Cuối tuần này: Đón xem nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ cùng lúc với mưa sao băng Photo1532337212684-1532337212685194023421

Cuối tháng 7 này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực dài nhất trong vòng 100 năm qua. Hãy chuẩn bị ngay đi nào.

Tin mừng cho những người đam mê thiên văn đây! Ngay cuối tháng này - cụ thể là ngày 27 - sáng ngày 28/7 - nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra. Và lần này là lần nguyệt thực toàn phần dài nhất trong vòng 100 năm đổ lại đây.
Trong ngày này, Trái đất sẽ chen vào giữa Mặt trời và Mặt trăng, khiến vệ tinh 4,5 tỷ năm tuổi của chúng ta chìm trong bóng tối. Tuy nhiên, khoảng tối ấy chỉ tồn tại một lúc, sau đó cung trăng sẽ chuyển sang màu đỏ rực. Thế nên nguyệt thực toàn phần mới có tên gọi khác là "trăng máu". 
Nhưng điều tuyệt vời nhất là gì, bạn có biết không? Đó là cùng thời điểm diễn ra nguyệt thực, chúng ta còn cơ hội được ngắm nhìn mưa sao băng nữa. Đó là trận mưa Delta Aquarids - có nguồn gốc từ ngôi sao chổi nổi tiếng Harley.
Cuối tuần này: Đón xem nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ cùng lúc với mưa sao băng Collage-15323372077961723168143
Mặt trăng máu và sao băng sẽ cùng diễn ra vào cuối tuần này
[size]

Trên đường đi, sao chổi để lại mảnh vụn, và mỗi khi Trái đất cắt ngang qua đó, số thiên thạch ấy sẽ lao vào bầu khí quyển và cháy sáng.
Cực điểm của Delta Aquarids năm nay thì tình cờ thay - chính là rạng sáng ngày 28, với khoảng 20 vệt mỗi giờ. 
Tại sao che đi ánh sáng lại khiến Mặt trăng chuyển thành màu đỏ?
Về cơ bản, nguyệt thực và nhật thực có chung một cơ chế, đó là Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời xếp thành một đường thẳng. Tùy theo vị trí mà chúng ta có 2 hiện tượng khác nhau.
Với nhật thực, Mặt trăng sẽ chắn ngang đường chiếu sáng giữa Mặt trời và Trái đất, khiến Mặt trời chuyển thành màu đen. Nhưng nguyệt thực thì lại là một câu chuyện khác hẳn. 
Cuối tuần này: Đón xem nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ cùng lúc với mưa sao băng Photo-1-15318921944071445910337
[/size]
"Nhật thực" xảy ra khi nhìn trên cung trăng, chính là hiện tượng nguyệt thực khi đứng ở Trái đất
[size]
Bầu khí quyển trên hành tinh của chúng ta rất giàu khí nitrogen (ni-tơ). Lớp khí này sẽ nhận lấy toàn bộ ánh sáng trắng của Mặt trời, chuyển nó thành ánh sáng xanh. 
Chính vì thế mà chúng ta có một bầu trời xanh, còn Mặt trời là màu vàng. Còn khi Mặt trời lặn, do góc khúc xạ khác đi mà bầu trời có màu đỏ cam, thậm chí là đỏ rực ở một số thời điểm.
Nhưng như vậy thì sao? Theo nhà khoa học hành tinh David Diner từ NASA, việc Trái đất chắn ngang đường sẽ khiến phần lớn các sóng ánh sáng tại đó bị hấp thụ, ngoại trừ ánh sáng đỏ. Sóng ánh sáng này sẽ xuyên qua các lớp khí và tiến thẳng đến Mặt trăng, rồi lại phản xạ ngược lại đến mắt của chúng ta.
Đó là lý do vì sao khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, Mặt trăng lại có màu đỏ. 

Cuối tuần này: Đón xem nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ cùng lúc với mưa sao băng Photo-1-1531892196996270029421


Cuối tuần này: Đón xem nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ cùng lúc với mưa sao băng Photo-1-15318922133521420311123
[/size]
Nguyệt thực toàn phần - hay còn gọi là Mặt trăng máu
[size]


Điểm đặc biệt ở đây là màu đỏ của trăng máu sẽ không bao giờ giống nhau, tùy theo điều kiện tự nhiên và các hoạt động của con người gây ảnh hưởng thế nào đến bầu khí quyển trong từng thời điểm. 
"Khí thải và bụi cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc của ánh Mặt trời. Với các bầu khí quyển ở gần khu vực núi lửa hoạt động, trăng máu sẽ có màu đỏ đậm hơn." - Diner cho biết.
Và cũng theo Diner, thì lần nguyệt thực này cũng hơi khác biệt một chút. Mặt trăng lúc này ở cách xa chúng ta nhất, nên dù có là trăng tròn cũng sẽ nhỏ hơn bình thường. Nó được gọi là "vi trăng" - trái ngược nghĩa với "siêu trăng". Bạn có thể gọi đây là "vi trăng máu" cũng được.
Ai sẽ xem được vi trăng máu?

Cuối tuần này: Đón xem nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ cùng lúc với mưa sao băng Photo-1-15318922154621074663792




Dựa vào bản đồ trong ảnh trên, Việt Nam của chúng ta sẽ nằm trong số những đất nước may mắn được chiêm ngưỡng hiện tượng này. Tuy nhiên, bạn sẽ không được thấy nguyệt thực toàn phần, mà chỉ là nguyệt thực một phần thôi.
Bù lại, đây sẽ là lần nguyệt thực dài nhất trong vòng 100 năm. Theo thông báo từ NASA, nó sẽ diễn ra từ 0h14 phút sáng ngày 28/7/2018 (theo giờ Việt Nam). Thời điểm trăng bị "nuốt trọn" rơi vào khoảng 2h30 phút và kết thúc vào lúc 4h13 phút sáng, tức là kéo dài tới 1h43 phút - dài hơn 4 phút so với lần nguyệt thực toàn phần dài nhất.
Bạn có thể quan sát hiện tượng bằng mắt thường. Tuy nhiên, do Mặt trăng lần này sẽ nhỏ hơn bình thường, nên trang bị thêm một ống nhòm hoặc xem bằng kính thiên văn thì trên cả tuyệt vời.
[/size]
Tham khảo: Business Insider