C5ZONE
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN C5Zone


Bạn nên đăng nhập hoặc đăng ký thì mới xem được những nội dung chính của DIỄN ĐÀN. Việc đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên không tốn phí gì đâu. bạn yên tâm.
Bạn cũng có thể cứ làm khách vẫn xem được một phần nội dung của Diễn đàn, nhưng bị nhiều hạn chế hạn chế ở các chuyên mục như: không xem được ảnh, không nhìn thấy link ...

< /form>< /div>< /div>
C5ZONE
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN C5Zone


Bạn nên đăng nhập hoặc đăng ký thì mới xem được những nội dung chính của DIỄN ĐÀN. Việc đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên không tốn phí gì đâu. bạn yên tâm.
Bạn cũng có thể cứ làm khách vẫn xem được một phần nội dung của Diễn đàn, nhưng bị nhiều hạn chế hạn chế ở các chuyên mục như: không xem được ảnh, không nhìn thấy link ...

< /form>< /div>< /div>
C5ZONE
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

C5ZONELog in

We Share


descriptionTự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea EmptyTự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea

more_horiz
Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea

Câu chuyện hậu trường tại Chelsea được hé lộ qua cách kể chuyện bình tĩnh của Carlo Ancelotti trong cuốn sách mới được phát hành "Quiet Leadership: Winning Hearts, Minds and Matches" (Tạm dịch: Nhà lãnh đạo thầm lặng).

Chelsea thực ra đã tìm đến tôi để bàn chuyện hợp tác từ tháng 5/2008. Không chỉ một mà những hai lần, tại Geneva và Paris. Ghế HLV trưởng của họ khi ấy còn trống, khi người thay thế Jose Mourinho là Avram Grant cũng sắp sửa bị sa thải.

Chelsea yêu cầu những cuộc gặp gỡ đều phải diễn ra bí mật, họ không muốn truyền thông biết mình đang tìm hiểu những ứng viên này. Tôi cảm thấy buồn cười khi nghĩ về đề nghị này của họ. Một ông chủ như Roman Abramovich gặp gỡ một HLV như Carlo Ancelotti thì bí mật thế nào được. Tôi tất nhiên chẳng nói gì cả, tôi nghĩ chắc cũng còn khá lâu mọi người mới biết, cho đến khi tôi nhận được cuộc gọi từ Adriano Galliani: "Sao rồi, có định sang Chelsea không?".

Như mọi người đã rõ. Tôi đã không sang Chelsea vào thời điểm ấy. Họ quyết định chọn Luiz Felipe Scolari, có lẽ vì tiếng Anh của tôi quá tệ.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017ebfb745e-97bb-45f1-bec3-18f71ebb8b68
Roman Abramovich (trái) luôn đòi hỏi rất cao ở Ancelotti. Ảnh: Action.

Thế nhưng Scolari làm việc không thật sự hiệu quả và lại bị sa thải vào đầu năm 2009. Guus Hiddink được bổ nhiệm làm HLV tạm quyền đến hết mùa. Tất nhiên tôi lại lọt vào danh sách tìm HLV mới của họ lần nữa. Toàn bộ quá trình tiếp xúc, phỏng vấn được tiến hành lại từ đầu. Tất nhiên là cũng... bí mật.

Tháng 2/2009, Giám đốc phụ trách các vấn đề bóng đá của Chelsea, Mike Forde, liên tục có những cuộc gặp gỡ với tôi và người đại diện của tôi - Bruno Demichelis. Đấy là những cuộc gặp mà theo tôi là bất thường. Chúng tôi nói về đủ thứ: tầm nhìn chiến lược của Chelsea, mô hình vận hành, những mục tiêu chiến lược, việc áp dụng dữ liệu, cách quản lý những ngôi sao lớn và cuối cùng là những điều kiện mà tôi đưa ra để hai bên có thể làm việc với nhau một cách tốt nhất. Mike hỏi tôi về tất cả những vấn đề đó, và còn... nhiều vấn đề khác nữa.

Đấy là quá trình tìm hiểu tỉ mỉ, thậm chí là căng thẳng nhất mà tôi từng trải qua trong sự nghiệp. Nhưng đến tháng Ba, rốt cục tôi cũng đồng ý sẽ cầm quân cho Chelsea. Công việc sẽ khởi đầu từ tháng Sáu, sau khi tôi ký hợp đồng. Mike quả thực đã giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu CLB mới, tìm hiểu những đặc thù của Premier League, chính sách tuyển mộ và kỳ vọng của ông chủ.

Rồi tôi được đưa đến Hà Lan cho một tuần lễ... tu nghiệp sinh ngữ. Một tuần, nhưng có cảm tưởng rất dài vì tôi phải nhồi tiếng Anh từ 8h sáng đến 8h tối. Ngôn ngữ là trở ngại trong lần đầu tiên Chelsea muốn bổ nhiệm tôi và bây giờ họ muốn phá vỡ trở ngại ấy. Bản thân tôi cũng muốn như thế, nên tôi ra sức học hành chăm chỉ. Sau khi kết thúc khóa tu nghiệp ngắn hạn, tôi đã có thể dùng tiếng Anh để trả lời cuộc họp báo đầu tiên tại Chelsea trước 200 phóng viên. Hồi hộp phết, nhưng tôi cũng vượt qua dễ dàng.

Phòng thay quần áo của Chelsea có nhiều cá tính mạnh mẽ. Nhưng tôi tin sự nghiệp thành công của mình trước đó đủ để tạo một sức nặng lên họ. Có hai chức vô địch Champions League trong tay, HLV nào mà chẳng muốn sự tuân phục của các cầu thủ. Tôi cũng thế, nhưng đấy chỉ là khởi đầu. Tuần trăng mật với các cầu thủ ngôi sao sẽ sớm kết thúc vì ngay sau đó, họ sẽ nhìn bạn theo cái kiểu: "Ông này làm được gì cho mình đây?"

Tôi không vội thay đổi cách tập luyện ở Chelsea. Nếu các cầu thủ cảm thấy thoải mái với cách tập cũ, vậy thì cứ tiếp tục theo cách ấy. Nhưng tôi thay đổi lối chơi, điều này có cái lợi là nó đòi hỏi sự tập trung và học hỏi của họ. Nó tạo ra một động lực trong đội bóng. Ở Chelsea, cũng như ở Real Madrid sau đó, thay đổi lối chơi cũ còn là yêu cầu bắt buộc của ông chủ.

Một trong những buổi gặp đầu tiên với Abramovich, tôi vẫn nhớ ông ấy đã nói: "Tôi muốn tìm một nhà cầm quân có thể mang lại cho Chelsea bản sắc. Bởi vì tôi không nhìn thấy bản sắc lúc xem Chelsea thi đấu. Đấy là thứ người ta dễ dàng nhận ra ở Barcelona và Man Utd. Nhưng chúng tôi chưa có thứ bản sắc ấy".
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017bd8ea922-26d4-45b9-bd8e-c7dab6e15b40
Giúp Chelsea đoạt cú đúp nhưng Ancelotti không được lòng ban lãnh đạo đội bóng thành London.

OK, bản sắc thì bản sắc. Chúng tôi tập luyện và thi đấu theo hướng kiểm soát bóng, kiểm soát trận đấu. Mà để kiểm soát trận đấu, còn cầu thủ nào tốt hơn Andrea Pirlo ở Milan nữa? Chúng tôi đã cố ký hợp đồng với cậu ấy, nhưng thương lượng thất bại. Thế nên thời gian đầu, tôi đã dùng Michael Essien ở vị trí ấy. Essien đã thích nghi rất nhanh và trở thành một trong những tiền vệ cầm trịch hay nhất.

Thời gian đầu của tôi ở Chelsea phải nói là tuyệt vời. Chúng tôi toàn thắng mọi trận đấu tập huấn trên đất Mỹ. Mọi ý tưởng của tôi có vẻ như đều được cầu thủ đón nhận một cách dễ dàng. Mùa bóng sau đó đã khởi đầu mỹ mãn khi chúng tôi thắng 14 trong 16 trận đầu tiên trên mọi đấu trường. Vậy mà vẫn có dấu hiệu cho thấy ông chủ không hài lòng. Trong mạch trận tuyệt vời ấy, chúng tôi để thua Wigan 1-3. Đấy chỉ là một cú xảy chân thuần túy, một chuyện vẫn xảy ra trong bóng đá, ở bất kỳ nơi nào. Vậy mà ngay sáng hôm sau trận thua ấy, Abramovich đã xuất hiện trên sân tập và yêu cầu một lời giải thích. Tôi cố nghe lời khiển trách của ông ấy một cách nhã nhặn, nhưng lẽ ra tôi phải chuẩn bị những câu trả lời trước khi ông ấy đến. Lẽ ra tôi phải xem đấy là lời cảnh báo đầu tiên cho công việc của mình. Mối quan hệ với Abramovich quả là không dễ dàng chút nào, cho dù Silvio Berlusconi cũng là một người đòi hỏi rất khủng khiếp.

Khi tháng 12 đến, chúng tôi đang đứng trong hai vị trí cao nhất Premier League và kết thúc bảng đấu Champions League của mình ở ngôi đầu. Lá thăm cho chúng tôi gặp Inter Milan và tất nhiên là Jose Mourinho, ở vòng 16 đội. Đấy là lúc áp lực và sự kỳ vọng tăng lên đột biến, cho dù Champions League phải còn hơn hai tháng nữa mới khởi tranh. Đối đầu với HLV cũ, đâu thể để thua được.

Chúng tôi khởi đầu năm 2010 một cách mạnh mẽ. Nhưng đến tháng Hai, có hai trận thua lớn diễn ra làm cho mối quan hệ với tôi và Abramovich bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đầu tiên là trận thua 2-4 trên sân nhà trước Man City. Đấy là một trận thua toàn diện về mặt chiến thuật. Đúng thói quen, Abramovich triệu tập cuộc họp vào 9h sáng hôm sau để tìm hiểu nguyên nhân. Abramovich không bao giờ thích những trận thua lớn, ông bảo điều ấy không thể chấp nhận tại Chelsea. Trận thua lớn thứ hai, trầm trọng hơn cả trận đầu, là thất bại trước Inter Milan ở lượt đi vòng 1/8 Champions League.

Khi chúng tôi thua nốt Inter 0-1 ở trận lượt về, truyền thông lần đầu tiên tổng công kích tôi từ ngày tôi đặt chân đến nước Anh. Kỳ trăng mật đã hết, thật sự đã hết. Ngày hôm sau Abramovich triệu tập cuộc họp, lại đòi hỏi những câu trả lời. Một lần nữa, tôi nhận thêm bài học về cách ứng xử với các kiểu ông chủ khác nhau. Và một lần nữa, tôi chọn cách không dùng sự giận dữ để đáp lại sự giận dữ. Mất bình tĩnh và đôi co với người trả lương cho mình chưa bao giờ là phong cách của tôi. Thay vào đó, tôi cố nhìn vào những mặt tươi sáng, tìm ra vấn đề, chọn những giải pháp. Khi Inter của Mourinho giành chức vô địch Champions League vào cuối mùa bóng ấy, tôi bị xem là một kẻ thất bại, vì không đạt được mục tiêu đã đề ra. Đấy là khởi đầu cho một sự kết thúc.

Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017a9192d53-30d8-4100-9261-130a1d1e038c
Thất bại ở Champions League trước Jose Mourinho là một trong những bước ngoặt, làm ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp của Ancelotti ở Chelsea.

Đã bị loại khỏi Champions League, tôi hướng cầu thủ đến một mục tiêu mới: giành cú đúp vô địch Premier League và Cup FA lần đầu tiên trong lịch sử Chelsea. Tôi dựng lên một biểu đồ để các cầu thủ thấy cú đúp - nếu họ đạt được - có ý nghĩa đến như thế nào. Trong thế kỷ 20, chỉ có vỏn vẹn bốn đội làm được điều này. Và từ khi thế kỷ 21 mở ra, duy nhất một đội giành được cú đúp, mà cũng đã cách đấy tám năm. Đó là Arsenal cực mạnh của năm 2002.

Đây là cách mà tôi vẫn dùng để tạo dựng bầu không khí đoàn kết trong đội. Các cầu thủ biết rõ ông chủ rất tức giận với tôi, và họ cảm thấy mình có lỗi trong việc ấy. Thế là họ cố... bù đắp, họ cố nỗ lực nhiều hơn để trả "món nợ" dù họ chẳng nợ gì tôi cả. Nhưng cách chơi "chuộc lỗi" ấy quả thật đã mang đế kết quả mỹ mãn. Chúng tôi mở ra một mạch trận thành công mới, với nhiều trận thắng rất đậm. Cuối mùa bóng ấy, chúng tôi đánh bại Wigan 8-0 để giành chức vô địch. Một tuần sau, chúng tôi hạ Portsmouth để giành nốt Cup FA, hoàn tất cú đúp. Thế nhưng, tôi lại không được ông chủ gọi đến để bàn chuyện gia hạn hợp đồng như kỳ vọng. Trên thực tế, đã không có lấy một cuộc gọi nào.

Tôi biết sự nghiệp ở Chelsea khó mà kéo dài được.
http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc...a-3406093.html


Gareth Bale đã 'đâm sau lưng' Carlo Ancelotti như thế nào

Trong phần tiếp theo cuốn tự truyện vừa xuất bản, HLV người Italy kể thêm về việc Roman Abramovich đối xử ra sao và Gareth Bale góp phần khiến ông mất việc ở Real Madrid sau đó như thế nào.

Những dấu hiệu âu lo về việc Abramovich không còn ưng HLV của mình tiếp tục kéo đến. Mùa bóng thứ hai tại London, tôi không được ký với bất kỳ một cầu thủ quan trọng nào để tăng cường lực lượng. Đã vậy, những cựu binh lớn tuổi, như Michael Ballack, còn không được ký hợp đồng mới. Đành vậy, tôi bèn đôn năm cầu thủ từ tuyến trẻ lên cho đủ danh sách đăng ký 25 người.

Chúng tôi thắng trận đầu mùa với tỷ số 6-0, nhưng tôi vẫn bị mời đến nhà riêng của Abramovich để nghe phàn nàn về màn trình diễn của đội nhà. Vâng, thêm một dấu hiệu nữa cho thấy sự rạn nứt khó mà hàn gắn, và nó đến chỉ sau trận đấu đầu tiên của mùa bóng.

Chúng tôi tiếp tục khởi đầu mạnh mẽ trước khi tháng 11 tồi tệ kéo đến. Đầu tiên là trận thua Liverpool 0-2, hệ lụy là trợ lý Ray Wilkins của tôi bị sa thải ngay sau đó. Thêm một bài học nữa được rút ra. Tôi cố nỗ lực hơn nữa, nhưng cũng biết mình đã hết đường ở lại Chelsea lâu hơn. Michael Emenalo, lúc này đang là người đứng đầu bộ phận trinh sát đối thủ, được bổ nhiệm thay Ray Wilkins. Tôi giới thiệu ông ấy đến toàn đội, nhưng những cầu thủ Anh tỏ ra không ưng.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017994673a7-5b66-4e15-8a35-120bd36231e2
"Trảm" trợ lý đắc lực của Ancelotti, Ray Wilkins là một bước trong tiến trình Abramovich sa thải HLV người Italy.

Bản thân tôi cũng ngạc nhiên khi Wilkins bị "trảm", bởi tôi không hề được hỏi ý kiến lấy một câu. Trong năm đầu tiên của tôi ở London, Ray rất quan trọng. Ông ấy nói được tiếng Italy, và trong những vấn đề hệ trọng nhất, ông ấy đảm bảo sẽ không có bất kỳ sự lệch pha ngôn ngữ nào trong đội. Vậy mà trong năm thứ hai, Ray lại nhận cái án sa thải ngay giữa mùa. Tất nhiên tôi vẫn có thể làm tốt việc mình mà không có anh ấy, nhưng tôi chẳng muốn điều ấy xảy ra chút nào. Dẫu sao thì CLB cũng đã quyết và Ray phải khăn gói rời đội.

Trước khi CLB "ấn" Emenalo xuống, tôi đã nói là mình không cần một trợ lý thay thế. Paul Clement và Bruno Demichelis với tôi là quá đủ.

Cá nhân tôi không có vấn đề gì với Emenalo, nhưng tôi biết ông ta không vui thích gì với vai trò mới của mình. Ông ấy đâu có quen làm trợ lý HLV, chuyên môn và kinh nghiệm của ông ấy là trinh sát, tức là gần đối phương hơn gân đội nhà. Nhưng CLB vẫn "ấn" Emenalo vào vị trí mới. Thành ra ông ấy không thoải mái trước các cầu thủ.

Tháng Giêng, CLB gút hai vụ chuyển nhượng lớn: Torres từ Liverpool và David Luiz từ Benfica. Sự xuất hiện của cả hai khiến tinh thần mọi người phấn chấn hơn một chút, nhưng cũng chẳng được lâu. Thật buồn khi thời gian dài chấn thương ở Liverpool khiến Torres không còn giữ được phong độ tốt nhất của cậu ấy. Tháng Tư, chúng tôi chạm trán với Manchester United ở tứ kết Champions League, biết rằng chỉ có chiến thắng mới có thể cứu lấy toàn bộ mùa bóng.

Đêm trước trận lượt về, Abramovich lại triệu tập các cầu thủ và đưa ra tối hậu thư: hoặc là thắng trận, hoặc là sẽ có đại thay đổi vào cuối mùa. Với riêng cá nhân tôi, ông chỉ nói nhẹ nhàng: "Cứ thử thua đi, rồi đừng quay lại làm việc nữa". Ông ấy nói đùa, nhưng có tám phần thật trong đó. Kết quả là Chelsea đã thua thật. Tôi vẫn quay lại làm nốt phần việc của mình, nhưng trong tâm thế của tử tội chờ ngày hành quyết. Một lần nữa, tôi hoàn toàn có thể truy vấn ông chủ của mình. Này, sao ông lại gây thêm áp lực cho chúng tôi ngay khi chúng tôi cần tâm lý thoải mái để đá một trận quan trọng? Nhưng thôi, tranh biện có ích gì.

Chúng tôi thua 0-1 trên sân Everton, trong trận đấu cuối cùng của mùa giải. Tôi được nghe kể là vị CEO của Chelsea đang lái xe về nhà thì bị buộc phải quay ngược trở lại sân Goodison Park. "Quay lại mà nói cho Carlo biết ông ta đã bị sa thải". Bạn thấy đó: sa thải là cứ phải ngay và luôn, không cần chờ đến hôm sau.

Thế cũng tốt, chí ít tôi cũng có thể nói lời tạm biệt với cầu thủ và các cộng sự của mình. Đêm ấy, khi toàn đội trở lại London, nhóm cựu binh gồm Didier Drogba, John Terry, Frank Lampard và một vài thành viên khác, mời tôi ra ngoài dùng bữa tối và uống một ít gọi là chia tay. Chưa bao giờ trong sự nghiệp, tôi được các cầu thủ mời ra ngoài "nhậu" như thế. Tôi nghĩ là mình được họ yêu mến.

Mối quan hệ với ông chủ tất nhiên chẳng tốt đẹp được như thế. Một mối quan hệ tan vỡ là tổng hòa của nhiều chuyện nhỏ li ti. Một trong những việc như thế: Abramovich chẳng tin tôi. Ông ấy bảo tôi chỉ sử dụng những cầu thủ mà tôi thích, một điều mà tôi đồ rằng ông cũng chỉ nghe qua tin đồn trên báo.Tôi đã nói với ông chuyện ấy chỉ là tưởng tượng, tôi cam kết điều đó. Việc các Chủ tịch và các HLV mở lòng với nhau là điều rất quan trọng. Tôi đã mở lòng với ngài ấy, nhưng ngài ấy thì không.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 20176ee457a5-fd55-48b3-b820-2ee2dfc1fa61
Ancelotti hiểu rõ số phận ông tại Chelsea được định đoạt từ sau thất bại dưới tay Man Utd ở tứ kết Champions League 2011. Ảnh: AFP.

Hoặc cũng có thể chuyện tôi chọn cầu thủ theo sở thích chỉ là một cái cớ. Tôi muốn tin vào một lý do khác hơn: ông ấy tin tôi không phù hợp. Ông ấy nghĩ tôi quá hiền trước các cầu thủ và điều đó có thể dẫn đến những chuyện không hay, dù tôi không biết cụ thể đấy là chuyện gì. Đôi ba lần Abramovich khuyên tôi là hãy mạnh mẽ lên, cứng rắn lên, cương quyết hơn.

Thực ra Abramovich chẳng phải ông chủ đầu tiên, càng chẳng phải người đầu tiên khuyên tôi như thế. Nhưng ông ấy đã sai, tất cả đều sai. Tôi chẳng bao giờ thay đổi tính cách của mình.

Điều khiến họ thuê tôi là khả năng làm chủ phòng thay quần áo, mà tôi làm chủ bằng cách xây dựng mối quan hệ với các cầu thủ theo cách nhẹ nhàng nhất. Nhưng rồi sau đó, chính sự nhẹ nhàng ấy làm họ cảm thấy không còn thích nữa. Đấy là lúc mối quan hệ với các ông chủ xấu đi, dù quan hệ giữa tôi và các cầu thủ vẫn tốt. Họ thuê tôi vì sự điềm đạm rồi khi mọi thứ xấu đi, họ bảo sự điềm đạm ấy là một trở ngại. Sao lại thế cơ chứ? Nhưng đấy là vũng lầy của tôi ở Chelsea!

Tôi rút Bale ra và cậu ấy chạy đến chỗ Chủ tịch

Một buổi sáng tháng Ba, tôi nhận điện thoại từ Giám đốc quản lý của Real Madrid, cho hay Chủ tịch muốn gặp tôi vào cuối ngày. Đây là một điều bất thường, bởi Florentino Perez không hay gọi riêng HLV của mình lên phòng như vậy. Nhưng khi đến đó, tôi mới biết lý do là Gareth Bale. Ngài Chủ tịch cho hay đại diện của cậu ấy đã đến và nói về "tình hình của Bale".

Trước mấy tháng, hôm 4/1, tôi đã rút Bale ra giữa chừng - trong một trận đấu đã chấm dứt mạch toàn thắng của chúng tôi. Sau đó, tôi được nghe kể lại là Chủ tịch đã nói: "Rút Bale ra là làm tổn thương tôi. Có một lần ông ta rút Bale ra và tôi đã tỏ thái độ, nhưng xem ra ông ta không hiểu. Từ ấy, tôi chẳng còn tin Carlo nữa".

Người đại diện của Bale thích thể hiện vị thế với tôi, vì ông ấy nghĩ mình đã nói chuyện được với Chủ tịch thì còn ngán gì nữa. Và ông ấy muốn thân chủ của mình đá ở trung lộ. Perez nói với tôi liệu có thể làm gì để thay đổi tình hình không và tôi đáp: "Không".

Làm sao có thể thay đổi vị trí của một cầu thủ như Bale vào giữa mùa được. Nếu làm thế, tôi sẽ phải xáo trộn cả một hệ thống, sẽ phải xê dịch những cầu thủ xung quanh cậu ấy nữa. Tôi cũng nói với ngài Chủ tịch là tôi thật sự ngạc nhiên khi Bale không đến nói điều ấy trực tiếp với tôi. Đấy là chuyện bình thường, bởi tôi không bao giờ muốn nghe chuyện thông qua người đại diện. Trong suốt sự nghiệp, tôi luôn tránh tiếp xúc với giới đại diện cầu thủ. Sau này, khi người đại diện của Bale nói càng nhiều, tôi đành phải đáp trả bằng cách kêu gọi giới đại diện cầu thủ nên trật tự.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 20175a55b041-690a-43a6-adba-67eaf1488336
Quan hệ đổ vỡ với Gareth Bale là một lý do quan trọng khiến Ancelotti phải rời Real. Ảnh: AFP.

Bale có những phẩm chất hàng đầu thế giới. Vào thời gian ấy, tôi đang cố giúp anh ấy phát huy trọn vẹn tiềm năng to lớn của mình. Về việc này, tôi tự tin mình giỏi hơn người đại diện của cậu ấy lẫn ngài Chủ tịch. Sau một buổi tập, tôi kéo Bale đến và nói: "Tôi có nghe đại diện của cậu đến nói chuyện với Chủ tịch. Sao cậu không đến đây mà nói thử xem cậu muốn gì". Bale nói: "OK, không vấn đề gì cả".

Tôi cũng nói luôn với Bale là mình đã giải trình với Chủ tịch rõ ràng, rằng đây là giữa mùa bóng và việc thay đổi vị trí không chỉ là chuyện của riêng cậu ấy mà là chuyện của toàn đội. Tôi nói với cậu ấy rõ ràng như thế và hứa trong mùa hè, chúng tôi hoàn toàn có thể thử một cách tiếp cận mới. Nhưng đáng tiếc là tôi chẳng bao giờ có cơ hội để làm việc ấy.

Một lần nữa, tôi lại bị sa thải!
http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc/hau-truong/gareth-bale-da-dam-sau-lung-carlo-ancelotti-nhu-the-nao-3406645.html

descriptionTự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea EmptyRe: Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea

more_horiz
Sự tĩnh lặng của Carlo Ancelotti

Cuốn sách "Lãnh đạo tĩnh lặng: giành lấy trái tim, tâm trí và thành công" vừa ra mắt đã lập tức tạo ra sự thích thú, khi nó hé lộ nhiều chuyện hậu trường của những CLB hàng đầu và được kể bởi một quý ông HLV Carlo Ancelotti.

Khi còn là một cậu bé nhà quê ở miền bắc Italy, có bao giờ tôi nghĩ mình sẽ trở thành một người làm quản lý trong ngành công nghiệp triệu đô mang tên bóng đá không? Không. Không đời nào. Lúc ấy, tất cả những gì tôi muốn là được chơi bóng.

Bây giờ, khi nhìn lại, tôi như sống lại khoảng thời gian nghèo khổ nhưng hạnh phúc ấy. Ngày đó, gia đình tôi đã dạy tôi những bài học đầu đời, những bài học sẽ theo tôi suốt chặng đường khôn lớn, những bài học mà tôi sẽ kể lại rải rác trong quyển sách này.

Đấy là bài học về sự tôn trọng, lòng trung thành, giá trị của đồng tiền và nỗ lực, tầm quan trọng của gia đình. Đấy là những hạt giống tốt của tuổi thơ, để rồi sau đó chúng đâm chồi, nở hoa khi tôi có cơ may được trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp, và sau đó là một nhà cầm quân.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 20171f0252a0-240f-404e-812f-2d3742804a21
Phong cách "tĩnh lặng" theo Ancelotti suốt từ thời nhỏ đến khi đã thành một HLV lão lãng.

Quiet Leadership (Lãnh đạo tĩnh lặng) là tổng hợp những suy ngẫm của tôi trong suốt thời gian hoạt động bóng đá. Nó gồm những suy nghĩ và triết lý về việc cần gì để trở thành một người lãnh đạo bóng đá. Mở rộng ra, tôi mong những bài học này cũng có thể được áp dụng ở những ngành nghề khác, bởi vì lãnh đạo ở bất kỳ đâu cũng đều có những nét tương đồng, dù là bóng đá hay kinh doanh. Chính tôi cũng là một người áp dụng thuật lãnh đạo ở những ngành khác vào công việc của mình. Và tôi đã làm việc ấy từ Paris đến London, Madrid và hiện nay là Munich. Chúng ta đừng bao giờ từ bỏ việc học hỏi.

Thuật lãnh đạo thầm lặng thoạt nghe có vẻ mềm yếu, nhưng tôi chưa bao giờ cho đấy là trở ngại, và chính những người từng làm việc cùng tôi cũng không nghĩ vậy. Sự tĩnh lặng mà tôi muốn đề cập ở đây chính là sức mạnh. Đôi khi, im lặng lại hàm chứa uy quyền và sức mạnh, im lặng để tạo dựng lòng tin và ra những quyết định chuẩn xác, im lặng nhưng lại đầy quyền năng thuyết phục và cực kỳ chuyên nghiệp. Khi bạn xem Vito Corleone trong phim "Bố già", im lặng ngồi trong chiếc ghế rộng lớn và ôm lấy con mèo của mình, bạn có nhìn thấy một người đàn ông yếu đuối không? Hay bạn thấy một sự điềm tĩnh đầy quyền lực của một kẻ luôn biết cách làm chủ tình hình?

Tôi tin vào sức mạnh của sự tĩnh lặng. Tôi tin một người lãnh đạo không nhất thiết phải gào thét, tức giận và dùng quả đấm thép. Tôi thích sự im lặng nhưng tiềm ẩn sức mạnh. Một lãnh đạo tài năng, với tôi, phải khiến cho thuộc cấp tôn trọng và tin tưởng hơn là sợ hãi. Tôi tin mình đã giành được sự tôn trọng của các cầu thủ vì sự nghiệp thành công với nhiều danh hiệu trải qua nhiều CLB khác nhau, nhưng quan trọng hơn nữa là tôi luôn dành sự tôn trọng cho họ. Cầu thủ và các trợ lý tin tôi ra quyết định đúng, cũng như tôi tin họ sẽ làm tốt vai trò của mình.

Phương thức lãnh đạo của tôi cũng là một phần của tính cách. Tôi tin khả năng lãnh đạo có thể học hỏi được, nhưng tuyệt nhiên không thể bắt chước. Chúng ta có thể dõi theo cách làm việc của những nhà lãnh đạo tuyệt vời, nhưng nếu phong cách của bạn là im lặng, điềm đạm và coi sóc mọi thứ quanh mình, việc gồng lên mà la hét chỉ phản tác dụng mà thôi.

Phong cách "tĩnh lặng" đã hình thành từ khi tôi còn bé, những ngày ở cạnh bố mình. Tôi mang theo phong cách ấy khi đã trở thành thủ quân của AS Roma. Nó tiếp nối khi tôi đến Milan, nơi mọi cầu thủ đều nhìn tôi như một người thủ lĩnh trong phòng thay quần áo. Rồi tôi tiếp tục duy trì sự "tĩnh lặng" ấy đến khi đã cầm quân, không chỉ cho chính Milan mà còn tại những CLB sau này: Chelsea, Paris SG và Real Madrid. Và chẳng có việc gì tôi phải thay đổi khi chuẩn bị bước vào công việc mới tại Bayern Munich. Hơn nữa, khi một ông chủ quyết định thuê tôi về lãnh đạo đội bóng, họ biết rõ phong cách của tôi là gì.

Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 201778653b13-f1bc-4ab6-8329-aa43b5b4cfe0
Ancelotti luôn được yêu mến ở mỗi CLB ông từng đi qua.

Khi rời Real Madrid hồi tháng 5/2015, tôi quyết định sẽ tự cho mình một khoảng thời gian để nghỉ ngơi. Tôi có thể chữa dứt điểm vấn đề ở cổ đã hành hạ tôi suốt một thời gian dài, đồng thời có một năm để sạc lại năng lượng. Tôi có nhiều thời gian hơn cho vợ mình, Mariann. Một năm trước đó, chúng tôi đã thành hôn tại quê hương của nàng ở Vancouver, không lâu sau khi cùng Real Madrid giành chức vô địch Champions League.

Trong thời gian nghỉ ngơi ấy, tôi chờ xem nơi nào phù hợp với mình cho cuộc phiêu lưu kế tiếp, vì tôi mong mỏi được làm việc trở lại. Sau khi chơi bóng, công việc tuyệt vời nhất thế giới, tôi đã chuyển sang cầm quân và có cơ may được huấn luyện những nhà vô địch, ở những thành phố tuyệt vời nhất ở châu Âu.

CLB đầu tiên liên kết với tôi là Liverpool, một vinh dự lớn. Nhưng tôi không thất vọng khi rốt cục họ đã bổ nhiệm người khác. Jurgen Klopp là một lựa chọn tuyệt vời cho họ. Và khi một CLB như Bayern Munich ra đề nghị, thật khó để chối từ. Và tôi thực sự muốn có khoảng thời gian làm việc dài nhất có thể tại CLB này.

Xuyên suốt cuốn sách này, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về những mối quan hệ, vì quan hệ là nền tảng của mọi thứ, quan hệ với những người lãnh đạo ở trên tôi, với đội bóng của tôi và quan trọng nhất là với các cầu thủ của tôi.

Không có các cầu thủ, sẽ không có trận đấu. Cũng giống như không có nhân công và sản phẩm, chúng ta không thể kinh doanh. Hàng nghìn người đến sân, hàng triệu người xem truyền hình không bỏ tiền để nhìn tôi, hay Pep Guardiola, Sir Alex Ferguson đứng bên đường pitch, họ muốn nhìn thấy cầu thủ, thấy ma thuật từ những đường bóng. Làm việc với những cầu thủ ấy, chăm sóc họ, giúp họ phát triển và trưởng thành, tạo dựng lòng tin, lòng trung thành, chia sẻ thành công, cùng xốc nhau dậy sau những thất bại, đấy là trọng tâm trong nghề nghiệp của tôi. Đấy là lý do vì sao mỗi sáng, tôi thức dậy và đi làm cùng với một nụ cười.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 201783875f5b-c205-420a-b333-3162bde40d1d
Chiến lược gia người Italy đã giành ba Champions League với hai CLB khác nhau.

Khi còn bé, chúng tôi chơi bóng chỉ vì niềm đam mê với nó. Khi trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, tôi không thể tin là mình được trả tiền, thậm chí là nhiều tiền, để làm cái việc mà mình thích. Thỉnh thoảng, ở đâu đó trên hành trình, áp lực và gian khó khiến cho tình yêu của các cầu thủ với quả bóng phai nhạt đi. Nhiệm vụ của tôi là giúp họ yêu lại quả bóng ấy từ đầu. Nếu làm được việc ấy, tôi hạnh phúc vô cùng.

Tôi mong bạn sẽ tìm được điều gì đó hữu ích để mang vào cuộc sống hay sự nghiệp của mình. Và có thể, bạn sẽ tìm được gì đó khiến mình mỉm cười.

http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc...i-3413157.html


Tự truyện Ancelotti: Chỉ là tay mơ khi vào nghề HLV

Là ngôi sao sáng bậc nhất thế hệ cầu thủ của mình nhưng Carlo Ancelotti cũng gặp không ít gian truân khi chuyển sang nghiệp cầm quân, theo chia sẻ trong sách "Lãnh đạo tĩnh lặng" mà ông vừa cho ra mắt.

Trừ phi bạn sinh ra đã là tài năng kiệt xuất, ngàn năm có một như Sir Alex Ferguson của Man Utd, còn lại sự nghiệp của những người quản lý khác đều đi theo gần như một lộ trình. Thời gian của tôi ở Real Madrid chính là một ví dụ điển hình cho lộ trình này, mà cả ở những CLB trước đó cũng vậy.

Đầu tiên là giai đoạn ve vãn, tán tỉnh, khi CLB tìm cách để có được sự phục vụ của bạn. Sau đó là giai đoạn trăng mật. Lúc này, tất cả mọi người - các cầu thủ, ban lãnh đạo, CĐV - đều cho bạn khoảng thời gian để tìm hiểu. Nhưng không may là giai đoạn này thường kéo dài chẳng lâu. Sau đó là đến giai đoạn thành công và ổn định, nếu bạn có khả năng vươn đến điều đó. Với một CLB lớn, thành công ở đây có nghĩa là những danh hiệu, nhưng ở những quốc gia khác nhau thì lại có những cách định lượng thành công khác nhau.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 20178d47ccaa-096a-42fd-a243-9604e8ee32d1
Để có được một sự nghiệp đồ sộ như hiện tại, Ancelotti đã đi qua cả con đường dài học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm. Ảnh: Marca.

Nhưng sau đó, giai đoạn ổn định này cũng qua đi và bắt đầu sẽ xuất hiện những rạn nứt trong mối quan hệ. Và cuối cùng là giai đoạn... ly hôn. Chúng ta gọi toàn bộ quá trình này là vòng cung lãnh đạo. Nó đi từ điểm thấp nhất, lên cao nhất rồi lại trở về thấp nhất.

Ở Madrid, vòng cung lãnh đạo của tôi rất hẹp, cũng như ở bất kỳ CLB hàng đầu nào khác. David Moyes chỉ trụ được ở Man Utd chưa đến một năm. Tôi cũng từng có những vòng cung với biên độ rộng hơn, như tám năm ở Milan chẳng hạn, một thời gian rất dài ở một CLB lớn như thế. Nhưng đấy là một ngoại lệ. Còn lại, tuổi đời của những HLV hàng đầu tại các CLB hàng đầu đều không cao.

Trên hành trình của mỗi vòng cung ấy, sẽ có những thời khắc then chốt. Ở đó, cách quản lý có thể tác động lên những sự kiện để có thể làm thay đổi vận mệnh của mình, nhưng các giai đoạn mà tôi đã nêu trong vòng cung trên cơ bản là không thay đổi. Nó đã theo tôi trong suốt sự nghiệp, khởi đầu với CLB đầu tiên mà tôi cầm quân.

Leo thang. Bước đầu tiên: Reggiana

Giả như tôi đang làm người tư vấn cho Chủ tịch Reggiana, nếu ông ấy chuẩn bị thuê một cựu cầu thủ, có gốc gác ở địa phương, nhưng lại không có chút kinh nghiệm cầm quân nào, tôi sẽ cản ngay. Người ấy từng là một cầu thủ giỏi, nhưng ai quan tâm đến điều ấy cơ chứ? Thật may cho tôi, sự điên rồ của bóng đá luôn có chỗ cho những HLV khởi nghiệp.

Không có gì phải nghi ngờ nữa, Reggiana bổ nhiệm tôi vì tôi từng là một cầu thủ nổi tiếng và tôi trưởng thành từ chính CLB này. Đôi khi điều này chẳng có ý nghĩa gì cả. Nhưng vào thời điểm ấy, tôi và Reggiana đúng nghĩa là đang cần nhau. Họ vừa rớt xuống giải Serie B và cần một cái tên để vực dậy bầu không khí ảm đạm. Tôi là một cái tên như thế, lại sẵn sàng để trở thành một HLV trưởng.

Tôi đã ở trong nghề này đủ lâu để biết một quá khứ thi đấu lẫy lừng hoàn toàn không đủ để giúp một người trở thành HLV giỏi. Nó chỉ cho bạn một chút lợi thế, bởi việc từng là cầu thủ giúp bạn hiểu cầu thủ cần gì. Nhưng tất cả những đòi hỏi khác của nghề nghiệp chỉ có thể đến thông qua học hỏi và nghiên cứu. Trong một thời gian dài ở Reggiana, tôi làm việc mà chưa có bằng HLV. Tôi cố vừa làm vừa tranh thủ học để lấy bằng. Tôi là người tin vào học thuật.

Vì chưa có bằng, tôi cần phải thuê một người có bằng để làm trợ lý cho tôi. Khi ấy tôi cũng cần một HLV thủ môn. Tôi tìm cuốn sách của Hiệp hội HLV Italy và nhìn thấy một người đáp ứng đủ hai tiêu chí này ngay những trang đầu tiên theo thứ tự chữ cái. Người ấy cũng sống ngay ở Reggiana với tôi: Giorgio Ciaschini. Tôi không biết anh ấy là ai cả, nhưng tôi cứ gọi thử và anh ấy đồng ý sẽ làm việc cùng tôi. Và chúng tôi đã cùng nhau trải qua mười năm trong nghề. Giorgio trở thành một thành viên quan trọng và trung thành trong gia đình bóng đá của tôi ngay từ những ngày đầu. Và xuyên suốt trong cuốn sách này, bạn sẽ biết là tôi đánh giá cao lòng trung thành đến thế nào.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017fd460033-7d07-464a-af85-16008f272b7b
Ancelotti (trái) là một tiền vệ xuất chúng thời còn thi đấu, nhưng kinh nghiệm đó vẫn không đủ để ông tránh khỏi bỡ ngỡ khi dấn bước sang nghiệp cầm quân. Ảnh: AI.

Ngài Chủ tịch đề ra mục tiêu vào đầu mùa bóng: chức vô địch Serie B. Nhưng sau bảy trận đấu đầu tiên, Reggiana rớt xuống tận chót bảng. Có lẽ là do lỗi của tôi, bởi tôi còn quá non kinh nghiệm, tôi ngỡ ngàng nhận ra việc chuyển từ cầu thủ sang làm HLV không hề dễ dàng như mình tưởng.

Tất nhiên tôi cũng không phải là kẻ lơ tơ mơ không biết gì. Ngay trước khi treo giày ở Milan, tôi đã được mời về làm trợ lý cho Arrigo Sacchi ở đội tuyển Italy. Khi ấy tôi hoàn toàn có thể chơi bóng tiếp, nhưng tôi chọn dừng lại vì biết thời gian làm việc cùng Sacchi sẽ rất bổ ích cho mình sau này. Mà quả thực đấy là giai đoạn rất hệ trọng trong sự nghiệp của tôi. Nếu không được phụ việc và học hỏi Sacchi tại đội tuyển Italy thời gian ấy, tôi đã thất bại thê thảm ở Reggiana rồi.

Vấn đề của một HLV vừa bập bẹ từ thế giới cầu thủ chuyển qua là: bạn cho là mình biết mọi thứ, rốt cục lại nhận ra mình chẳng biết gì. Đầu tiên, phải làm được một việc khó khăn nhưng quan trọng: giữ quan hệ tốt với cầu thủ, nhưng đồng thời phải cho họ biết ai mới thật sự là ông chủ. Việc này không phải là bất khả thi, cho dù rất nhiều người nghĩ HLV rất khó được cầu thủ đồng thời yêu mến và kính trọng cùng lúc.

Điều khiến tôi cảm thấy sợ hãi nhất trong thời gian đầu là phải nói chuyện trước các cầu thủ. Cầu thủ muốn mọi thứ phải hoàn hảo, trong khi việc này lại quá mới mẻ. Đứng trước 25-30 con người, người thì đang ngáp, người thì tranh thủ "chợp mắt một tí", người thì nhìn lơ đãng ngoài cửa sổ, người thì đã ngủ gà ngủ gật, làm sao để họ tập trung không phải là việc dễ dàng.

Nhưng tôi cũng dần làm quen được với việc ấy. Nhưng một vấn đề khó khăn khác xuất hiện: công bố đội hình thi đấu. Bạn có 18-20 cầu thủ, ai cũng muốn đá chính cả. Khi công bố 11 cái tên, bạn sẽ nhìn thấy sự thất vọng ở những người mới mấy phút trước còn hào hứng vì nghĩ họ sẽ được đá. Tôi hiểu rõ nỗi thất vọng của họ, vì tôi từng là một trong số họ. Vậy nên, trong thời gian này, tôi để việc công bố đội hình ra sân đến tận những giây phút cuối cùng, để họ có thể hào hứng tập luyện và theo dõi suốt cả quá trình chuẩn bị. Nhưng cuối cùng, việc làm ai đó phải thất vọng vẫn là không thể tránh khỏi.

Một khó khăn khác: cầu thủ không hề coi trọng thời gian luyện tập cho trận đấu. HLV huyền thoại Bill Parcells của môn bóng đá Mỹ từng nói một câu bất hủ: "Ai cũng muốn thắng, nhưng không phải ai cũng muốn chuẩn bị để thắng".

Tôi nhớ một lần cho gọi các cầu thủ Reggiana đến và nói: "Tôi có niềm tin vào việc chúng ta nên chơi như thế nào và cư xử như thế nào. Nếu các anh đồng ý, chúng ta sẽ cùng làm việc với nhau. Nếu các anh không tin tôi, tôi sẽ chẳng chờ cho đến khi ông chủ sa thải tôi, tự tôi sẽ làm việc ấy. Nếu ta chẳng đồng lòng, thế thì chia tay sớm tốt hơn".
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 201731243bcf-7c52-4623-8942-e92ff39da38c
Ancelotti (áo khoác trắng, thứ hai từ phải sang) khi còn dẫn dắt Reggiana.

Hầu hết các cầu thủ nghe tôi nói thế đều ủng hộ, chỉ có hai người không theo. Nhưng như tôi đã nói, bạn chẳng bao giờ có thể khiến tất cả đều hạnh phúc. Sau cuộc gặp gỡ ấy, mọi thứ tốt dần lên. Cuối cùng chúng tôi đã giành suất lên hạng Serie A.

Trong bảy trận đấu đầu tiên ấy, đã có những lúc tôi nghĩ mình không thể nào trở thành HLV được. Tôi đã lo là mình chọn nhầm nghề, ngộ nhận về khả năng của mình. Áp lực của công việc là quá nhiều. Hầu hết những áp lực ấy là do tôi đặt ra cho chính mình. Bây giờ, khi đã là thành viên của Hiệp hội các HLV ở những giải vô địch lớn, tôi có điều kiện tiếp xúc với những nghiên cứu về thời gian bình quân của một HLV ở một CLB. Thật mừng là ngày ấy tôi không biết đến những con số này, nên không bị nó dọa cho chết khiếp!

Tôi đã đi đến cuối vòng cung của mình tại Reggiana ngay sau mùa bóng ấy. Nhưng không phải bị sa thải như Real Madrid mà tự tôi ra đi, để đến một CLB lớn hơn - Parma. Đôi khi người đặt dấu chấm hết cho một vòng cung là HLV chứ không phải CLB. Đôi khi bạn tự đi, đôi khi bạn bị ép. Nhưng đấy là bóng đá, và trong kinh doanh cũng thế!

descriptionTự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea EmptyRe: Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea

more_horiz
Tự truyện Ancelotti: Hai lần đầu bị sa thải trên đường về nhà

Thành công ở Reggiana giúp Carlo Ancelotti thăng tiến, đến với Parma rồi Juventus trước khi trở lại huấn luyện Milan, nơi ông thành danh thời còn là cầu thủ. Ancelotti chia sẻ về thời gian này trong phần tiếp theo cuốn tự truyện "Lãnh đạo tĩnh lặng".

Công việc thứ hai: AC Parma


Parma mời tôi sau khi Fabio Capello "hủy kèo" phút chót để sang Real Madrid. Thời gian quá gấp rút, họ không có nhiều sự lựa chọn. Khi ấy tôi đang làm tốt tại Reggiana, lại quen biết với Giám đốc điều hành của Parma, tôi nhanh chóng chấp nhận đề nghị của họ. Một vòng cung huấn luyện mới đã bắt đầu.

Cũng giống như tại Reggiana, thời gian đầu tiên mọi thứ không tốt, nhưng rồi chúng tôi cũng có thể khép lại mùa bóng theo cách tốt nhất. Tôi có một đội ngũ khá ổn, với Gigi Buffon trong khung thành, phía trước là cặp trung vệ Liliam Thuram - Fabio Cannavaro. Tất cả đều rất trẻ. Buffon mới 17 tuổi, cái tuổi bẻ gãy sừng trâu, Thuram tầm 21 trong khi Cannavaro mới 22 hay 23 gì đó. Trên tuyến đầu, tôi có Hernan Crespo, người mà tôi đã theo dõi suốt một kỳ Olympic. Giải ấy, Crespo giành danh hiệu Vua phá lưới, ở tuổi 21.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017396992ee-0128-45a3-b46c-7e712f487d3c
Ancelotti có hai năm dẫn dắt Parma, đạt thành tựu nhất định, nhưng vẫn bị sa thải.

Cũng trong thời gian ấy, Parma còn mua Rivaldo và Cafu từ Palmeiras. Nhưng chúng tôi không dùng ngay, mà mang họ lần lượt cho Deportivo La Coruna và AS Roma mượn. Parma vẫn là một CLB nhỏ, vì thế chúng tôi phải thường xuyên bán cầu thủ để đảm bảo ngân sách. Tôi mau chóng nhận ra Capello có lý do để "nhảy tàu", nhất là khi có một đề nghị tầm cỡ như Real Madrid.

Tôi làm việc ở Parma được hai mùa, cùng CLB giành vé dự Champions League mùa đầu và dự Cup UEFA mùa tiếp theo, trước khi lần đầu tiên biết được thế nào là bị sa thải. Tôi đã thất nghiệp trong khoảng sáu tháng trước khi suy nghĩ nghiêm túc về việc chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ để làm việc cho Fenerbahce. Nếu quyết định vội vàng, có thể bây giờ sự nghiệp của tôi đã rất khác. Nhưng thật may là trong lúc đó, Juventus đã xuất hiện. Mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Công việc thứ ba: Juventus

Luciano Moggi, Tổng giám đốc của Juventus, gọi điện đến khi tôi chuẩn bị thu xếp hành trang sang Thổ Nhĩ Kỳ. Ông ấy nói: "Chớ quyết gì vội, gặp tôi cái đã".

Thế là tôi lên đường gặp ông ấy ở nhà riêng của Antonio Giraudo, Giám đốc kỹ thuật của Juventus khi đó. Khi vào nhà, tôi nhận ra ở đó, bên cạnh Giraudo và Moggi, còn có cả Roberto Bettega, tiền đạo huyền thoại của Juventus một thời. Lời của họ thật nhất quán: "Chúng tôi muốn anh lên làm HLV của Juventus từ mùa tới".

Thế là chỉ vài tiếng sau, tôi đã đặt bút ký vào bản tiền hợp đồng, chuẩn bị trở thành tân HLV của Juventus mùa giải 1999-2000. Thế nhưng HLV lúc ấy của họ là Marcello Lippi lại khiến CLB sa sút quá nhanh, nên bị sa thải ngay trong tháng Giêng. Từ chỗ phải chờ đợi, tôi nhận việc ngay vào tháng 2/1999.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017f19e656f-6f04-4157-8e78-ab6f25ff8853
Thời gian ở Juventus ngắn ngủi, trong đó có thất bại cay đắng trên đường đua vô địch Serie A mùa 1999-2000, nhưng cũng để lại cho Ancelotti những trải nghiệm quý báu để thành công về sau.

Juventus quả thực là một thử thách lớn với tôi. Làm việc ở Parma như làm việc cho gia đình mình, còn làm cho Juventus là làm ở công ty. Mà nào phải công ty bình thường, đấy là một đại công ty với quy mô vĩ đại. Ở đó có những nhân vật thật ưu tú. Ông chủ của công ty ấy là Gianni Agnelli, phía dưới là Luciano Moggi, đi kèm với một Giám đốc phụ trách tài chính. Không khí của họ không có một chút gì gọi là gia đình. Chẳng giống chút nào với Reggiana, Parma và AC Milan, một CLB khác của tôi sau này. Nhưng sau khi có đôi chút thành công ở chặng khởi nghiệp, tôi háo hức bước vào công việc mới, nhất là với CLB có lịch sử và truyền thống tuyệt vời như Juventus.

Bên cạnh việc thay đổi môi trường làm việc từ gia đình sang công ty, tôi còn phải đối mặt với một khó khăn khác: các CĐV. Họ ghét tôi. Vì sao? Vì tôi là cựu cầu thủ của Roma và Milan. Khi cầm quân cho Parma, tôi đã cạnh tranh quyết liệt với Juventus chiếc Scudetto. Thế là suốt một thời gian dài, tôi bước vào sân tập trong tiếng la ó của họ. Thật đấy. Đấy là văn hóa bóng đá tại Italy. Công việc chuyển hóa các CĐV từ ghét sang yêu không hề đơn giản chút nào.

Tôi ở lại Juventus thêm hai năm nữa trước khi... bị sa thải tiếp, lần này quá trình thất nghiệp kéo dài bốn tháng. Vòng cung lãnh đạo của tôi ở Juventus đã khép lại trước khi tôi kịp sẵn sàng. Thật ra, đấy là một công việc mà ngay từ đầu, tôi nên biết cách từ chối. Nhưng dẫu sao, thời gian ở Juventus cũng cho tôi trải nghiệm hữu ích về bầu không khí ở một CLB lớn.

AC Milan: Về mái nhà xưa

Trong thời gian "thất nghiệp lần hai", tôi đã ngỡ là mình sẽ trở lại Parma, cho dù việc nhận lời trở lại đó lần nữa giống như một bước lùi trong sự nghiệp. Và một lần nữa số phận lại mang đến cho tôi một lần trở về nhà khác, nhưng là một... căn nhà lớn hơn: AC Milan. Một cuộc điện thoại cũng vào "phút 89" đã mang tôi trở lại CLB mà tôi đã có những ký ức đẹp nhất khi còn là cầu thủ.

Khi ấy, Milan vừa để thua Torino 0-1 và Giám đốc điều hành Adriano Galliani lập tức nghĩ đến tôi. Ông ấy tức tốc đến gặp Silvio Berlusconi và họ cùng thống nhất là sẽ thay HLV. Galliani bốc máy gọi ngay cho tôi và được tôi thông báo là chuẩn bị ký với Parma. Mới ba ngày trước đó, tôi còn bắt tay Chủ tịch Parma Calisto Tanzi, cam kết là sẽ trở lại.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017875e2de1-d51a-4a12-80dd-9a47ebd2b887
Trở lại Milan, với Ancelotti, là trở về mái nhà xưa, bởi đây từng là bệ phóng đưa sự nghiệp cầu thủ của ông lên đỉnh cao danh vọng.

"Thế anh đã ký với Parma chưa vậy?", Galliani hỏi qua điện thoại.

"Vẫn chưa, nhưng sớm thôi. Tôi đang trên xe đến trụ sở của họ", tôi đáp.

"Tôi đang đến nhà anh đây"

"Chi vậy?"

"Tôi nói chuyện với Berlusconi rồi, chúng tôi quyết định là anh phải làm việc cho Milan. Chúng tôi đã sẵn sàng mọi việc rồi".

Cuộc điện thoại chấm dứt ở đó. Tôi... tắt máy luôn và chỉ mở lại sau khi đã đặt bút ký vào bản hợp đồng với Milan. Mở máy điện thoại trở lại, cuộc gọi đầu tiên tôi thực hiện là cho Tanzi. Tôi nói:

- Tôi xin lỗi ông lắm, Tanzi. Nhưng Milan là gia đình tôi. Tôi đã chơi bóng ở đó những năm đẹp nhất sự nghiệp. Tôi mong ông hiểu cho.

Tanzi nói:

- Tôi hiểu mà, tôi hiểu hết.

Rồi ông cúp máy, và mãi 15 năm sau tôi vẫn chưa biết là ông ấy có thật sự "hiểu" hay không. Đấy là một nhân vật lớn, người sáng lập và cổ đông lớn của tập đoàn Parmalat, công ty sở hữu Parma. Sau này tập đoàn phá sản, nhưng người đàn ông ấy đã có một thời lừng lẫy.

Đến đây, có bạn sẽ hỏi tôi: vậy thì lòng trung thành, sự chính trực của một người đàn ông ở đâu khi tôi đã hứa đến Parma rồi lại "lật kèo" trong phút chót, chẳng khác gì Capello ngày trước. Xin trả lời: hai phẩm chất ấy cũng có giới hạn của nó. Bạn nghĩ Parma sẽ tôn trọng hợp đồng với tôi trong bao lâu nếu tôi trót khởi đầu tồi tệ? Huống chi Milan lại là gia đình thật sự của tôi. Lòng trung thành, trước hết, phải được trao cho gia đình mình!

Tôi đến Milan vào tháng 11/2001, lập tức có cảm giác vừa về nhà. Nhưng đội bóng thì không được tốt lắm. Thành ra sáu tháng đầu tiên thật sự rất vất vả. Trên thị trường chuyển nhượng, chúng tôi đã chiêu mộ thành công Clarence Seedorf và Alessandro Nesta, hai cầu thủ xuất sắc. Nesta 27 tuổi, đang ở đỉnh cao phong độ, và tốn rất nhiều tiền. Ban đầu, việc thuyết phục Berlusconi bỏ ra ngần ấy tiền cho một hậu vệ thật sự rất gian nan, nhất là khi ông ấy và công ty đang gặp khó về tài chính. Berlusconi không muốn người ta đánh giá ông là một tay hoang phí, không muốn người ta dồn thêm áp lực lên ông và công ty. Cuối cùng, Nesta cũng chỉ là... Nesta, một trung vệ. Mà Berlusconi thì đời nào muốn bỏ đến 34 triệu đôla cho một cầu thủ phòng ngự. Nhưng tôi quyết không nhượng bộ, dù có phải bỏ ra bao nhiêu công sức thuyết phục đi nữa.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017b740c5de-284d-4e48-88de-a4e70b29809f
Nesta khiến Ancelotti phải đối đầu với ông chủ Berlusconi, nhưng đó là sự đối đầu cho kết quả mỹ mãn, khi Milan vô địch Champions League với hậu vệ người Italy là trụ cột.

Khi ấy Berlusconi đang ở Đan Mạch, và tôi đã nói với ngài ấy: "Thưa Chủ tịch. Ai cũng muốn vô địch Champions League cả. Nhưng nếu ngài không ưng thuận mua Nesta, chúng ta sẽ không thể vô địch. Cứ cho tôi Nesta, tôi sẽ mang về cho ngài chiếc Cup ấy".

Cuối cùng, chúng tôi đều có điều mình muốn. Tôi mang về không chỉ một, mà những hai Cup Champions League, bên cạnh một lần vào chung kết, một bán kết và một tứ kết. Đấy là một thời gian tuyệt vời của CLB ở châu Âu.

Đấy là một trong những lần hiếm hoi, tôi không nhân nhượng ông chủ của mình trong sự nghiệp!
http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc...a-3415704.html

Tự truyện Ancelotti: Gây dựng cơ đồ ở AC Milan

Trở lại mái nhà xưa, Ancelotti gặp không ít khó khăn nhưng dần dần cũng đưa Milan trở lại quỹ đạo và gặt hái thành công. Tất cả được chia sẻ trong phần tiếp theo cuốn tự truyện "Lãnh đạo tĩnh lặng".

Thời gian ở Milan cũng là thời gian dài nhất mà tôi cầm quân cho một CLB: tám năm. Nhờ vậy mà tôi có cơ hội thay đổi cầu thủ, thay máu và phát triển đội bóng của mình liên tục.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017fa8db1d1-707a-4aaf-8ce8-bca444a6057d
Tám năm ở Milan của Ancelotti, có vui, có buồn, nhưng là giai đoạn quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông.

Sự thay đổi lớn nhất diễn ra trong thời gian đầu. Nó là một nhu cầu thật sự bức thiết, vì tôi nghĩ lực lượng của mình không đủ mạnh để hiện thực hoá tham vọng. Mùa đầu tiên, chúng tôi chỉ về thứ tư Serie A, tức là vừa đủ để lấy suất cuối cùng dự Champions League, đồng nghĩa với việc mùa bóng tiếp theo phải tham gia giải từ vòng sơ loại. Nhưng như vậy cũng không quá tồi, vì tôi chỉ nhận việc từ tháng 11, tức là không có khoảng thời gian chuẩn bị và tập huấn trước mùa.

Mùa bóng thứ hai, những viện binh mà tôi cần đã đến: Seedorf và Nesta, cùng với những người khác như Rivaldo. Chúng tôi cũng có sẵn trong đội hình Rui Costa. Đấy là bốn cái tên mà tôi xác định sẽ là then chốt cho một sự thay đổi bắt buộc, bởi Berlusconi muốn thấy hình ảnh một Milan khác hơn dưới thời Capello và những người tiền nhiệm.

Những đội bóng của Capello luôn có được sự tổ chức tốt, nhưng họ lại không mang đến màn trình diễn đủ mượt để khiến ngài Chủ tịch hài lòng. Đây là lần đầu tiên, nhưng không phải là cuối cùng tôi phải thay đổi diện mạo của đội bóng để làm đẹp lòng ông chủ và các CĐV.

Khi các tân binh xuất hiện và bắt đầu hòa nhập, tôi đối diện vối một khó khăn khác. Từ chỗ thiếu đi những cầu thủ đủ phẩm chất kỹ thuật, giờ tôi lại có... quá nhiều, mà không phải trận nào cũng có thể sử dụng tất cả được. Mà những cầu thủ hàng đầu không bao giờ muốn ngồi dự bị. Chỉ riêng ở hàng tiền vệ, tôi đã phải tìm cách chu toàn cho những Kaka, Gattuso, Rui Costa, Seeford và Rivaldo. Phía trên họ, tôi có Crespo, Shevchenko, Jon Dahl Tomasson và Filippo Inzaghi. Thử thách đặt ra là khiến mọi người luôn cảm thấy hài lòng, đồng thời giúp đội bóng tiếp tục tiến bộ.

Không khí tại Milan lúc ấy rất tốt, điều này rất quan trọng. Các cầu thủ đều biết là mình đang chơi cho một CLB mạnh, giàu tham vọng. Càng ý thức rõ điều này, cơ may để họ sẵn sàng hy sinh cái tôi của mình mà ngồi dự bị vài trận lại càng cao hơn. Tất nhiên cách cư xử với từng cá nhân đòi hỏi không ít nỗ lực, và cả sự khéo léo.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017751d5b47-6ae3-4869-95fe-afb292c59a79
Dung hoà một tập thể đầy sao và cá tính như Milan giai đoạn 2002-2005 là thách thức lớn thật sự với Ancelotti, nhưng ông đã làm được.

Trong mùa thứ hai của mình ở Milan, tức là mùa trọn vẹn đầu tiên, chúng tôi có một trận đấu tại Champions League. Rivaldo đã đến trong tình trạng không có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt thể lực, cũng chưa tập huấn đầy đủ hồi đầu mùa nên tôi đã cho cậu ấy dự bị. Tôi cố giải thích cho cậu ta hiểu điều này, đồng thời hứa sẽ dùng cậu ta từ đầu trong trận đấu tiếp theo sau đó ba ngày. Nhưng Rivaldo một mực không hiểu.

- Rivaldo không bao giờ ngồi dự bị cả.

- OK, nhưng chuyện gì cũng có lần đầu tiên mà. Đây là lúc đầu tiên ấy.

- Không, không. Rivaldo không bao giờ ngồi dự bị cả.

- Rivaldo này. Anh PHẢI dự bị.

Nghe xong câu ấy, Rivaldo cả giận và bỏ về nhà.

Việc thuyết phục cho những cầu thủ xuất sắc hiểu việc họ không thể trận nào cũng đá quả thực rất khó khăn. Có những cầu thủ mà ngay khi thể trạng của họ chỉ khoảng 80% thôi, họ cũng muốn vào sân và đá hết 90 phút. Nhưng đấy lại là điều làm cho họ tuyệt vời. Họ luôn muốn ra sân, cống hiến, dù khỏe hay mệt. Đấy là phẩm chất của một nhà vô địch.

Sau sự cố nêu trên, CLB phải nói chuyện với Rivaldo và người đại diện của cậu ấy. Rốt cục Rivaldo cũng chịu quay lại và ngồi dự bị trong trận đấu với Modena, một đội bóng nhỏ. Đến lúc ấy, khi cậu ta đã thật sự có thời gian suy nghĩ, tôi mới nói chuyện lại:

- Rivaldo, việc ngồi dự bị hôm nay là tốt cho cậu đấy, trước khi nói đến chuyện tốt cho chúng ta. Chớ lo âu gì cả. Hôm nay cậu nghỉ, trận tiếp cậu đá. Những cầu thủ hôm nay đá, trận sau lại nghỉ. Việc dự bị sẽ đến với bất kỳ ai. Chúng ta còn rất nhiều trận đấu trong mùa và tôi muốn mỗi khi Rivaldo vào sân, đấy phải là cầu thủ tuyệt vời nhất có thể.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017aefd2561-ac37-4277-9d6a-456f589a8b7a
Rivaldo mang lại chất nghệ sĩ, mềm mại cho Milan, nhưng cũng đồng thời tạo rắc rối cho Ancelotti, vì cái tôi rất lớn của anh này.

Cho đến thời gian ấy, Milan đang chật vật để tìm lại thời hoàng kim của họ. Nhưng CLB cũng không phải chờ đợi quá lâu. Chúng tôi giành chức vô địch Champions League, mang lại niềm tin và sự hân hoan cho tất cả. Cầu thủ rốt cục đã tin là họ đang chơi cho một CLB thật sự tuyệt vời. Họ rốt cục cũng hiểu ra là trong một CLB tuyệt vời dường ấy, ngồi dự bị không phải là chuyện gì quá lớn lao. Lúc này, việc huấn luyện những cầu thủ lớn đã trở nên dễ dàng hơn. Vì toàn bộ các cầu thủ bây giờ đều là cầu thủ lớn. Họ vừa vô địch Champions League kia mà. Nếu Rivaldo nhường chỗ cho Rui Costa, thì nghĩa là cậu ta nhường chỗ cho một nhà vô địch Champions League. Mọi chuyện không còn phức tạp như trước nữa.

Một thử thách khác ở Milan là duy trì sự cạnh tranh giữa các cầu thủ trong đội. Lúc đầu, Christian Abbiati là thủ thành số một, Dida chỉ là số hai. Vì thế Dida phải chờ thời cơ của cậu ta. Thật may cho Dida, và thật xui cho Abbiati, một ca gãy xương sườn khiến thủ môn người Italy phải dưỡng thương suốt một thời gian dài. Dida bước lên thay thế, và cậu ta đã làm việc ấy một cách thật xuất sắc. Đến nỗi khi Abbiati đã có thể trở lại, tôi vẫn không thể cho Dida trở lại ghế dự bị. Tôi nói cho Abbiati hiểu, và cậu ta chấp nhận việc ấy, trước khi quyết định ra đi để được thi đấu thường xuyên hơn ở một CLB khác.

Đây là cách mà mọi thứ vận hành ở một CLB lớn. Bạn phải chờ đợi thời cơ của mình và khi nó đến, phải giữ nó thật chặt với cả hai tay. Bởi vì chính cái vị trí mà bạn vừa đạt được cũng đang bị đe dọa ngược trở lại. Không có bất kỳ khoảng không nào cho sự thư giãn và tự mãn. Cầu thủ phải hiểu là chỉ cần họ tập luyện tốt, cơ hội có thể đến bất kỳ lúc nào. Abbiati biết rõ luật chơi và cậu ấy đã cư xử rất chuyên nghiệp.

Chúng tôi đã cùng nhau trải qua thời gian tuyệt vời tại Milan, với hai chức vô địch Champions League và một Scudetto. Ở Milan, tôi thật sự có cảm giác như ở nhà. Nhưng rồi mối quan hệ dần trở nên lạnh nhạt và chúng tôi cũng mệt mỏi với nhau. Tám năm là một quãng thời gian rất dài trong bóng đá, và Berlusconi muốn một sự thay đổi. Tôi cũng thế. Và tôi quyết định sẽ trải nghiệm cảm giác làm việc bên ngoài đất nước mình.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 201740b4e89f-2511-42f2-9efd-fb73a628a156
Với Milan, Ancelotti có hai chức vô địch Champions League, và một scudetto, khẳng định vị thế hàng đầu trong thế giới HLV bóng đá đỉnh cao.

Real Madrid muốn có tôi, nhưng tôi nói với họ: "Chỉ khi nào Milan muốn tôi đi thì tôi mới đi". Đã bao lần tôi nói về đề nghị từ Real Madrid với Adriano Galliani, ông ấy đều nói:

- Không, không, không. Anh phải ở lại.

Thế là tôi tiếp tục ở lại. Không gì quan trọng với một HLV hơn cảm giác được yêu mến và tin cậy.

Nhưng khi Chelsea ra đề nghị với tôi vào thời gian mà cả Milan và tôi đều cần sự thay đổi, Galliani đã nói:

- Ý hay đấy.

Tôi biết đã đến lúc chia tay!
http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc...n-3416885.html

descriptionTự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea EmptyRe: Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea

more_horiz
Tự truyện Ancelotti: Đặt PSG vào bệ phóng thành công

Carlo Ancelotti đến Paris, tổ chức lại đội bóng và thực hiện quyết định lớn - trao quyền chỉ huy cho Ibrahimovic. Ông chia sẻ về thời kỳ này trong tự truyện "Lãnh đạo tĩnh lặng".

Paris Sain Germain (PSG) muốn đổi đời sau khi chuyển quyền sở hữu cho tập đoàn đầu tư thể thao của Qatar, đứng đầu là Nasser Al-Khelaifi. Họ muốn tìm một HLV để nâng đội bóng lên tầm cao mới, đặc biệt là ở Champions League.

Từng vô địch Champions League, tất nhiên tên tôi phải được tính đến. Nhưng người ta vẫn cảm thấy ngạc nhiên khi PSG công bố tôi là tân HLV của họ, bởi khi ấy đang là tháng 12 và CLB đang dẫn đầu Ligue 1.

PSG không hề phỏng vấn hay hỏi han gì tôi, như Mike Forde từng làm ở Chelsea. Họ chả buồn tham khảo xem phong cách huấn luyện, triết lý và Ban huấn luyện của tôi gồm những ai. Có lẽ vì Giám đốc Điều hành của họ khi ấy là một người quen cũ của tôi ở Milan: Leonardo.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 20174fb03bd7-783a-4607-a7ba-a67349a6fc18
PSG, thông qua Giám đốc Điều hành Leonardo (phải), hiểu rõ tài năng, cốt cách của Ancelotti (trái) và chọn ông cho sứ mệnh nâng tầm đội bóng.

PSG là một thử thách mới với tôi. Họ nuôi tham vọng trở thành một đội bóng hàng đầu của châu lục trong vòng hai đến ba năm. Nhiệm vụ của tôi là giúp họ đạt đến mục tiêu ấy.

Tôi đến CLB vào tháng 12/2011, tức là ngay giữa mùa bóng. Khi được bổ nhiệm giữa chừng như thế, bạn rất khó để tìm mối liên kết với các thành viên trong Ban huấn luyện cũ. Trong bóng đá, thời gian làm việc cạnh nhau có ý nghĩa rất quan trọng. Đấy là lý do những HLV lớn luôn tránh việc nhảy vào giữa chừng chiến dịch. Họ không có thời gian để truyền đạt ý tưởng của mình.

Rồi tôi mau chóng nhận ra một điều: tổ chức ở PSG không tốt. Thế là tôi phải bố trí người của mình vào. Thế là tôi bổ nhiệm Paul Clement làm trợ lý, cùng với một HLV thể lực mới, những chuyên gia phân tích mới. Ở Chelsea, tôi có một đội ngũ chuyên gia tin cậy cho hầu hết những hạng mục quan trọng. Ở PSG, mọi thứ gần như phải chạy lại từ đầu.

Không chỉ Ban huấn luyện cần phải thu xếp lại, bản thân chính CLB cũng khác xa với Milan hay Chelsea, nơi mọi thứ đâu vào đó rất quy củ. PSG nom giống những CLB mà tôi khởi nghiệp HLV nhiều hơn là một CLB lớn.

Có một lần, chúng tôi di chuyển ra khỏi Paris cho một trận đấu sân khách vào thứ Năm. Một người đại diện cho CLB mới đến hỏi là chúng tôi muốn dùng gì cho bữa tối Chủ Nhật.

- Các ông muốn cá hồi hay gà?

- Cái gì? Đến tận bây giờ mới hỏi ư? Tôi tưởng mọi thứ đã đâu vào đó cả rồi.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 20175b21e1e4-d7c4-486c-ae7e-b1226e60d294
PSG có rất nhiều tiền, nhưng chưa có văn hoá và những nền tảng cần thiết khác của một đội bóng lớn. Ancelotti đến và đích thân làm những việc đó.

PSG thậm chí còn không có một nhà hàng. Các cầu thủ chỉ đến sân tập 30 phút trước giờ quy định và lập tức ra về ngay sau khi buổi tập kết thúc.

Tôi phải gặp Ban lãnh đạo, nói cho họ hiểu và đề xuất một cách tổ chức lại hệ thống để mọi thứ đi vào quy củ như ở những CLB lớn khác. Các cầu thủ của Paris cũng phải hiểu điều mà tôi đã cố giải thích cho các cầu thủ ở Milan hiểu: đó là họ đang chơi cho một CLB tuyệt vời. Và tôi phải thực hiện toàn bộ quá trình này thật chậm, thật chậm, thật nhẹ nhàng, thật nhẹ nhàng.

Tôi nói với các cầu thủ những gì mà chúng tôi phải làm, từng ngày một. Và dù rất chậm, văn hóa của CLB đang dần tốt lên. PSG rốt cục cũng bố trí được một nhà hàng nhỏ ngay trong khuôn viên sân tập để cầu thủ có thể cùng ăn sáng và ăn trưa với nhau, trò chuyện kết thân trước khi vào buổi tập. Điều ấy tốt cho tinh thần toàn đội. Đấy là những thứ giúp họ muốn ở lại CLB lâu hơn.

Dù PSG đứng đầu Ligue 1 khi tôi đến, chúng tôi chỉ có thể kết thúc mùa giải ấy với vị trí Á quân. Thông thường, một HLV rơi vào tình cảnh ấy sẽ bị sa thải. Nhưng tôi vẫn được giữ lại và rất cảm kích Ban lãnh đạo vì điều này. Họ rất tin vào chiến dịch của mình và hiểu là mọi thứ đều cần thời gian. Thế là chúng tôi mua thêm cầu thủ vào mùa hè, xây dựng một đội hình đủ mạnh để vô địch và nếu được thì vào đến tứ kết Champions League. Mọi thứ đều được lên kế hoạch theo trình tự.

Và mùa hè đầu tiên của tôi ở Paris, chúng tôi đã mang về Zlatan Ibrahimovic và Thiago Silva. Cả hai đều là những ngôi sao hàng đầu và đều có tinh thần chuyên nghiệp tuyệt vời. Họ lập tức trở thành tấm gương cho những cầu thủ khác.

Với tôi, thỉnh thoảng phải để cho cầu thủ làm thủ lĩnh thay HLV. Và Silva lẫn Zlatan đều làm rất tốt vai trò ấy. Tôi không việc gì phải ngăn tầm ảnh hưởng của họ trong phòng thay quần áo. Thậm chí tôi chiêu mộ vì muốn họ làm việc ấy.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 20172968d7a1-8c6c-43f8-b542-cb5e4c199749
Với một đầu tàu như Ibrahimovic, Ancelotti hun đúc nên ý chí, cá tính và khát khao chiến thắng cho cả tập thể PSG. Ảnh: AFP.

Tôi nói chuyện riêng với Ibrahimovic, và giải thích tình hình của CLB cho cậu ấy hiểu. "Cậu xốc mọi người theo mình nhé," tôi nói. "Cậu có kinh nghiệm, tài năng, cá tính. Và cá tính ấy sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta thời gian tới".

Zlatan có thể không phải là một nhà ngoại giao giỏi, nhưng cậu ta là một nhà vô địch bẩm sinh. Vấn đề duy nhất tôi gặp phải với Zlatan là trên sân tập. Bởi vì ngay cả khi đang tập, cậu ta cũng chẳng chịu thua bất kỳ ai. Zlatan luôn chiến đấu, lúc nào cũng 100%. Cậu ta chỉ có một con đường: hướng lên phía trước. Nếu Zlatan không thích điều gì, cậu ta nói thẳng trước mặt bạn. Với cầu thủ trẻ, đôi khi Zlatan quá hà khắc. Nên tôi khuyên cậu ta nhẹ nhàng một chút, cho bọn trẻ còn thở. Cứ chuyên nghiệp thế, họ sẽ noi theo. Nhưng tinh tế không phải thế mạnh của Zlatan.

Một hôm, trên sân tập, Zlatan cảm thấy các cầu thủ trẻ tập không nhiệt tình. Cuối buổi anh ta gọi một cầu thủ trẻ đến và nói:

- Nhóc con. Mày về ghi vào trong nhật ký thế này: "Hôm nay mình đã được tập với Zlatan". Bởi vì đây có thể là lần cuối cùng mày được tập với tao.
http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc...g-3441111.html

Tự truyện Ancelotti: Chia tay kinh thành ánh sáng

Chiến lược gia người Italy tiếp tục tiết lộ về quãng thời gian làm việc ở PSG, trong phần tiếp theo của cuốn tự truyện "Lãnh đạo tĩnh lặng".

Zlatan chưa bao giờ e ngại phải nói thẳng sự thật trước bất kỳ ai, dù sự thật ấy phũ phàng đến đâu, thậm chí ngay cả khi người ấy là... tôi.

Một lần nọ chúng tôi nói chuyện về Hernan Crespo, người mà theo tôi là một tiền đạo xuất chúng. Tôi hỏi:

- Zlatan này, cậu nghĩ sao về Crespo?

- Thì... cũng đá tiền đạo, ghi bàn cũng khá. Nhưng để gọi là tạo ra khác biệt thì không.

- Là sao?

- Trên đời này tôi thấy chỉ ba tiền đạo có thể vỗ ngực nói rằng họ đủ sức tạo ra khác biệt.

- Ai thế?

- Ibrahimovic, Messi và Ronaldo.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 20174d603711-f3a0-41c0-9a0b-f4873d735a80
Ancelotti tôn trọng cá tính kiêu ngạo của Ibrahimovic và biến điều đó thành một động lực cho cả tập thể PSG.

Zlatan tự tin như thế đấy, nhưng cậu ấy có quyền. Vì đấy quả thực là một cầu thủ rất khác biệt. Zlatan là trung phong hiếm hoi, nếu chẳng muốn nói là duy nhất, cảm thấy hạnh phúc với một pha kiến tạo cũng như khi tự mình ghi bàn. Đúng, Zlatan kiêu ngạo, nhưng không ích kỷ. Điều ấy tuyệt vời cho bất kỳ CLB nào có cậu ấy.

Với những tân binh đến trong mùa hè, họ cần thời gian để hòa nhập và thích nghi với vai trò mới. Nên dù đã là tháng 12 của mùa giải, chúng tôi vẫn chưa tìm được sự gắn kết mong muốn. Tuy nhiên, đội bóng vẫn đang đứng thứ nhì ở Ligue 1 và giành quyền vào vòng knock-out Champions League trước một vòng đấu.

Rồi chúng tôi thua trận đấu ở Nice, ba ngày trước trận đấu chót tại vòng bảng Champions League. Chủ tịch và Leonardo xuống văn phòng gặp tôi và nói:

- Nếu không thắng trận đấu ấy, ông sẽ bị sa thải.

Tôi ngạc nhiên vô cùng. PSG đã có vé đi tiếp, chuyện ấy chẳng có ý nghĩa gì với họ sao? Đến một ngày trước trận, họ xuất hiện lần nữa, với thông điệp cũ: "Không thắng thì bị sa thải". Tôi hỏi lại vì sao lại đến mức ấy, họ trả lời: "Vì chúng tôi không vui. Chúng tôi đang tuân thủ lộ trình chứ không chỉ nhìn vào kết quả, và lúc này chúng tôi cảm thấy không hài lòng. Nên chúng tôi quyết định sẽ sa thải nếu ông không thắng trận đấu ấy".
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017b6d8dfb5-8313-4ad5-a884-e7ee38e3b146
Ancelotti phải chờ sang mùa thứ hai dẫn dắt PSG mới có thể lên ngôi vô địch Pháp.

Tôi mới hỏi lại họ: Nếu đã quyết như thế thì có cần phải nói với tôi không? Nếu tôi thắng thì sao? Tôi ở lại chứ gì? Nhưng lúc đó chính tôi cũng đâu còn thoải mái nữa, thoải mái thế nào khi biết mình đã đánh mất niềm tin của ông chủ?...

Chúng tôi đã thắng trận đấu ấy. Chúng tôi chơi tốt và vượt qua Porto với tỷ số 2-1, nên tôi thoát khỏi cái án sa thải. Nhưng mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, làm việc khi biết mình không còn niềm tin từ Ban lãnh đạo là một trải nghiệm không thoải mái chút nào. Cả một chiến dịch dài hơi, đâu thể làm lâu dài trong cảnh gươm kề vào cổ. Thế nên tôi nói với với Leonardo là hãy tìm một HLV mới, kết thúc mùa giải tự tôi sẽ ra đi. Leonardo là bạn tôi, hoặc tôi vẫn nghĩ anh ta là bạn. Vậy mà người bạn ấy không đưa ra một lời giải thích nào cho cách mà anh ta đối xử với tôi. Tôi ngạc nhiên vì tất cả, vì lẽ ra chuyện này không nên xảy ra trong bóng đá, mà thực ra cũng không nên xảy ra với bất kỳ ngành nghề nào.

Nếu muốn sa thải ai đó, hãy sa thải ngay, chứ đừng có dền dứ là "Tôi sẽ sa thải nếu...". Nếu tôi làm việc không tốt, cứ việc sa thải, đừng đưa ra những tối hậu thư. Anh là chủ, anh toàn quyền được đuổi người mà anh thấy làm việc không hiệu quả. Và hãy làm việc ấy quyết liệt như một người đàn ông.

Mọi chuyện hoàn toàn trái ngược so với thời gian ở Juventus. Thời gian ấy tôi vừa ký hợp đồng mới, nhưng khi CLB chỉ về đích ở vị trí thứ nhì, họ gọi tôi đến và nói: "Chúng tôi sẽ thay HLV". Trước lúc nghe câu ấy, tôi vẫn nghĩ mình là HLV tốt nhất có thể cho CLB, nhưng đùng một cái tôi mất việc. OK, không vấn đề gì cả, bởi họ không nói sẽ sa thải tôi khi mùa giải đang diễn ra. Họ vẫn luôn tạo điều kiện để tôi có thể làm việc tốt nhất.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 201780a6f30e-eae6-45d0-9728-9a7d7ebd3bfc
Ancelotti quyết định ra đi vào cuối mùa giải, sau khi nhận thấy ông không được Giám đốc Điều hành Leonardo và các ông chủ Ả-rập tin tưởng.

Tôi đã học cách làm quen với việc bị sa thải, rồi lại được tuyển mộ. Lời khuyên là bạn đừng bao giờ hy vọng các ông chủ ngưng đánh giá, phán xét bạn. Họ sẽ luôn làm việc ấy, hàng ngày. Việc duy nhất bạn có thể làm là hãy làm tốt nhất công việc trong khả năng của mình.

Tôi rất buồn khi phải rời PSG. Vì tôi đã cố hết sức để tạo nên một tập thể thật sự với nhiều những cái tên mới toanh. Nhưng đôi khi không phải muốn là được. Tôi đã kỳ vọng mình sẽ đi cùng họ một thời gian dài bởi tôi thích chiến lược tham vọng của họ. Nhưng khi một cánh cửa khép lại, lại có một cánh cửa khác mở ra. Lần này, tôi có cơ hội làm việc cho CLB đang mơ ước với mọi HLV: Real Madrid.
http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc...g-3441806.html
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea Quote

descriptionTự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea EmptyRe: Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea

more_horiz
Tự truyện Ancelotti: Những tháng ngày ngọt đắng ở Real Madrid

Giúp Real hiện thực hoá giấc mơ Decima, nhưng Carlo Ancelotti vẫn không thoát án sa thải ở mùa thứ hai. Chiến lược gia người Italy chia sẻ về giai đoạn này trong phần tiếp theo tự truyện "Lãnh đạo tỉnh lặng".

Ở Real Madrid, tôi đã có một khởi đầu chấp nhận được. Trong mùa bóng đầu tiên ở đó, tôi đã giúp CLB mang về "La Decima", tức là chức vô địch Cúp C1/Champions League thứ 10, một danh hiệu đã làm hài lòng vị Chủ tịch đáng kính của họ - Florentino Perez.

Tôi cũng đã thành công trong việc tạo môi trường để bản hợp dồng kỷ lục Gareth Bale hòa nhập tốt, tiếp tục duy trì khả năng săn bàn tuyệt vời của Cristiano Ronaldo. Tôi cũng giúp Angel di Maria tìm lại phong độ đỉnh cao và nâng Luka Modric lên thành cầu thủ quan trọng thứ hai trong đội, chỉ sau Ronaldo.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 201777820755-4d49-4099-80b9-118a39e6c4fb
Ancelotti đến Real và giúp CLB chinh phục Champions League ngay mùa đầu tiên. Ảnh: AFP.

Khi mùa bóng thứ hai khởi đầu, mọi chuyện lại còn hứa hẹn hơn nữa. Đã có lúc chúng tôi thắng đến 22 trận liên tiếp, một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử. Nhưng rồi những chấn thương và rắc rối về chính trị khiến đội bóng không giành nổi danh hiệu nào vào cuối mùa. Thế nên chỉ 12 tháng sau khi mang về chức vô địch Champions League ngay trong mùa giải đầu tiên, tôi phải trả giá bằng chính chiếc ghế của mình.

Như Don Vito Corleone từng nói trong bộ phim "Bố già" yêu thích của tôi: "Đây là chuyện làm ăn, không phải chuyện riêng".

Bởi nếu là chuyện riêng, rất có thể Perez đã giữ tôi lại.

Hai năm trước đó, tôi rời Paris Saint Germain sau khi giúp CLB này giành chức vô địch Ligue 1, lòng tràn ngập hào hứng vì được đến CLB danh giá nhất thế giới. Perez chưa bao giờ giấu sự ngưỡng mộ dành cho tôi. Ông từng đề nghị tôi về làm HLV Real những hai lần, trước khi tôi chính thức nhận lời ở lần đề nghị thứ ba. Ông ấy chào đón tôi và gọi tôi là "Người tạo hòa bình".

Ông ấy nói rất nhiều lời tử tế, nhưng tôi biết người đang dành những mỹ từ cho mình cũng chính là người đã thuê và sa thải chín HLV khác nhau chỉ trong vòng 12 năm, trải qua hai nhiệm kỳ Chủ tịch. Nghĩa là ngay từ đầu, tôi đã mở hai mắt để nhìn vào thực tế. Và ngay sau khi sa thải tôi, Perez cũng đã nói lại đại ý của "Bố già". Chúng ta không thể thay đổi truyền thống, nhất là với một CLB như Madrid. Bất chấp những quy chuẩn điên rồ trong bóng đá, Madrid vẫn có đẳng cấp của riêng họ.

Ở đây, thời gian để thích nghi, thời gian trăng mật và thời gian được phép để mang về thành công còn ngắn hơn ở những nơi khác. Khi sa thải tôi, Perez nói: "Carlo là một phần lịch sử của CLB, bởi vì ông ấy mang về La Decima. Nhưng yêu cầu ở Real rất cao, và CLB cần một cú hích để vươn lên tầm cao mới. Đây là một quyết định thật sự khó khăn".
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017239fbeb0-e6d2-4806-962c-c78bee98f143
Perez quý mến một lãnh đạo kiểu tĩnh lặng như Ancelotti, nhưng Real là một thiết chế đặc biệt, đội bóng cần phải liên tục đi lên và HLV phải ra đi, nếu không đảm bảo được điều đó. Ảnh: EPA.

Đến tận những ngày cuối cùng, lời lẽ của Perez dành cho tôi vẫn rất tử tế. Ông nói: "Sự yêu mến mà các cầu thủ và CĐV dành cho Carlo cũng chính là sự yêu mến của tôi dành cho ông ấy vậy". Chỉ hai ngày trước khi Perez chính thức công bố quyết định sa thải, Ronaldo đã viết một trạng thái trên Twitter: "Một HLV tuyệt vời, Ancelotti đã xây dựng mối quan hệ rất tốt với các cầu thủ. Tôi mong sẽ được làm việc với ông ấy vào mùa bóng tới". Những cầu thủ khác cũng nói lời tương tự, và tôi hài lòng vì đã tạo dựng một bầu không khí làm việc tích cực. Với tôi, đấy luôn là một mục tiêu quan trọng trong công việc. Mối quan hệ với cộng sự, cầu thủ, Giám đốc thể thao và tất nhiên là cả Chủ tịch, tất cả đều quan trọng.

Điều quan trọng nhất tôi phải làm sau khi đến Madrid là làm dịu lại phòng thay quần áo sau sự ra đi của Jose Mourinho. Nhiều cầu thủ của tôi cảm thấy bối rối, hoang mang và tôi cần phải lập tức tạo dựng mối quan hệ với những trụ cột. Tôi phải mau chóng nhận ra xem ai là những nhân vật có ảnh hưởng, có những kiểu lãnh đạo nào trong đội. Những người như Ronaldo, Sergio Ramos và Pepe là những lãnh đạo tự nhiên, họ không cần băng thủ quân để được mọi người tôn kính.

Ronaldo là "lãnh đạo kỹ thuật". Cậu ta lãnh đạo bởi chính cậu ta đã làm một tấm gương. Ronaldo ít nói, nhưng lao động cực kỳ nghiêm túc, rất chuyên nghiệp và luôn chăm sóc bản thân rất tốt. Cậu ấy cũng là một người tốt. Ramos là "lãnh đạo cá tính", tức là một người có cá tính mạnh mẽ, không biết sợ hãi là gì, không bao giờ âu lo, luôn nhìn mọi thứ tích cực. Pepe là một cầu thủ xuất sắc về chuyên môn. Năng lượng và động lực của cậu ấy ít người sánh kịp. Iker Casillas cũng rất quan trọng, vì cậu ta mãi là một Madridista.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017caba9bc0-da59-437a-88a1-af5ac5d356bc
Chọn ra những đầu tàu như Ronaldo, Ramos, gửi gắm niềm tin vào họ là một bí quyết giúp Ancelotti thành công ở Real, tính đến trước nửa cuối mùa giải thảm hoạ 2014-2015. Ảnh: Marca.

Nhưng lúc ấy, Casillas và CĐV của cậu ấy tin là cầu thủ này đang bị đối xử tệ, vì thế việc quan trọng là phải xóa đi suy nghĩ ấy. Đấy là bốn người mà tôi muốn tất cả các cầu thủ đều nhìn vào để học theo. Ví dụ, tôi nhớ một sự vụ nhỏ với Fabio Coentrao, khi cậu ấy than phiền có những người khác tập luyện không nghiêm túc. Tôi hỏi: "Anh nói một người hay mười sáu người?". Coentrao hiểu ngay. Anh ấy biết là mình chỉ việc nhìn về những lãnh đạo mà đi theo họ. Họ sẽ giúp cho sự nghiệp cậu ấy nhiều hơn bất kỳ đồng đội nào!
http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc...d-3443655.html

Tự truyện Ancelotti: Gia đình là chìa khoá thành công

Carlo Ancelotti, trong phần tiếp theo cuốn tự truyện "Lãnh đạo tĩnh lặng", chia sẻ về bí quyết thành công của ông khi cầm quân - xây dựng đội bóng thành một gia đình.

Không điều gì quan trọng hơn gia đình. Trong bóng đá, tôi có hai khái niệm gia đình. Thứ nhất là một nhóm gồm những cộng sự tin cậy, những người đã cùng tôi làm việc trong rất nhiều năm, chia sẻ với tôi những thời gian tốt đẹp và tồi tệ, những người mà tôi hoàn toàn tin cậy và tôn trọng. Tôi sẽ nói về nhóm thành viên này ít thôi, vì tôi muốn dành thời gian cho một gia đình khác: CLB.

Khi trở lại AC Milan trên tư cách HLV trưởng, tôi có cảm giác như được trở về nhà. Dù là một trong những CLB lớn và lâu đời nhất thế giới, Milan vẫn vận hành như một gia đình. Tôi có phòng riêng ở Milanello, sân tập, người lo trang phục và các nhân viên chạy vòng ngoài khác đã ở đó từ rất lâu rồi. Chúng tôi có một nhà hàng ở Milanello, không phải nhà hàng buffet mạnh ai nấy ăn như ở Chelsea và Real Madrid, mà là một nhà hàng thật sự. Ở đó, người phục vụ sẽ đến hỏi han bạn như một người bạn. Những phục vụ ở Milanello đều khá lớn tuổi và làm việc ở đó từ rất lâu. Không khí vì thế cũng thân tình hơn.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 201707c7739f-d081-4d70-97a7-897af475eeaf
Ancelotti xem việc kết nối các cầu thủ như những thành viên trong gia đình là nguyên tắc cơ bản để xây dựng mọi đội bóng mà ông dẫn dắt.

Khi tôi bắt đầu làm việc ở Paris Saint Germain, một trong những yêu cầu đầu tiên là phải có nhà hàng. Thời gian ở Milan cho tôi biết việc các cầu thủ dùng bữa với nhau có tầm quan trọng như thế nào. Ăn cùng nhau giúp họ gần nhau hơn. Tôi muốn mang bầu không khí gia đình từ Milan sang Paris, và những bữa ăn là thời gian rất quan trọng trong cuộc sống gia đình. Tôi thích văn hóa ấy và tôi tin nó có ý nghĩa quyết định đến thành công.

Từ HLV trưởng cho đến người giặt ủi, ai cũng cần phải thấy mình là một phần của gia đình để cùng hướng đến mục tiêu chung. Chìa khóa thành công của tôi là hướng toàn bộ gia đình về một phía. Nếu bất kỳ ai tự đặt mình ra khỏi tập thể, tôi sẽ không bao giờ tha thứ. Nhiệm vụ của tôi là giữ cho những gái trị của gia đình được bảo toàn và tôn trọng.

Ở Milan, họ đón tôi như một thành viên đi xa vừa trở về nhà. Đây là văn hóa của CLB. Ở Juventus, mọi thứ vận hành như một công ty nhiều hơn. Ở một CLB vận hành như công ty, hành xử của tôi với cấp trên cũng khuôn phép và khách sáo hơn. Ở Juventus, chúng tôi không có sân tập riêng, nghĩa là xét theo quy chuẩn gia đình là đã không có "nhà" rồi. Dù vậy, trải nghiệm ở Juventus cũng rất bổ ích dù kết quả tôi đạt được ở đó không thật sự tốt. Nhưng đâu phải lúc nào bạn cũng kiểm soát được kết quả. Điều này cũng không có nghĩa là quan hệ giữa tôi và đội bóng tệ.

Chỉ có điều, tôi không phù hợp với mô hình ấy. Một HLV cần phải khớp với văn hóa của CLB, bởi hơn ai hết, ông ta chính là người đại diện cho văn hóa ấy. Tôi "khớp" với Milan hoàn toàn, nhưng ở Juve thì không. Ông trùm kinh doanh Peter Drucker từng nói: "Văn hóa ăn chiến lược cho bữa sáng". Tôi hoàn toàn đồng ý. Không có sự tôn trọng với văn hóa, bạn vẫn có thể thành công đấy, nhưng thành công ấy không lâu bền.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017389ef314-08e0-4473-af02-2fd86d2ec760
Nguyên tắc mà ông đặt ra luôn được Ancelotti duy trì bất kể phải làm việc với ông chủ nào.

Dù đi đến dâu, tôi vẫn luôn là chính mình. Cá tính của tôi không bao giờ thay đổi, và khi một ông chủ thuê tôi, ông ta hẳn cũng biết điều đó. Tôi sẽ luôn tạo ra một bầu không khí thân cận như gia đình ở mọi nơi mà tôi đi qua. Thế nên có khi, xây dựng bầu không khí này ở những nơi không có nó là việc khó khăn nhất. Như ở Chelsea vậy, họ cũng vận hành như một công ty, vì thế tôi cố cải tạo nó thành không khí gia đình.

Khi thuê một người quản lý, ông chủ thường đứng trước một câu hỏi lớn: ta muốn họ tiếp tục duy trì môi trường làm việc như cũ hay tạo ra một mơi trường mới. Alex Ferguson được thuê để tái sinh văn hóa của Man United, vốn đang mai một vào thời điểm ông ta đến. Ferguson đã làm được việc ấy, và không ngừng làm mạnh nên nền văn hóa ấy.

Tất nhiên, cũng có lúc HLV tự thay đổi bản thân để phù hợp với CLB, nhưng việc chọn một HLV phù hợp với CLB ngay từ đầu vẫn là việc dễ dàng hơn. Ở Madrid chẳng hạn, tôi không nghĩ Mourinho là người phù hợp với họ. Mà có lẽ chính CLB cũng hoài nghi điều này, nhưng họ quá tuyệt vọng trong việc chấm dứt sự thống trị của Barcelona.

Có nhiều trường hợp CLB chấp nhận hy sinh văn hóa CLB chỉ để chặn địch thủ của họ lại. Lúc này, chiến thắng là điều được ưu tiên hàng đầu. Và khi thuê tôi, Real Madrid muốn trả CLB lại với những giá trị cũ. Tôi gần với Florentino Perez trong cách suy nghĩ. Văn hóa "Galacticos" có ý nghĩa rất lớn với Perez và ông ta cần một người có thể kết nối được những ngôi sao hàng đầu, những cá tính mạnh mẽ trong phòng thay quần áo.
Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea 2017e80cac01-fe75-4727-850c-1285fbedc62d
Nhờ khả năng tập hợp lực lượng của Ancelotti, một Real với đầy rẫy ngôi sao nhưng không thành công ở Champions League suốt nhiều năm đã chinh phục được bức chiến quả này năm 2014.

Và ông ta đúng khi nghĩ thế. Đây là cách ông ta cảm nhận tôi chứ không phải là kết luận rút ra từ những cuộc đối thoại. Tôi thật sự nghĩ các CLB chưa có sự hiểu biết cần thiết các ứng viên trước khi quyết định bổ nhiệm một trong số họ. Trong sự nghiệp của mình, trừ Milan đã quá hiểu tôi, thì chỉ có một CLB duy nhất dụng công tìm hiểu tôi thông qua hàng loạt những cuộc phỏng vấn.

Ông huấn luyện thế nào? Ông làm việc với các cầu thủ ra sao? Ông ứng xử thế nào trong trường hợp này, trường hợp nọ. Tôi gặp gỡ phái đoàn Chelsea 10 lần rồi mới được bổ nhiệm. Và Chelsea là CLB duy nhất làm việc ấy. Theo tôi đấy là một điều bất thường trong bóng đá.

http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc...g-3444782.html

descriptionTự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea EmptyRe: Tự truyện của Carlo Ancelotti - Dài kỳ: Bí mật về những năm tháng của Carlo Ancelotti ở Chelsea

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
power_settings_newLogin to reply