Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng truyền thông xã hội thông qua Facebook và Twitter đóng vai trò không nhỏ trong các vụ bạo động gần đây nổ ra ở London và vài thành phố khác.

Với tuyên bố “các luồng thông tin tự do” đôi khi trở thành các mối lo ngại, nội các của ông Cameron đã mời đích danh các công ty chủ quản 2 mạng xã hội lớn là Facebook và Twitter cùng với nhà sản xuất điện thoại di độngBlackBerry là RIM, tham gia phiên họp để tranh luận về vai trò của các hãng này trong thời gian bùng phát bạo lực.

Cameron đã phát biểu vào hôm qua trước Quốc hội Anh: ”Tất cả những ai xem các hành động khủng khiếp vừa qua đều sẽ bị ấn tượng bởi cách thức chúng được tổ chức thông qua phương thức truyền thông xã hội. Sự tự do của dòng chảy thông tin là tốt nhưng nó cũng có thể bị lợi dụng để làm những việc xấu xa. Và khi có những người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để kích động bạo lực thì chúng ta cần phải ngăn chặn chúng”. Cameron cũng nói rằng các quan chức chính phủ đang làm việc với các cơ quan an ninh về việc "xem xét có nên cấm người dân sử dụng các phương tiện như web và các dịch vụ truyền thông khác khi bị phát hiện có âm mưu bạo động, gây rối và phạm tội”.

Ông nói với các nhà lập pháp rằng đã có hơn 1.200 người bị bắt trên khắp nước Anh. Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy các nhà bán lẻ Anh Quốc đã bị thiệt hại hơn 100 triệu bảng Anh do thất thoát hàng hóa cũng như hư hại tài sản qua 4 ngày diễn ra bạo loạn. Ông Cameron là thành viên của Đảng Bảo thủ và lần này dường như ông cũng nhận được sự ủng hộ của cả Đảng Lao động đối lập trong việc tiến hành các hoạt động trấn áp.

Thủ tướng Anh đề xuất cấm mạng xã hội Itgatevn_37511718750
ghi can bạo động David O'Neill rời tòa án London hôm thứ 5 sau khi đóng tiền bảo lãnh tại ngoại
và tiếp tục phát biểu kích động bạo lực. (ảnh:CNN)

Tờ Guardian của London đưa tin, thư ký phụ trách văn hóa của House of Commons, ông Ivan Lewis phát biểu: ”Tự do ngôn luận là trung tâm nền dân chủ của chúng ta, nhưng an ninh quốc gia và an toàn nơi công cộng cũng vậy. Chúng tôi ủng hộ quyết định của chính phủ trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết xem xét ngăn chặn sự lạm dụng các phương tiện truyền thông xã hội bởi những người tổ chức và tham gia các hoạt động phi pháp". Truyền thông Anh đưa tin, bộ trưởng nội vụ Anh Theresa May sẽ gặp 3 công ty nói trên vào tuần tới.

Rất nhiều người tham gia vụ bạo động ở Anh đã sử dụng BlackBerry Messenger (BBM) như một công cụ nhắn tin tức thời miễn phí và riêng tư để tổ chức hoạt động. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng 37% thanh thiếu niên Anh thích BlackBerry
điện thoại thông minh khác.

Twitter và Facebook cũng đã được sử dụng mặc dù hoạt động trên các mạng xã hội này chủ yếu phục vụ cho việc kêu gọi hòa bình và các nỗ lực dọn dẹp sau khi cảnh sát bắn hạ một người trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng bạo động lan rộng ở khu vực Tottenham của London. Các đại diện của Facebook và Twitter đều sẵn sàng gặp gỡ chính phủ mặc dù cả hai đều đối diện với nguy cơ có thể bị cấm hoạt động trong phạm vi Vương quốc Anh.

Twitter nói rằng trang này không có ý định khóa tài khoản hay xóa bài viết trong khi Facebook công bố mạng này đã xóa các trang kích động bạo lực. Trang blog Inside BlackBerry của RIM đã bị đột nhập vào thứ 3 vừa qua sau khi nhà sản xuất điện thoại thông minh Canada cho biết sẽ hợp tác với cảnh sát London xác định những kẻ bạo loạn có sử dụng thiết bị BlackBerry trong việc lên kế hoạch bạo động.

Những người ủng hộ web mở và tự do ngôn luận ngay lập tức đã phản đối các phát ngôn này của thủ tướng Anh. Matthew Ingram đã viết trên một blog công nghệ: “Bài phát biểu này của chính phủ cho thấy chính phủ dường như đang muốn che giấu sự bất ổn mà nước Anh đang cảm thấy. Nhưng việc thực thi một hành động như vậy không gì khác hơn là việc xóa sổ khái niệm tự do ngôn luận và nó đe dọa sẽ mang lại hậu quả cho bất kỳ một nền dân chủ nào”.

Ingram đặt câu hỏi liệu chính phủ có ngăn chặn việc sử dụng điện thoại hoặc cấm dân chúng nói về tình trạng bất ổn tại quán rượu địa phương của họ một khi họ không còn các phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ điều này. Ông cho rằng “Việc cấm này có vẻ sẽ không xảy ra (mặc dù không phải là không thể). Nhưng các động thái của chính phủ Anh trong việc xem xét đóng cửa hoặc cấm truy cập Twitter hay sử dụng BBM của BlackBerry cũng chẳng khác nhau lắm”.

Curt Hopkins của ReadWriteWeb lại cho rằng ông Cameron thuộc vào số đông những người nắm quyền nhưng lại hoàn toàn không hiểu được ưu điểm của truyền thông xã hội”. Ông cho biết: “Cấm những người bị kết án truy cập vào mạng xã hội (những người bị cáo buộc sử dụng hành vi này để tổ chức các hoạt động tội ác) chẳng khác nào cấm không cho họ sử dụng giấy mực. Điều này sẽ chẳng có tác dụng gì đối với việc ngăn cản tội ác ngoài việc tự buộc tội phương tiện truyền thông xã hội”.

NGUỒN:
itGate (theo PCW VN)