C5ZONE
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN C5Zone


Bạn nên đăng nhập hoặc đăng ký thì mới xem được những nội dung chính của DIỄN ĐÀN. Việc đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên không tốn phí gì đâu. bạn yên tâm.
Bạn cũng có thể cứ làm khách vẫn xem được một phần nội dung của Diễn đàn, nhưng bị nhiều hạn chế hạn chế ở các chuyên mục như: không xem được ảnh, không nhìn thấy link ...

< /form>< /div>< /div>
C5ZONE
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN C5Zone


Bạn nên đăng nhập hoặc đăng ký thì mới xem được những nội dung chính của DIỄN ĐÀN. Việc đăng nhập hoặc đăng ký làm thành viên không tốn phí gì đâu. bạn yên tâm.
Bạn cũng có thể cứ làm khách vẫn xem được một phần nội dung của Diễn đàn, nhưng bị nhiều hạn chế hạn chế ở các chuyên mục như: không xem được ảnh, không nhìn thấy link ...

< /form>< /div>< /div>
C5ZONE
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

C5ZONELog in

We Share


descriptionSỔ TAY C5ZER HỌC LÀM THƠ EmptySỔ TAY C5ZER HỌC LÀM THƠ

more_horiz
SỔ TAY C5ZER HỌC LÀM THƠ


Đây là phần lý thuyết mang tính tham khảo vì chỉ là gom nhặt từ một số tài liệu, có thể chưa hoàn toàn chính xác và đầy đủ.
Cũng xin các tác giả cho phép được sử dụng một số bài thơ để làm ví dụ.

descriptionSỔ TAY C5ZER HỌC LÀM THƠ EmptyLÝ THUYẾT CƠ BẢN

more_horiz
LÝ THUYẾT CƠ BẢN


I/- Nguyên âm, phụ âm và dấu :
1. Nguyên âm và phụ âm :
Tiếng Việt gồm có 10 nguyên âm (a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y), 2 bán nguyên âm (ă, â), 16 phụ âm đơn (b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, r, s, t, v, x), 9 phụ âm kép (ch, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr) không kể các phụ âm gh, ngh vì chữ h thêm vào chỉ có hình thức mà không đọc.
2. Dấu:
Trong tiếng Việt có: không dấu, huyền (`), sắc (‘), nặng (.), hỏi (?), ngã (~).
II/- Âm :
Âm là gốc của một chữ sau khi bỏ các phụ âm ở đầu chữ và các dấu, được cấu tạo bởi 1 hoặc nhiều chữ cái, bắt đầu bằng một hay nhiều nguyên âm và có thể kết thúc bằng một hay nhiều phụ âm.
Ví dụ :
- Ta, Là, Má, Hạ, Cả, Xã : các chữ này đều mang âm “a” nhưng khác phụ âm đầu và dấu.
- Vương, Trường, Hướng, Lượng, Tưởng, Dưỡng : đều cùng âm “ương” nhưng khác phụ âm đầu và dấu.
III/- Thanh :

Thanh là sự khác nhau trong cách phát âm, cũng là sự khác nhau trong độ cao thấp của một âm.
Thanh được chia thành 2 nhóm : Bằng và Trắc.

1. Bằng: Gồm các chữ không dấu hoặc có dấu huyền

- Phù bình thanh : các chữ không dấu, ví dụ: anh luôn yêu em.
- Trầm bình thanh : các chữ có dấu huyền, ví dụ: đời người buồn nhiều.

2. Trắc : Gồm các chữ có dấu sắc, nặng, hỏi ngã

- Trầm thượng thanh : các chữ có dấu hỏi, ví dụ: giả sử tưởng.
- Phù thượng thanh : các chữ có dấu ngã, ví dụ: sẽ vẫn mãi.
- Trầm khứ thanh : các chữ có dấu nặng, ví dụ: hẹn đợi mộng.
- Trầm nhập thanh: các chữ có dấu nặng mà tận cùng là phụ âm c, ch, p, t. Ví dụ: mật cực ngọt.
- Phù khứ thanh : các chữ có dấu sắc, ví dụ: cứ nhớ đấy.
- Phù nhập thanh: các chữ có dấu sắc mà tận cùng là phụ âm c, ch, p, t. Ví dụ: sắp hết thích.

Nôm na có thể hiểu: các dấu huyền, nặng, hỏi là thanh “trầm”, còn không dấu, dấu sắc và ngã là thanh “bổng”. Trong mỗi câu, ta nên sắp xếp phân bổ các thanh trầm bổng để tạo âm điệu du dương cho bài thơ.

Ví dụ một vài trường hợp các thanh xếp từ thấp đến cao :

- nhạc, nhạng, nhảng, nhàng, nhang, nháng, nhãng, nhác
- thịch, thịnh, thỉnh, thình, thinh, thính, thĩnh, thích
- ngọt, ngọn, ngỏn, ngòn, ngon, ngón, ngõn, ngót
- sập, sậm, sẩm, sầm, sâm, sấm, sẫm, sấp

IV/- Vần (vận) :

Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ.

Những chữ được gọi là vần với nhau khi chúng có cùng âm và chung một nhóm thanh. Ví dụ :
- anh, đành, tranh, hành : vần với nhau.
- ánh, lạnh, bảnh, rãnh : vần với nhau.
Nhưng : anh và ánh thì không vần với nhau.

1. Chính vận : Chính vận là các chữ hoàn toàn có cùng âm và nhóm thanh.

Ví dụ: tình - xinh, lái - hại - trải - mãi ...

2. Thông vận : Thông vận (vần thông) là các chữ có âm đọc gần giống nhau nhưng viết khác nhau.

Ví dụ: hòa - ca, tình - thanh, đầy - tay, bật - tắt, lỗi - tủi ...

* Một số vần thông với nhau :

- Các chữ ă, â đi cùng phụ âm sau nó thì thông vần với nhau. Ví dụ: ăng - âng, ắt - ất ...
- Vần bằng :
a - ơ
e - ê - i
o - ô - u
ơ - ư
ai - ay - ây
ai - oi - ôi - ơi - ươi - ui
ao - eo - êu - iêu - iu - ưu
am - ơm
an - ơn
êm - im
on - un
ăn - ân - uân
en - in - iên - uyên
on - ôn - uôn
ang - ương
ăng - âng - ưng
anh - ênh - inh - oanh - uynh
ong - ông - ung
uông - ương
- Vần trắc :
é - ị
ổ - ũ
ọ - ủa
ỗ - ữa
ạc - ước
ạm - ợm
áo - iễu
ấc - ực
ật - ứt
ĩa - uệ
ít - uyết
ói - ủi
ỗi - ụi
út - uốt
óng – úng

V/ Gieo vần :

1. Cước vận (vần chân) : Cước vận là các vần nằm ở cuối câu, nghĩa là các chữ ở cuối câu vần với nhau. Đa số các thể thơ đều là cước vận.

2. Yêu vận (vần lưng) : Yêu vận là vần được gieo ở giữa câu, nghĩa là chữ cuối của câu trên vần với một chữ nằm ở giữa câu dưới, như thể thơ lục bát, song thất lục bát.

3. Các kiểu gieo vần thông dụng :

- Vần tiếp (liên vận) : chữ cuối của 2 câu liên tiếp vần với nhau và các cặp bằng trắc xen kẽ tiếp nhau. Ví dụ :

Bé làm cô giáo
Dạy chữ cho ba
Đọc nào chữ a
Ngoan cô cho kẹo
Đang dạy nhõng nhẽo
Đòi bế đi chơi
Yêu cô bằng trời
Muốn gì được nấy
(TN)

- Vần chéo (cách vận) : chữ cuối 2 câu cách nhau có vần với nhau. Trong một khổ 4 câu, chữ cuối câu 1 vần với câu 3 và chữ cuối câu 2 vần với câu 4. Ví dụ :

Mưa ơi sao rơi mãi
Mẹ vẫn chưa về mà
Đường làng trơn bước ngại
Lắc lẻo cầu khó qua
(TN)

Hoặc chỉ cần chữ cuối câu 2 và câu 4 vần với nhau. Ví dụ :

Anh có hiểu vầng dương chưa tắt nắng
Mây đã buồn tím ngắt cuối trời xa
Lòng thổn thức bước chân sầu đơn lẻ
Chờ đợi anh góc phố buổi chiều tà
(TN)

- Vần ôm : trong 1 khổ thơ 4 câu, chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối câu 4 và chữ cuối câu 2 vần với chữ cuối câu 3.
Ví dụ :

Những ngày chưa có anh
Tuổi hồn nhiên trong trắng
Như trời mơ ươm nắng
Lẫn trong ngàn mây xanh
(AT)

- Vần 3 tiếng : chữ cuối các câu 1, 2 và 4 của khổ thơ vần với nhau. Ví dụ :

Hiền lành đứng đắn lại bô trai
Giỏi chữ hay văn quả lắm tài
Bút trải vần tiên cài ngõ mận
Thơ lồng tiếng hạc giắt đường mai

descriptionSỔ TAY C5ZER HỌC LÀM THƠ EmptyTHƠ LỤC BÁT

more_horiz
THƠ LỤC BÁT




Nói đến thơ Lục Bát là nói đến một sản phẩm văn hoá tinh thần độc đáo của dân tộc Việt. Hầu hết những người làm thơ đều đã ít nhất một lần làm thơ Lục Bát. Đã có nhiều tác giả trở thành nổi tiếng với những tác phẩm thơ lục bát mà tiêu biểu nhất là Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều, sau này có Nguyễn Bính, Tố Hữu, Huy Cận, Nguyên Sa, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn… cũng đã gặt hái được thành công từ thể thơ Lục Bát.
Thiết nghĩ tìm hiểu đôi điều về thể thơ Lục Bát cũng là điều cần thiết cho cả người làm thơ và công chúng yêu thơ.

1- Thơ Lục Bát là gì?

Thơ Lục Bát là thể văn vần mỗi cặp gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng liên tiếp nhau. Thông thường bài thơ mở đầu bằng câu sáu chữ và kết thúc bằng câu tám chữ.
Một bài thơ Lục Bát thường không bị giới hạn bởi số câu, có thể gồm hai câu nhưng cũng có thể kéo dài tới hàng ngàn câu như Truyện Kiều của Nguyễn Du với 3254 câu (1627 câu lục và 1627 câu bát).

2- Thơ Lục Bát có tự bao giờ?

Người ta đã cất công đi tìm lời giải cho câu hỏi này. Song đáp án vẫn chỉ là những giả thuyết. Bởi Lục Bát xa xưa được lưu truyền tới ngày nay thông qua hình thức truyền miệng nên thật khó có được văn bản Lục Bát đầu tiên.
Nhưng có điều chắc chắn rằng: "Lục Bát là đứa con cưng của tiếng Việt, tiếng Việt đã nuôi lớn Lục Bát; đồng thời chính Lục Bát cũng đã góp phần làm cho tiếng Việt hay hơn, đẹp hơn".

3- Luật thanh trong thơ Lục Bát:

Cũng như thơ Đường luật, thơ Lục Bát tuân thủ quy tắc “nhất, tam, ngũ bất luận; tứ, nhị, lục phân minh”. Nghĩa là các tiếng 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ.

- Câu lục: theo thứ tự tiếng 2-4-6 là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng
- Câu bát: theo thứ tự tiếng 2-4-6-8 là B TB B

Ví dụ 1:

Tôi nghe nẫu cả những chiều
         B            T                  B
Câu thơ ngã xuống đổ xiêu mái chùa.

          B            T               B            B

                                           (Cuốc kêu – Đồng Đức Bốn)

Ví dụ 2:

Nắng chia nửa bãi chiều rồi
            B               T             B

Vườn hoang trinh nữ khép đôirầu.

             B                 T             B       B

                                           (Ngậm ngùi – Huy Cận)

 Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên, còn câu bát lại theo thứ tự T - B - T - B những câu thơ như thế này người ta gọi là Lục Bát biến thể.

Ví dụ:

sáo thì sáo nước trong

      T           T                B
Đừng sáo nước đục đau lòngcon.

           T                 T              B         B
                                                    (Ca dao)

hay:

Con lặn lội bờ sông
          B        T          B
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
             T               B                   T         B
                                                      (Ca dao)

4- Cách gieo vần trong thơ Lục Bát:
* Về vần: Có hai loại vần là vần chính và vần thông.
- Vần chính còn gọi là “vần giầu” hoặc “vần sát” gồm những tiếng cùng một khuôn âm như “ao” với “sao”, “mờ” với “tơ”, “tơ” với “chờ”…

Ví dụ:

Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
                                            (Ca dao)

- Vần thông còn gọi là “vần nghèo” hoặc “vần gượng”, gồm những tiếng hợp nhau về thanh nhưng chỉ tương tự với nhau về âm như “đình” với “cành”, “sen” với “xin”…

Ví dụ:

Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà…


                                             (Ca dao)

* Gieo vần trong thể thơ Lục Bát như sau:
- Chữ cuối của câu lục phải vần với chữ thứ sáu của câu bát tiếp theo.
- Chữ cuối của câu bát phải cùng vần với chữ cuối của câu lục kế tiếp.

Ví dụ:

Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông.
                                     
(Nụ hôn đầu – Trần Dạ Từ)

Trong thể thơ Lục Bát biến thể cách gieo vần cũng không thay đổi, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là TBTB  thì tiếng thứ sáu câu lục trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó.

Ví dụ:

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
                                            (Ca dao) 

 5- Tiểu đối trong thơ Lục Bát:

Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ sáu (hoặc thứ tư) của câu bát với tiếng thứ tám câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đèo cao con suối ngập ngừng
Nắng thoai thoải nắng, chiều lưng lửng chiều.
                                      

                                          (Rừng chiều – Nguyễn Bính)

hay:

Nhà quê có cái giếng đình
Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ.


                                                 (Đồng Đức Bốn)

6- Cách ngắt nhịp trong thơ Lục Bát:

Nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản như câu thơ, khổ thơ, thậm chí đoạn thơ.
Nhịp thơ giúp người nghe, người đọc cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn. Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn là 2/4 (2/2/2, 4/2) hoặc 4/4 (2/2/4, 2/2/2/2, 4/2/2).

Ví dụ:

Trời mưa ướt bụi/ ướt bờ
Ướt cây/ ướt lá/ ai ngờ ướt em
.

                                        (Ca dao)

 

Này chồng/ này mẹ/ này cha
Này là em ruột/ này là em dâu.


                                        (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Nhưng đôi khi để nhấn mạnh hay diễn tả những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột, tâm trạng khác thường, bất định… thì người ta đổi thành nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5…

Ví dụ:

Người quốc sắc/ kẻ thiên tài
Tình trong như đã/ mặt ngoài còn e


                                        (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

 

Buồng không/ lặng ngắt như tờ
Dấu xe ngựa/ đã rêu lờ mờ xanh.


                                          (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

7- Những khuyết điểm thường gặp ở một số bài Lục Bát và cách khắc phục:
Làm một bài thơ Lục Bát thì dễ, nhưng làm một bài thơ Lục Bát hay thì khó vô cùng. Nguyên nhân:
- Thơ Lục Bát là thể thơ có nhiều vần bằng. Theo luật trên thì trong mười bốn chữ của một cặp thơ thì chỉ có 5 chữ là tiếng trắc. Vì vậy, nếu không khéo, bài thơ dễ trở nên nghèo nàn về giai điệu và mang vẻ ê a của những bài vè.
- Diện tích của một cặp thơ quá rộng, trong phạm vi 14 chữ nhà thơ dễ có khuynh hướng kể lể dài dòng. Do đó dẫn tới việc lạm dụng vai trò đẩy đưa của câu lục khiến câu thơ trở thành thừa thãi và bài thơ bị loãng hoặc sử dụng vá víu bốn chữ cuối của câu bát.
Ngoài hai nguyên nhân trên, do đòi hỏi phải gieo cùng vần ở chữ cuối câu bát, chữ cuối câu lục kế tiếp, rồi chữ thứ sáu của câu bát tiếp theo khiến nhiều lúc nhà thơ bị lúng túng trong lúc chọn chữ nên dễ phải chọn chữ gượng gạo để đáp ứng quy luật. Chỉ cần vài ba chữ gượng gạo cũng đủ làm hỏng bài thơ.
Để khắc phục những khuyết điểm trên người làm thơ cần:
- Cố gắng biến câu lục thành một câu độc lập để tránh nguy cơ câu thơ bị thừa thãi.
- Thỉnh thoảng nên dùng tiểu đối trong cả hai câu, đặc biệt là câu bát. Tiểu đối là hình thức đối xứng trong một câu thơ. Theo hình thức này, câu thơ được chia thành hai vế bằng nhau, 3/3 cho câu lục và 4/4 cho câu bát.

Ví dụ:

Mai cốt cách/ tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ/ mười phân vẹn mười.


                                               (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

hoặc:

Vầng trăng ai sẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc/ nửa soi dặm trường.


                                                (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

- Cố gắng cô đọng bài thơ, tránh khuynh hướng kéo dài lê thê.
- Không nên câu nệ quá đáng về vần, vần chính cũng hay mà vần thông cũng tốt miễn là câu thơ trôi chảy tự nhiên không bị gò bó.
- Bài thơ phải gây được cảm xúc cho người đọc.

8- Có nên làm mới thơ Lục Bát?

Làm thơ nói chung, bản chất của nó là công việc sáng tạo. Cho nên đổi mới thơ cũng là điều cần thiết. Điều này đã được thể hiện rõ qua tiến trình phát triển của thơ ca các thời kỳ.
Song đối với các thể thơ như thơ Đường luật, Lục Bát, Song Thất Lục Bát… có quy định niêm luật chặt chẽ nói không nên là chưa hẳn đúng, mà nói nên ta sẽ đứng trước yêu cầu đổi mới như thế nào, đổi mới nội dung hay đổi mới hình thức.
Hiện nay có khá nhiều người dụng công làm mới hình thức thơ Lục Bát bằng cách lên xuống dòng mang tính thủ pháp nhưng cũng có người cố tình lên xuống dòng một cách tuỳ tiện gây phản cảm cho người đọc. Có nhiều người chịu khó tìm tòi sử dụng ngôn từ mới, nhưng cũng không ít người quen sử dụng những từ ngữ sáo mòn… Về nội dung, cũng có rất nhiều người làm thơ đưa những vấn đề mới của đất nước, của thời đại vào thơ, nhưng cũng có người vẫn mải miết với chuyện muôn năm cũ…
Tôn trọng và khuyến khích mọi khả năng sáng tạo là trách nhiệm và lương tâm của toàn xã hội. Đối với thơ Lục Bát, những sáng tạo tích cực luôn được độc giả đón nhận một cách trân trọng.
“Nên hay không nên làm mới thơ Lục Bát?” Câu hỏi này bỏ ngỏ cho người làm thơ Lục Bát cũng như công chúng yêu thơ Lục Bát.

Những năm gần đây, nhiều nhà thơ, nhà văn và những người tâm huyết vơí thơ Lục Bát đã nghĩ tới một ngày nào đó thơ Lục Bát sẽ được công nhận là “Quốc thơ”, sẽ được công nhận là “Di sản văn hoá thế giới”. Như một lẽ tự nhiên, những tâm hồn Việt chân chính luôn ủng hộ ý định này.
Người thực hiện bài viết này chỉ nói lại những điều mà các học giả, các nhà thơ, nhà văn đã nói, đã viết. Hy vọng nâng thêm được phần nào tình yêu của bạn đọc dành cho thơ Lục Bát cũng là thỏa nguyện lắm rồi.

descriptionSỔ TAY C5ZER HỌC LÀM THƠ EmptyRe: SỔ TAY C5ZER HỌC LÀM THƠ

more_horiz
privacy_tip Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum
power_settings_newLogin to reply