(Dân Việt) Đây là câu hỏi mà bà Nguyễn Vân Anh - Chủ tịch Hội đồng sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) bức xúc.


Minh Béo tại sao không bị bắt ở Việt Nam? Best_02e456d410-1-1461809100-minh-beo

Minh Béo


Bà Vân Anh nêu ra những câu hỏi: Liệu rằng dư luận chung muốn Minh Béo bị xử như tại Việt Nam hay tại Mỹ? Phải chăng không ít người cho rằng việc xử lý nghệ sĩ này tại Mỹ là quá nặng? Có tít báo đưa ra: “Minh Béo làm gì để thoát tội?”. Vậy thì tại sao chúng ta lại muốn cho người phạm tội quấy rối tình dục, xâm hại tình dục trẻ em được thoát tội? Tại sao Minh Béo không bị bắt ở Việt Nam mà bị bắt tại Mỹ?. Dù rằng đến bây giờ, hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng này còn đọng lại nhiều dư âm trong lòng khán giả.

“Tôi đặt ra những câu hỏi đó với tư cách của một phụ huynh về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Nếu như một kẻ nào đó xâm phạm đối với con mình, hoặc có nguy cơ xâm hai con mình. Chắc hẳn phụ huynh sẽ rất muốn kẻ đó bị trừng trị để con mình, rộng hơn là những người xung quanh, được an toàn” - bà Vân Anh bày tỏ.

Theo bà Vân Anh, trong thực tế, có nhiều thủ phạm không bị xử lý và bị chuyển sang gọi là dàn xếp dân sự. Đó là việc “mở hầu bao” để không bị truy tố đối với gia đình nạn nhân. Trong một số luật như Luật Lao động có nói về vấn đề quấy rối tình dục, nhưng lại thiếu định nghĩa về quấy rối tình dục. Trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình, có yếu tố, hành động không được phép làm là bạo lực tình dục trong hôn nhân. Tuy nhiên, không chỉ rõ được bạo lực tình dục bao gồm những hành vi nào. Cho nên, trước mắt, công tác phòng ngừa là điều đặc biệt quan trọng.

“Gia đình cần có kiến thức để con cái biết, phòng tránh cho con cái. Đặc biệt khi con cái lớn có ý thức, cần có kỹ năng để con cái tự phòng tránh. Thứ hai là hệ thống giao dục trong nhà trường cần có chương trình giáo dục để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại. Tiếp nữa là vấn đề truyền thông cũng cần phổ biến kiến thức cho nhiều người.

Truyền thông để mọi người hiểu vấn đề bạo lực học đường, quấy rối tình dục, xâm hại tình dục trẻ em cần được giải quyết, cần được phòng tránh. Không phải để tiếp tục tái diễn, hoặc xảy ra những sự vụ khác rồi lại truyền thông đưa tin.

Điều đặc biệt là cần có những chính sách và quan trọng là việc thực thi chính sách. Nếu còn một thủ phạm bị bỏ lọt, được bảo hộ của những quan điểm sai lầm, hay sự cả nể, cho rằng vụ việc nên “chín bỏ làm mười”, điều đó sẽ rất nguy hiểm, tai hại, đồng nghĩa với thông điệp là “Cứ làm bậy đi, mọi chuyện cũng sẽ qua” - bà Vân Anh cho hay.


Mỵ Lương
Theo Danviet