới 3billgatesmicrosoft_3d035

Thường bị chỉ trích về phong cách quản lý, điều hành rất khắt khe nhưng ông luôn giữ vững sự kiểm soát chặt chẽ đối với các chiến lược sản xuất của công ty trong suốt thời gian nắm giữ quyền điều hành. Đồng thời, chính tầm nhìn xa của Bill Gates là nhân tố mang đến sự thành công của Microsoft và nền công nghiệp phần mềm. Ông đã tích cực mở rộng các danh mục đầu tư cho công ty.

Một số dòng sản phẩm được phát triển dưới thời Gates đã chứng tỏ tầm quan trọng và sức ảnh hưởng lớn của ông đối với sự phát triển của Microsoft, trong đó không thể không nhắc tới Microsoft Windows và Office. Hiện Bill Gates đã rời khỏi công việc toàn thời gian tại Microsoftđể dành nhiều thời gian hơn cho Bill & Melinda Gates Foundation, quỹ từ thiện do ông và vợ đứng đầu.
2. Steve Jobs - Apple (Nhiệm kỳ: 1976 – 1985; 1996 – nay)
Steve Jobs là người đồng sáng lập ra Apple vào năm 1976. Ông đã giới thiệu hệ điều hành Macintosh tại cuộc họp cổ đông hàng năm vào năm 1984 và sự kiện này đã làm thay đổi cảnh quan của ngành công nghiệp máy tính cá nhân và đưa Apple lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, 1 năm sau đó, ông cũng đã phải rời bỏ công ty vì những mâu thuẫn nội bộ.
8 CEO hàng đầu của làng công nghệ thế giới 1stevejobsapple_c43ab

Sau đó, Steve Jobs đã sáng lập một công ty công nghệ riêng cho mình, có tên là NeXT Computer. Đồng thời, ông cũng đã mua lại một phần công ty LucasFilm (sau này trở thành Pixar) trước khi quay trở lại điều hành Apple vào năm 1996.

15 năm sau, Steve Jobs đã liên tục cho ra lò những siêu phẩm công nghệ đầy tính sáng tạo và có sức lôi cuốn kỳ lạ như iMac, iPod, iPhone và iPad. CEO Steve Jobs đã đưa Apple trở thành công ty công nghệ có giá trị vốn hóa thị trường lớn trên thế giới, mặc dù mới đây, ông đã thông báo sẽ tạm ngưng công việc điều hành tại Apple vì vấn đề sức khỏe.
3. Larry Ellison - Oracle (Nhiệm kỳ: 1977 – nay)
Larry Ellison là người đồng sáng lập công ty phần mềm nổi tiếng Oracle vào năm 1977 và đã xây dựng, phát triển công ty trong khi phải đối mặt với rất nhiều áp lực cạnh tranh từ các đối thủ khác.
8 CEO hàng đầu của làng công nghệ thế giới 9larryellisonoracle_3c25d

Mặc dù IBM được coi là người thống trị thị trường máy tính với ngành công nghiệp cơ sở dữ liệu, tuy nhiên, công ty này lại lúng túng trong việc gia nhập vào thị trường hạng trung. Điều này đã tạo điều kiện và mở ra cánh cửa cho Oracle, Informix và Sybase. Một cuộc chiến dài giữa 3 công ty này đã diễn ra. Sau khi Informix và Sybase bị đánh bại, Oracle đã nhiều năm thống trị ngành công nghiệp này.

Kể từ đó đến nay, Oracle luôn giữ được vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp liên quan đến cơ sở dữ liệu. Ellison cũng đã đầu tư và gặt hái được rất nhiều thành công. Ông đã đạt được những thương vụ thỏa thuận lớn như mua lại Sun Microsystems hay các công ty nhỏ hơn như BEA Systems, Hyperion, Siebel Systems và PeopleSoft.
4. Mark Zuckerberg - Facebook (Nhiệm kỳ: 2004 – nay)
Chỉ 4 năm sau khi cho ra đời mạng xã hội Facebook vào năm 2004 (khi còn đang học tập tại trường Đại học Harvard), Mark Zuckerberg đã trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới. Với mạng xã hội Facebook, Mark Zuckerberg đã thay đổi cách kết nối bạn bè, thay đổi sự tương tác giữa con người với nhau. Với vai trò là người sáng lập Facebook, vào tháng 12 năm 2010, Mark Zuckerberg đã được tạp chí Times của Mỹ bình chọn là “Nhân vật của năm”. Sau đó 1 tháng, giá trị của Facebook được Ngân hàng Goldman Sachs định giá là 50 tỷ USD.

8 CEO hàng đầu của làng công nghệ thế giới 8markzuckerbergfacebook_8c31d


MTV, Yahoo và Microsoft là những công ty đã từng có ý định mua lại Facebook. Vào năm 2006, Terry Semel, Giám đốc điều hành của Yahoo, người đã từng đánh tiếng mua lại Facebook của Mark Zuckerberg với giá 1 tỷ USD nhưng bị từ chối. Ông nói: “Tôi chưa từng gặp bất kỳ người nào mà lại có thể từ chối một tỷ đô”. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg đã trả lời: “Tiền không phải là vấn đề. Đây là "đứa con" của tôi và tôi muốn tiếp tục điều hành nó, xây dựng và phát triển nó”. Và Terry đã vô cùng bất ngờ: “ Tôi không thể tin được”. Và gần đây, Larry Page và Sergey Brin đã thừa nhận sức mạnh của Facebook với sự ra mắt mạng xã hội Google+ để cạnh tranh và ngăn sự bùng nổ của Facebook.
5. Jeff Bezos - Amazon (Nhiệm kỳ: 1994 – nay)
Jeff Bezos đã sáng lập trang web Amazon.com vào năm 1994 như là một cửa hàng bán sách qua mạng Internet. Và từ đó đến nay, ông đã trở thành một trong những tỷ phú thành công nhất mọi thời đại, là ông trùm trong ngành giải trí chứ không chỉ là một trang web thương mại. Jeff Bezos được mệnh danh là "ông hoàng dotcom".
8 CEO hàng đầu của làng công nghệ thế giới 4jeffbezosamazon_161c3

Thành công lớn nhất của ông là đã phát triển mô hình kinh doanh cực kỳ hiệu quả của Amazon với việc kinh doanh mọi loại hình sản phẩm, chứ không đơn thuần chỉ là một thư viện khổng lồ. Ông đã bắt đầu mở rộng việc kinh doanh bằng cách đa dạng hóa các loại sản phẩm, từ những chiếc đĩa CD, DVD, phần mềm tin học hay các trò chơi điện tử.
Ông cũng đã khẳng định thành công của mình khi đến nay đã thành lập được rất nhiều chi nhánh khác của Amazon, bao gồm Zappos, IMDb, Alexa Internet và Audible.com. Amazon.com hiện có tổng giá trị vốn hóa thị trường là 96 tỷ USD và là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới. 6. Meg Whitman - eBay (Nhiệm kỳ: 1998 – 2008)
Whitman đã tham gia nắm giữ vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của eBay từ năm 1998. Dưới sự điều hành của bà, trong vòng 10 năm, eBay đã trở thành một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới, với doanh thu tăng từ 4 tỷ USD lên 8 tỷ USD, số nhân viên cũng đã tăng từ 30 người lên 15.000 người.
8 CEO hàng đầu của làng công nghệ thế giới 15megwhitmanebay_86c26

Bà đã cải tổ, thay đổi lại hoàn toàn cơ cấu quản lý của công ty khi tiếp nhận vị trí mới này. Trong đó đặc biệt, điều đáng lưu ý nhất là bà đã đưa ra những quyết định mạnh dạn khi mua lại cả hệ thống thanh toán trực tuyến PayPal và hãng Skype.
Bà đã nhận được rất nhiều giải thưởng với những lời khen ngợi vì thành công và những đóng góp đối với eBay. Meg Whitman đã được giới thiệu vào những vị trí vẻ vang của US Business Hall of Fame, là cái tên được đề cử vào top 10 Giám đốc điều hành thành công nhất do Tạp chí Doanh nhân Harvard bình chọn. Bên cạnh đó, bà cũng được Tạp chí Fortune bình chọn là 1 trong 5 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Lou Gerstner - IBM (Nhiệm kỳ 1993 – 2002)
Lou Gerstner đã chính thức lên nắm quyền điều hành IBM sau khi ông rời bỏ vị trí lãnh đạo tập đoàn RJR Nabisco vào năm 1993. Và ông đã nhanh chóng được ghi nhận với những sự thay đổi vĩ đại giúp cho IBM đi vào ổn định trở lại.
8 CEO hàng đầu của làng công nghệ thế giới 13lougerstneribmandrjrnabisco_fb138

Đóng góp vĩ đại nhất của Gerstner là đã vượt qua được rào cản và vướng mắc để thay đổi và tái tổ chức công việc kinh doanh cốt lõi của IBM bên cạnh các dịch vụ IT. Gerstner đã thay đổi hoàn toàn văn hóa doanh nghiệp của công ty, thay thế phần lớn lực lượng lao động và tập trung vào cách quản lý và ra quyết định tập trung. Tuy nhiên, IBM cũng chỉ tăng trưởng 3,2% trong suôt nhiệm kỳ của ông bởi lẽ lúc đó, Gerstner vẫn đang trong giai đoạn tổ chức và ổn định lại công ty.
Vị cựu CEO này cũng đã nhận được rất nhiều giải thưởng vì những thành tích của ông tại IBM và những đóng góp của ông đối với lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong đó, có thể kể đến một số giải thưởng nổi bật, điển hình như Giải thưởng dành cho các nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đại học Yale với danh hiệu "Hiệp sĩ của vương quốc Anh". Tuy nhiên, ông đã từ bỏ vị trí Giám đốc điều hành IBM vào năm 2002 để tham gia vào Tập đoàn Carlyle của Mỹ, một công ty cổ phần tư nhân toàn cầu. 8. Eric Schmidt - Google (Nhiệm kỳ: 2001 – 2011)
Dưới thời Schmidt, Google đã tăng trưởng từ 27 tỷ USD trong lần đầu phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng như cho ra mắt hàng trăm sản phẩm. Ông đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển, duy trì, giữ vững nền văn hóa tại Google, khuyến khích sự cộng tác chặt chẽ giữa các nhóm và đặc biệt là đề cao sự sáng tạo.
8 CEO hàng đầu của làng công nghệ thế giới 11ericschmidtgoogle_18f57

Với tài năng của mình, ông đã thành công trong các vụ kiện chống độc quyền, các mối đe dọa quốc tế về kiểm duyệt, hay đã thành công trong việc giữ vững vị trí thống trị của Google trong lĩnh vực tìm kiếm trên Internet. Công ty đã đạt được gần 100 hợp đồng mua bán lớn dưới sự điều hành của Schmidt, trong đó phải kể đến các thương vụ mua bán khổng lồ giữa Google với YouTube, DoubleClick và AdMob.

Khi Eric Schmidt từ bỏ chức vụ Giám đốc điều hành và nhường lại vị trí cho Page vào tháng 4 vừa qua, doanh thu của Google đã đạt 8,58 tỷ USD. Hiện ông vẫn đang đảm nhiệm vị trí chủ tịch của Google, và ông cũng thừa nhận một trong những sai lầm lớn nhất của mình là đã không nhận ra mối đe dọa của Facebook sớm hơn.

Tham khảo businessinsider