Đó là những người trong đội lao động thuê mướn, đang chờ chực ở các con
đường đợi người đến thuê đi làm, kiếm Tiền về quê ăn Tết...




Ngoài hai mươi Tết, nếu nói đây là thời điểm người lao động xa nhà
đang mong ngóng từng ngày về quê ăn Tết thì chỉ đúng với ai đó, còn đối
với những người trong đội lao động thuê mướn đứng đường thì đây là thời
điểm “rối bời”, “sốt ruột” nhất.


Chờ chực trên
các đầu cầu, góc chợ hay vỉa hè các khu buôn bán… đội lao động khoảng
5-7 con người tập trung, sẵn sàng chờ người đến thuê với bất cứ công
việc gì. Thế nhưng, đến thời điểm này có thể nói là “vỡ mộng” được đắt
khách, năm nay khác mọi năm, sát Tết nhưng đi làm thì ít, đứng đường đợi
việc thì nhiều.


Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet
Đội lao động thuê đến từ các vùng quê nghèo, chờ chực ở các đầu cầu hơn 1 tháng nay chờ người thuê mướn nhưng không có nhiều

Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet
Thi thoảng các bác đùa giỡn, kể cho nhau nghe về mong muốn"Nếu có tiền thì..."

Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet
Rồi im lặng đợi chờ có người đến thuê

Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet
Các bác trong đội lao động thuê năm nay cũng đã đều trên dưới 50. Nhưng vẫn đang lao động chính trong nhà

Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet
Họ phải liên tục ngó nghiêng xem người có "khả năng" đến thuê để ra bắt khách đầu tiên

Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet
Tuy cuối năm, nhưng đã nhiều ngày nay, không có người đến thuê

Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet
Đăm chiêu nghĩ về cái Tết năm nay lại thiếu thốn...


Công
việc của những người lao động thuê mướn khá vất vả, thường họ được thuê
làm đội phế liệu, bốc vác hàng cho các nhà máy xí nghiệp, dọn dẹp công
trường hay phụ hồ cho các tòa nhà đang xây... Chuyện mỗi người vác trên
vai 50-60kg mỗi khi chuyển đồ làm chuyện bình thường, nhiều bác lưng đã
còng chỉ sau 3-4 tháng lao động.


Làm việc vất
vả đòi hòi phải ăn uống đầy đủ nhưng ở lòng Hà Nội đắt đỏ, mỗi bữa, họ
chỉ dám ăn 15-20 ngàn, chỉ đủ qua bữa không đủ no. Mỗi tối thuê ngủ ở
hành lang dãy nhà trọ hết 15 ngàn, mỗi ngày làm gì thì làm cũng phải tối
thiểu 55 ngàn để lo ăn lo ngủ. Lo tiền ăn tiền ngủ chưa xong, nghĩ đến
cái Tết trước mắt, nhiều người đau đáu nao lòng, một bác tên Hòa (SN 19,
quê Hưng Yên) trong đội cưa ở phố Hàng Điếu nói:
"Cả năm được một dịp Tết sum vầy, ai cũng muốn no đủ, để thanh thơi, để
tạm gác lo toan. Nhưng Tết năm nào, cũng thiếu thốn, tiền không có
tiêu, ra năm lại sinh ra nhiều thứ tiền nữa..."



Chỉ
là những người lao động đứng đường thôi nhưng công việc của họ nhiều
chuyện kể ra nước mắt, nhất là dịp Tết, khi áp lực kiếm tiền đè nặng lên
đôi vai. Mỗi đội lao động thuê thường có từ 5-7 người, đều xuất thân
nghèo khó như nhau, lên Hà Nội phần nhiều coi nhau như anh em. Thế
nhưng, mỗi khi có người đến thuê, thuê đủ cả đội thì tốt, còn chỉ thuê
2-3 người là cả đội gần như đánh nhau để giành suất đi.


"Người
trong đội, thương nhau có thật. Chúng tôi cũng đã tuổi trung niên cả,
nhưng nếu chỉ thuê một số người trong đội là anh em lại giành giật nảy
lửa. Cảnh mấy ông già xô nhau tranh việc cũng không hay ho gì nhưng ai
cũng cần việc làm... Có hôm tranh nhau đến ngã ngoài đường, xe tông đến
trật khớp, gãy tay..."
- Một bác tên Dần (SN 1955, quê huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) buồn bã nói


"Chúng
tôi đôi khi tranh nhau việc mà tự hạ giá sức lao động... Chủ thuê ra
giá 500 ngàn, tôi đồng ý, nhưng một bác trong đội muốn đi suất của tôi
lại nói 450 ngàn... Dần dần không có một cái giá cố định, tương đương
với sức lao động mà là cái giá lên, xuống rẻ mạt do chính người đi lao
động chúng tôi mặc cả cho khách đến thuê của mình..."
- bác Cao Trọng (SN 1954, quê Yên Đỉnh, Thanh Hóa) tâm sự


Bác
Trọng, bác Dần cũng cho biết, phần lớn những người trong đội của bác
hơn nửa đời người làm ruộng, quen làm việc nặng, nắng sương thế nhưng
lên thành phố làm thuê cho các công trường, nhà máy hay bốc hàng nhiều
khi tưởng không trụ nổi. Nhiều người đã bỏ cuộc, bắt xe về quê, nhưng
những người như bác còn cả gia đình sau lưng nên cố nai lưng gắng bám
trụ. Thế nhưng, nhiều ngày qua, tiền tiêu gần hết nhưng vẫn chưa có việc
làm.


Tệ hơn, không có việc làm, nhàn rỗi
nhiều người lại tự biến mình thành con nợ hoặc sinh ra thói bê tha. Khi
từ quê bắt xe lên thành phố, hầu hết ai cũng có quyết tâm kiếm tiền. Đặc
biệt, khi dịp Tết cận kề thì suy nghĩ Tết năm nay ăn ngon hay không là
đợi chờ cả vào chuyến đi lên thành phố. Thế nhưng, lên thành phố mới
biết Hà Nội "không như mơ", cuộc sống đắt đỏ, chen chúc, việc làm thì ít
ỏi mà đầy rẫy cám dỗ. Đã không ít người bị rủ rê đi thử vận may đỏ đen,
ném hết tiền lao động bắt bóp vào cờ bạc và trở thành con nợ với số
tiền trăm, tiền triệu, chục triệu đủ cả. Đã thiếu thốn, lại thêm nợ
nần... nghe đến cái Tết, nhiều người thấy nặng nề.


Tệ
hơn nữa, nhiều thanh niên từ việc quyết tâm lao động khi trở thành con
nợ của những trò đỏ đen đã phải đi móc túi, cướp giật. Chỉ định bụng móc
túi 1 lần thôi, nhưng lần sau thiếu thốn lại đi móc tiếp, dần dần sinh
lười lao động... Con số những thanh niên đó không nhiều, nhưng cũng đủ
gây ra nạn trộm cắp ở thành phố. Theo lời những người lao động kể, có
người sửa được tính, có người bây giờ trở thành kẻ tha phương, chui lũi,
sống ngày nào biết ngày đó.


Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet
Đội cưa trên phố Hàng Điếu chờ người đến thuê

Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet
Xếp hàng chờ người đến thuê

Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet
Tưởng chừng một dịp cuối năm lại được tất bật, dốc hết sức để lao động kiếm tiền nhưng không có việc để làm

Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet


Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet
Một đội lao động trên Đường Bưởi

Những người chẳng mong đến Tết  Nhung-nguoi-chang-mong-den-tet

Nếu
như thời điểm này nhà nhà đã sắm sửa tươm tất, chỉ chờ để đón Tết thì
những người trong đội lao động thuê vẫn chưa có gì để về quê ăn Tết

Đến
dịp Tết, đường phố Hà Nội lại xuất hiện nhiều đội lao động thuê chờ đợi
việc. Thường người phải đi tìm việc, còn đây họ phải chờ. Nhiều người
bảo tại sao không về quê mà làm, lên thành phố đứng đường làm gì cho khổ
sở, nhưng không mấy ai biết họ cũng không muốn lên phố lang bạt kiếm
sống, chỉ do ở quê không có việc. Hết mùa màng là dân trong làng lại
nhìn nhau thở dài cho hết ngày.


Ngoài chịu
thương chịu khó, họ còn được gắn với danh "Người thay đổi cảm xúc nhanh
nhất", đang buồn bã, đăm chiêu nhưng hễ có người đến thuê là họ lại hớn
hở, một niềm vui chân thật, phấn khích như thấy ánh sáng lóe lên phía
cuối con đường, khiến ai nhìn vào cũng vui lây cho họ. Cuộc sống vốn
không dễ dàng, những ngày Tết đang cận kề này đối với họ cũng không dễ
dàng gì, nếu có ai đang có mong ước cho người nghèo, hãy ước cho họ có
thêm thật nhiều việc làm.