Báo Mỹ cho hay, nếu Trump công nhận Đài Loan độc lập, Trung Quốc có thể sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Washington và tung chiêu phản đòn.
Bắt đầu từ năm 1979, Mỹ chính thức thừa nhận chính sách "một Trung Quốc" sau khi Tổng thống khi đó là Jimmy Carter quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, mới đây Tổng thống đắc cử Donald Trump đã gây bất ngờ khi điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và sau đó cho rằng Washington hiện nay cần xem xét lại việc thừa nhận chính sách "một Trung Quốc".
Tờ The New York Times (Mỹ) nhận định, nếu Trump công nhận Đài Loan "với tư cách là một quốc gia độc lập", Bắc Kinh sẽ có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao với Washington và có khả năng thông qua 5 phương thức sau để gây rắc rối cho chính quyền Donald Trump.
Thương mại và đầu tư
Nếu Trump công nhận Đài Loan, TQ sẽ có ít nhất 5 độc chiêu để "hành hạ" nước Mỹ Neu-trump-cong-nhan-dai-loan-tq-se-co-it-nhat-5-doc-chieu-de-hanh-ha-nuoc-my-35-104731
Cây cầu nổi tiếng kết nối giao thương giữa hai bờ Trung - Triều. (Ảnh: thediplomat) Theo NYT, Trung Quốc có nhiều biện pháp để trả đũa Trump. Mục tiêu nổi bật chính là Boeing.
Năm 2016, Tập đoàn hàng không số một thế giới của Mỹ dự kiến sẽ hoàn thành bàn giao hợp đồng trị giá 11 tỷ USD cho phía Trung Quốc. Tuy nhiên, vì vấn đề Đài Loan, Bắc Kinh có thể chuyển đơn hàng cho Airbus - đối thủ cạnh tranh của Boeing.
"Về kinh tế, Trung Quốc ngày càng có nhiều hình thức đối phó", Ngô Tâm Bá - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nước Mỹ thuộc Đại học Phúc Đán, Thượng Hải cho biết.
"Nếu chúng tôi [Trung Quốc] nhận thấy ông ấy [Donald Trump] vẫn thúc đẩy vấn đề Đài Loan, [Trung Quốc] sẽ hành động. Nếu [Donald Trump] khăng khăng làm theo ý mình thì sẽ gậy ông sẽ đập lưng ông", Ngô nhấn mạnh.
Đặc biệt, các quan chức thương mại Mỹ đang lo ngại Trung Quốc có thể tăng cường phân biệt đối xử với các công ty công nghệ của Mỹ thông qua các dự luật chống độc quyền, đồng thời ra lệnh cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của Trung Quốc giảm đầu tư tại Mỹ.
Vấn đề Triều Tiên
Trước đó, Tổng thống đắc cử Mỹ từng nói, trong vấn đề Triều Tiên, Trung Quốc căn bản không giúp gì được cho Mỹ.
Nhưng thực tế, Trung Quốc đã phối hợp với Mỹ ở một số phương diện nhằm ngăn chặn vấn đề vũ khí hạt nhân Triều Tiên.
Ví như, Bắc Kinh ủng hộ các lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng hồi tháng 11 vừa qua hay tuyên bố tạm ngừng nhập khẩu than đá từ Triều Tiên để ngăn chặn nước này phát triển chương trình vũ khí hạt nhân
Để đối phó với chính quyền Trump, Bắc Kinh có thể từ miễn cưỡng liên minh với Triều Tiên mà trở thành láng giềng tốt thực sự với nước này.
Hiện nay, Trung Quốc liên tục gay gắt chỉ trích việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Nhà phân tích chính trị người Mỹ John Delury bình luận, Bắc Kinh có thể thông qua các hạng mục như tăng cường giao dịch, viện trợ và đầu tư để tăng cường thực lực kinh tế cho Bình Nhưỡng cũng như tổ chức diễn tập quân sự với nước này.
Biến đổi khí hậu
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama đã dành phần lớn sự nghiệp chính trị để đảm bảo Bắc Kinh đồng ý phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Một số ý kiến cho rằng, để đạt được thỏa thuận về biến đổi khí hậu, Tổng thống Obama đã không ép buộc TQ phải mở cửa thị trường, đồng thời làm ngơ trước nhiều việc làm sai trái khác của Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể không thay đổi về hiệp định biến đổi khí hậu. Nhưng nếu ông Tập có làm thế, thì nhiều khả năng Trump có thể cũng sẽ không bận tâm. Trước đó, Trump đã gọi tình trạng nóng lên toàn cầu là "trò lừa đảo" của người Trung Quốc.
Nếu Trump công nhận Đài Loan, TQ sẽ có ít nhất 5 độc chiêu để "hành hạ" nước Mỹ Neu-trump-cong-nhan-dai-loan-tq-se-co-it-nhat-5-doc-chieu-de-hanh-ha-nuoc-my-35-104734
Nhà máy điện hạt nhân Iran. (Ảnh: sputniknews) Số phận Đài Loan
Nếu Trump ủng hộ Đài Loan thì phản ứng đầu tiên của Trung Quốc có thể không phải là "trừng phạt" Mỹ mà là trừng phạt Đài Loan nhằm làm suy giảm giá trị của Đài Loan đối với Washington.
Theo NYT, hiện nay trên thế giới vẫn có 22 nước vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan, Bắc Kinh có thể sẽ thuyết phục những nước này cắt đứt quan hệ với Đài Bắc.
Sau đó, chính quyền của Tập Cận Bình sẽ thông qua việc hạn chế đầu tư và lượng du khách Đại lục nhằm giáng đòn vào kinh tế Đài Loan.
Trung Quốc sẽ không ngại ngần khai chiến với Đài Loan nếu phần lãnh thổ này đòi độc lập bởi hiện nay Bắc Kinh rất lo sợ những động thái của Trump sẽ khuyến khích việc đòi độc lập của Đài Loan hoặc cổ vũ những nước khác theo Mỹ công nhận Đài Loan.
Nếu Thái Anh Văn tuyên bố độc lập và thế giới công nhận Đài Loan độc lập, Trung Quốc sẽ có "hành động quân sự", Giáo sư Thời Đoạn Hoằng thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc bình luận.
Vấn đề hạt nhân Iran
Năm 2015, Iran chấp nhận một thỏa thuận hạt nhân, đồng ý từ bỏ 98% chương trình làm giàu uranium nhằm thoát lệnh cấm vận. Trung Quốc là một trong những nước ký tên vào bản hiệp định này.
Bắc Kinh sẽ thông qua Iran để tăng cường ảnh hưởng của mình tại Trung Đông, làm suy giảm uy tín của Mỹ ở khu vực này.
Theo ông Edward C. Chow - Nghiên cứu viên cao cấp về an ninh quốc gia và năng lượng thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Washington, nếu Trump vẫn phản đối chính quyền Obama dỡ bỏ cấm vận Iran để đổi lấy việc Tehran hạn chế chương trình hạt nhân thì Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này phát triển giao dịch thương mại với Iran, biến Mỹ trở thành "kẻ đứng ngoài".
Hiện nay, Trung Quốc là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất cũng như trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Iran nên việc Trump buộc Washington xóa bỏ thỏa thuận dỡ bỏ lệnh cấm vận Tehran cũng không thay đổi được thực tế này.
"Nếu có bất kỳ thay đổi nào, dù bắt đầu bằng việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thảo luận về vấn đề Đài Loan thì các hoạt động giao dịch và đầu tư của Trung Quốc tại Iran sẽ tăng gấp đôi", Chow kết luận.