Theo Wiki NIKON Công ty được lập năm 1917 với tên gọi Nippon Kōgaku Kōgyō (日本光学工業株式会社 "Japan Optical Industries"); sau đó đổi tên thành Nikon Corporation năm 1988.
Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0Q9F-JB1N_Nwvio0L
Nippon Kogaku K.K bắt đầu sản xuất loại ống nhòm lăng trụ siêu nhỏ, và sau đó mở rộng ra kính hiển vi, kính thiên văn, những dụng cụ nghiên cứu, dụng cụ đo lường và ống kính camera. Năm 1932, Nikkor được công nhận là thương hiệu của ống kính camera, và ngày nay, thương hiệu sản phẩm Nikkor Optics vẫn đồng nghĩa với chất lượng hàng đầu. Tên Nikon được dùng đầu tiên vào năm 1946 cho máy camera cỡ nhỏ của công ty. Chỉ có một số camera loại này đến được Mỹ, nhưng nó trở thành công nghệ mới nhất trong ngành camera chuyên nghiệp. Năm 1950, Thời báo New Yorks đăng tải hình ảnh Nikon camera và ống kính Nikkor, và cuối thập kỉ đó, hệ thống SLR camera đầu tiên, nền móng của sản phẩm Nikon F, bắt đầu sự thống trị 15 năm trong ngành công nghiệp sản xuất này.

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 220px-Nikon_F_IMG_1949
Nikon F sản phẩm máy ảnh sử dụng phim đầu tiên của Nikon sử dụng phim 35mm là Những sản phẩm đánh dấu sự phát triển của ngành nhiếp ảnh của Nikon

Giữa năm 1970 và cuối những năm 1980, công ty giới thiệu những sản phẩm cải tiến ở rất nhiều lĩnh vực như camera, ống kính ngắm, mắt kính, máy đo lường, kính thiên văn, dụng cụ nghiên cứu v.v… Trong suốt thời gian này, công ty đã giới thiệu loại camera tự động đầu tiên. Năm 1988, tên thương hiệu tập đoàn được chuyển thành Tập đoàn Nikon (Nikon Corporation).

Thập kỉ 90 mở đầu bằng sự trình làng sản phẩm camera F5, ống kính tầm ngắm rộng và giải thưởng dành cho máy ảnh kỹ thuật số Coolpix. Năm 1999, Nikon giới thiệu camera kĩ thuật số megapixel SLR chất lượng cao: Nikon D1. Sản phẩm này được cải tiến với dáng vẻ thể thao, thời trang và có thể chụp được những hình ảnh cực nét cho nhà báo. Giá bán hấp dẫn của sản phẩm đã trở thành bước đệm đầu tiên cho cả một thị trường máy ảnh kĩ thuật số

Nikon là công ty con của tập đoàn Mitsubishi. Nikon vốn từ lâu là hãng máy ảnh cơ danh tiếng trên thế giới với ống kính Nikkor rất tốt. Hiện nay, Nikon đã dừng sản xuất máy cơ để chuyển sang sản xuất máy ảnh kỹ thuật số và máy DSLR.
Nikon không sản xuất được bộ cảm biến hình ảnh(sensor) mà phải mua từ các công ty khác như Sony, Kodak

CANON

Trên Wiki tiếng Việt, không có nhiều dòng miêu tả về Canon . Nhưng có nhiều mốc lịch sử quan trọng
Công ty tiền nhiệm của Canon được thành lập năm 1933 bởi Goro Yoshida và người anh vợ Saburo Uchida. Đặt tên là Precision Optical Instruments Laboratory (phòng thí nghiệm các dụng cụ quang học chính xác, tiếng Nhật: 精機光学研究所, Seiki Kōgaku Kenkyūjo). Nó được tài trợ bởi Takeshi Mitarai, một người bạn thân của Uchida.


  • 1933, phòng thí nghiệm dụng cụ quang học đầu tiên của Canon được thành lập ở Roppongi, Minato-ku, Tokyo, để nghiên cứu về những máy ảnh có chất lượng.
  • 1934, Kwanon (được đặc theo tên Bồ Tát Quan Thế Âm) chiếc máy ảnh đầu tiên có độ phóng to thu nhỏ 35 mm của Nhật Bản đã được sản xuất theo nguyên mẫu đầu tiên
  • 1935, Hansa Canon, máy ảnh tiêu cự thẳng có độ phóng to thu nhỏ 35 mm
  • 1937, công Ty TNHH Precision Optical Industry được thành lập
  • 1939, quá trình tự sản xuất thấu kính Serenar bắt đầu
  • 1940, máy ảnh dùng tia X quang gián tiếp của Nhật Bản được thiết kế
  • 1942, quá trình sản xuất cho máy ảnh tiêu cự thẳng trung bình JII được bắt đầu.
  • 1946, máy ảnh Canon SII được giới thiệu
  • 1947, công ty đổi tên thành Công ty Máy ảnh Canon
  • 1949, máy ảnh Canon IIB giành giải nhất trong triển lãm máy ảnh quốc gia tổ chức tại San Francisco
  • 1952, máy ảnh Canon IVSb, chiếc máy ảnh đèn chiếu đồng hoá tốc độ và ánh sáng 35mm đầu tiên trên thế giới được giới thiệu.
  • 1954, phòng thí nghiệm của Canon và phòng thí nghiệm Nghiên cứu Kỹ thuật và Khoa Học NHK hợp tác để phát triển một loại máy ảnh tivi để chuẩn bị cho truyền hình.
  • 1956, máy ảnh Canon 8T, một máy ảnh cho rạp chiếu 8mm, được giới thiệu
  • 1957, máy ảnh tĩnh Canon L1 và máy ảnh cho rạp chiếu 8T 8mm trở thành những sản phẩm đầu tiên nhận được giải thưởng Thiết kế Giỏi của Bộ Ngoại thương và Công nghiệp Nhật Bản
  • 1958, một loạt ống kính có độ phóng to thu nhỏ dảnh cho truyền hình được giới thiệu.
  • 1959, hợp tác với Công ty Documat của Mỹ, bước vào thị trường khảo sát bằng kính hiển vi.
  • 1960, Canon phát triển đầu tĩnh điện để sử dụng cho VTRs

Hiện tại Nikon đã nhường vị trí hàng đầu thị trường nhiếp ảnh chuyên nghiệp  cho Canon. Đây là một câu chuyện liên quan đến sự chuyển đổi công nghệ so sánh trong khoảng thời gian  30 năm hoạt động của hai tập đoàn này.

Chiếc máy ảnh phim cơ Canon F-1 ra mắt từ năm 1971 có hơn 10.000 bộ phận. Máy được thiết kế để cạnh tranh với Nikon F được phát hành 12 năm trước (với ít bộ phận hơn)  mặc dù sự phức tạp trong cấu trúc thiết kế của máy ảnh không  phải là những yếu tố  chính trong cạnh tranh.

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0W_Dtl2RznCj2QoN_
Sơ đồ của Canon F-1.



Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0A1kDhBbXAqV2E8vq
Đây là một sơ đồ cấu tạo của Nikon F.



Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 1z95BFXr1KmFjlmpiT4n2Sg
Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 1Jj2Qo7pT2ZrLz3U9roC7TA
Tập tài liệu về  Canon F-1 từ năm 1971 cho thấy chiếc máy được cấu tạo bởi 10.000 bộ phận

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 1E-3mPNVazwK-I8Nrcn_uvg
Một bản dịch thuật sang tiếng Anh của Canon

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0_QJLFLIBfb_r9NPQ
Hệ sinh thái  Canon F1 được thiết kế để cạnh tranh với hệ sinh thái của  Nikon F, đã có tuổi đời 10 năm phát triển hệ sinh thái.

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0Q9F-JB1N_Nwvio0L
Được phát hành vài tháng sau khi Canon giới thiệu Canon F1. Đây là Hệ sinh thái Nikon F2. Số lượng sản phẩm trong hệ sinh thái có thể nói là áp đảo. Số lượng ống kính dao động từ 6 mm ( góc nhìn 220 °) đến 2000mm ( Ống kinh siêu zoom ,kính viễn vọng phía trên bên trái đây là ống kính máy ảnh dài nhất từ trước đến nay). Trong hệ sinh thái này của Nikon có những phụ kiện Canon còn chưa  hình dung.


Như vậy chưa đầy một năm sau,để cạnh tranh với Canon  hãng  Nikon đã xây dựng một hệ sinh thái đỉnh cao trong một dự án kéo dài 5 năm. Thế hệ Nikon F2 , áp đảo hệ sinh thái của Canon.

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0ZYV2q3XLCC6U5YKU
Trước đó vào năm 1962 Nikon cũng có một hệ sinh thái cực kỳ bá đạo .  Đây là Hệ sinh thái Nikon F năm 1962. Như bạn có thể thấy hệ sinh thái  Canon F-1 năm 1971 dường như để cạnh tranh với hệ sinh thái này . Canon F1 có khá nhiều điểm tương đồng với Nikon F 1962.

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0oMiGfTBQKBdL9Tdx
Một tạp chí quảng cáo cho Nikon F3 , chiến lược của Nikon lúc này  vẫn dành cho các chuyên gia nhiếp ảnh.

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 1-hiuUfWq0OOg4OxjIJDi4gA
Ngược lại, Quảng cáo của Canon dùng chiến lược chứng nhận sử dụng của những  người nổi tiếng . Họ không phải là nhiếp ảnh gia (lúc đó chủ yếu là vận động viên thể thao). Rõ ràng chiến lược quảng cáo của Canon hiệu quả hơn,  làm nổi bật  chức năng dễ sử dụng ,sức hấp dẫn rộng rãi , tất cả mọi người đều sử dụng được.

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0U7N8PP7gkWOJD4g
Nikon đã sản xuất số lượng lớn các mẫu máy ảnh  tiêu dùng nhưng trọng tâm  chiến lược hoạt động kinh doanh của họ vẫn tập trung vào giới chuyên gia. Các sản phẩm của họ không được mở rộng . Máy ảnh Nikon F 1959; F2 năm 1971; F3 năm 1980; F4 (tự động lấy nét) 1988;  Nikon cũng nắm bắt sự phát triển của cuộc cách mạng kỹ thuật số F5 năm 1996 .

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 1-zeSdsb6An23bKNr_nEBzg
Đây có lẽ là hình ảnh chụp tại Thế vận hội Tokyo  vào năm 1964. Quan sát ta có thể thấy gần như chỉ có máy ảnh của Nikon được sử dụng tại các sự kiện có sự tổ chức chuyên nghiệp và quy mô

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 14EKvQD8PwMU52un1b3ZvGQ
Rõ ràng Nikon rất thành công trong giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp.  Đây là hình ảnh của những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nổi tiếng thập niên 1960 và 1970 chỉ chụp ảnh với Nikons.

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 1lK7IbQL_v3BxM-JGsJwxRQ
Vào những năm 1980, Nikon là lựa chọn duy nhất cho các chuyên gia. Đây là t bức ảnh của các nhiếp ảnh gia thể thao , họ cũng chỉ sử dụng máy ảnh Nikon

Nikon cũng  làm việc với Kodak  để cho ra các sản phẩm  các máy ảnh kỹ thuật số tiên phong đầu tiên . Trong suốt những năm 1990, đã có rất nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc trong thiết kế thân máy ảnh , kỹ thuật quang học và cảm biến kỹ thuật số Kodak.

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0iOLUcXLVxZnyR9xn
Đây là nguyên mẫu đầu tiến của chiếc máy ảnh kỹ thuật số với thân máy của Nikon sử dụng cảm biến của Kodak.  Khi đó thân máy của Nikon được kết nối với cảm biết của Kodak qua dây cáp. Quá trình chụp và xử lý hình ảnh được thực hiện trong hộp bảng điều khiển của Kodak.  Lúc này sản phẩm sẽ cho ra  hình ảnh đơn sắc 1 MB mất khoảng 30 giây để chụp. Đây  là một cuộc cách mạng vào năm 1995 .

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0Tw88wefmtKZtweAI
Máy ảnh Nikon D-1 đi tiên phong vào năm 1999  với thân máy được thiết kế hoàn chỉnh  đẹp . Lúc này Canon vẫn chưa thể chiến thắng Nikon dù Nikon vẫn duy trì chiến lược chỉ dành sản phẩm cho người chuyên nghiệp

Trong khi đó Canon đã có một bước đi táo bạo về thiết kế. Canon tung ra một hệ thống ống kính hoàn toàn mới có khả năng  tự động lấy nét . Khi ra mắt nó đã bị chỉ trích rất nhiều bởi các chuyên gia và giới truyền thông báo chí vào thời điểm đó. Họ cho rằng thiết kế này  đã phá vỡ tính tương thích với ngàm FD hiện tại của Canon ( Ngàm FD thực ra đã duy trì khả năng tương thích qua 3 thế hệ ống kính Canon từ những năm 1960).  Với việc lắp ống kính có khả năng lấy nét tự động  giúp người chụp tự động lấy nét hiệu quả và nhanh hơn rất nhiều . Ống kínhg dễ dàng hỗ trợ phơi sáng tự động  được gọi là ưu tiên màn trập . Còn các máy ảnh chuyên nghiệpcủa  Nikon chỉ hỗ trợ ưu tiên khẩu độ cho đến khi F4 được phát hành năm 1988.

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0pYvdSvh-FUxZEYp_
Đây là ngàm ống kính Canon EF (lấy nét điện tử) được giới thiệu vào năm 1987.Với sản phẩm này Canon đã phá vỡ truyền thống duy trì khả năng tương thích ống kính.

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0ryZ4GY53dwJAVw_V
Với chiến lược tập trung vào người tiêu dùng, dễ sử dụng , độ tin cậy của thiết bị điện tử. Canon bắt đầu chiến thắng các dòng sản phẩm   ống kính tự động lấy nét  dành cho cả giới chuyên nghiệp và máy ảnh dành cho người tiêu dùng bình thường. Đến năm 2000, Canon đã xây dựng được một kho "vũ khí" khổng lồ gồm cả máy quay phim và máy ảnh kỹ thuật số.

Mặc dù Nikon đã phát minh ,sản xuất hoặc thương mại hóa , gần như  tất cả các công nghệ : từ đo sáng điện tử, đến tự động lấy nét, đến kỹ thuật số. Nhưng chính Canon mới là người sử dụng tất cả các công nghệ đó để chiến thắng. Nikon cũng lo ngại về chiến lược chỉ tập trung vào các chuyên gia, họ cũng thay đổi để tập trung sang các khách hàng không phải là chuyên gia ? Liệu có kịp ?

Vào năm 2000, khi Nikon phát hành Digital Pro SLR, Canon cũng  phát hành  ống kính nhưng có khả năng tự động lấy nét tốt hơn nhiều  .

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0GDiezIYSMhC6keYx
Canon EOS D30 nhỏ và gọn  tuy không đạt chuẩn chuyên nghiệp. Nhưng máy nổi bật với hệ thống lấy nét tự động điều khiển Canon Focus len và một loạt ống kính EF AF

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0Hvwdj4rTLNcVmJnW
Ống kính máy ảnh chuyên nghiệp của Canon với màu trắng đặc trưng với tốc độ cao và khả năng tự động lấy nét.

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 1DJpPz3YAPuNS04zYYMj1ug
Từ năm 1981 khi đó Canon đang phát triển kỹ thuật lấy nét tự động, đây là một bài viết trên tạp chí về cơ chế nguyên lý của kỹ thuật tự động lấy nét  theo cách thức của Canon. Nhiều người nói rằng đó là theo quan điểm của Canon , mặc dù kỹ thuật lấy nét tự động này  đã được Nikon sản xuất

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0cBoHE2z_-ssI5mtE
Dường như hiện tại Canon đã chiếm được thị trường máy ảnh chuyên nghiệp. Đây là hệ sinh thái khủng của  Canon  ngày hôm nay. Mặc dù Canon có khoảng 60% thị phần, nhưng các chiến lược và thay đổi kỹ thuật của Canon hiệu quả hơn Nikon nhiều. Quá trình soán ngôi diễn ra lúc đầu một cách từ từ sau đó rất nhanh chóng.

Nhiều người cho rằng  Nikon, đã phát minh ra rất nhiều công nghê , họ có thể đi  tiên phong cho mọi công nghệ nhưng họ lại trở thành nạn nhân của chính nó. Nikon vẫn tiếp tục nghiên cứu và họ đã đưa khả năng chụp ảnh vào trong không gian

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 0mEoOdMEDpAtPmkIV
Máy ảnh Nikon đang được sử dụng trên trạm vũ trụ quốc tế

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 1IeR9wTitoEPYDCrQezearw
Trong khi hãng Hasselblad lên mặt trăng, Nikon đã ở trong không gian từ cuối những năm 1960 thông qua mối quan hệ đối tác thiết kế chặt chẽ với NASA. Các chiến dịch quảng cáo khổng lồ vào thập niên 80  tiếp cận tập trung vào các máy ảnh cực kỳ chuyên nghiệp vẫn là chiến lược của Nikon  sử dụng để thu hút người dùng nghiệp dư và người tiêu dùng!

Câu chuyện về Canon vs Nikon rất dài, bắt đầu từ giữa những năm 1950 trên  thực tế  câu chuyện tại Nhật gồm ba diễn viên Asahi Optical (Pentax) vs Nikon vs Canon.  Canon  cạnh tranh trực tiếp với Nikon trong kỷ nguyên rangefinder máy ảnh lấy nét quang trắc RF  không có gương lật ( khoảng thời gian từ 1950 đến đầu những năm 1960). Trong khi đó Nikon là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Pentax tại kỷ nguyên SLR. 1952 Asahi Optical sản xuất chiếc máy ảnh đầu tiên, chiếc Asahiflex (máy ảnh SLR đầu tiên của Nhật Bản sử dụng phim 35mm). Những năm đầu thập niên 60, hầu hết các phóng viên ảnh đều ưa thích máy ảnh Nikon F (hệ thống trực tuyến) hoặc Pentax

Có thể nói  Nikon (Nippon Kogaku) là một nhà sản xuất quang học và Canon là một cửa hàng nhỏ đã làm nên kỳ tích lớn khi chế tạo máy ảnh 35mm Nhật Bản đầu tiên. Đặc biệt là chiếc máy ảnh đầu tiên này được bán lần đầu tiên với ống kính của Nikon, vì lúc đó Canon không chế tạo ống kính.

Nikon đã không phát minh ra máy ảnh DSLR 35mm! Trên thực tế, Nikon cũng tham gia  bằng cách chế tạo ống kính cho các nhà sản xuất trong đó có Canon. Khi  đó Nikon có thể đang  tập trung vào máy ảnh rangefinder chuyên nghiệp

Nikon và Canon : Câu chuyện thay đổi trong cuộc chạy đua công nghệ và chiến lược 01E62iaAT3zbhoX0b
Nikon đã bắt đầu thiết kế ống kính cho các máy ảnh rangefinder hàng đầu (so với Máy ảnh phản xạ ống kính đơn ) . Thời bấy giờ có  Leica.

C5Z sưu tầm tổng hợp